Trung Quốc mưu đồ xây nhà máy điện hạt nhân ở Biển Đông
Trung Quốc phải tôn trọng chủ quyền chính đáng của nước khác, trả lại quần đảo Hoàng Sa và các đảo đá đã chiếm của Việt Nam trên Biển Đông để xứng đáng, không hổ danh với tầm vóc một cường quốc vốn luôn tự xưng là “trỗi dậy hoà bình”, “có trách nhiệm với thế giới”.
Báo Asahi của Nhật Bản ngày 22/4/2016 có báo cáo trích dẫn các nguồn tin từ truyền thông nhà nước Trung Quốc cho biết Bắc Kinh đang tiến gần hơn tới việc hiện thực hoá kế hoạch xây dựng các kết cấu nổi khổng lồ hoặc các nhà máy điện năng hạt nhân để đưa xuống Biển Đông hoạt động trái phép trước năm 2018.
Trung Quốc đang gia tăng sức mạnh bành trướng ở Biển Đông. Ảnh:
Các công trình kiên cố phục vụ mục đích quân sự đang được Trung Quốc ráo riết xây dựng trên Đá Chữ Thập tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam
Theo trang báo của Nhật Bản, Trung Quốc gần đây đã khiến cho dây thần kinh của một số nước, trong đó có Mỹ phải rung chấn vì các hành động xây dựng và đòi hỏi chủ quyền trái phép ở Biển Đông.
Tờ Thời báo Hoàn Cầu, phiên bản điện tử của tờ Nhân dân Nhật Báo – cơ quan phát ngôn của Đảng Cộng Sản Trung Quốc hôm thứ Sáu tuần trước có bài viết nói rằng Trung Quốc đang tiến gần hơn đến kế hoạch xây dựng các kết cấu hạt nhân và sử dụng nó để hỗ trợ các dự án xây dựng (phi pháp – PV) mà Bắc Kinh đã, đang và sẽ tiến hành với Biển Đông.
Trái với những quan ngại, cáo buộc của nước ngoài và cộng đồng quốc tế, Trung Quốc luôn luôn lấp liếm, nguỵ biện cho rằng những dự án, hành động của nước này trên khu vực Biển Đông đều phục vụ mục đích dân sự và bất chấp thực tế là Trung Quốc không có chủ quyền hợp pháp đối với bất cứ hòn đảo, bãi đá nào ở khu vực bởi tận cùng của Trung Quốc kết thúc ở đảo Hải Nam.
1 mô hình kết cấu hạt nhân nổi khổng lồ mà Trung Quốc có thể đang tham vọng triển khai phi pháp ở Biển Đông.
Liu Zhengguo – Tổng giám đốc điều hành Tập đoàn công nghiệp đóng tàu Trung Quốc được tờ Hoàn Cầu dẫn lời cho rằng cơ quan ông ta đang phụ trách chịu trách nhiệm khâu thiết kế và chế tạo các kết cấu nhà máy vận hành bằng năng lượng hạt nhân.
Theo Liu Zhengguo, Tập đoàn công nghiệp đóng tàu Trung Quốc hiện đang thúc đẩy để tiến hành các dự án tham vọng nói trên. “Việc phát triển các cơ cấu nổi htaj nhân đang được tiến hành. Số lượng chính xác cần được xây dựng sẽ phụ thuộc vào yêu cầu và nhu cầu của chính phủ. Nhu cầu hiện nay là khá lớn” – Liu Zhengguo nói.
Video đang HOT
Hoàn Cầu Thời báo cũng đã trích dẫn một báo cáo được Tuần báo an ninh Trung Hoa đăng tải hồi tháng 1/2016 vừa qua trong đó nói rằng mẫu kết cấu nhà máy thử nghiệm đầu tiên cho dự án tham vọng của Bắc Kinh sẽ được hoàn thành trước năm 2018 và đưa vào sử dụng 1 năm sau đó.
Về sự kiện này, Lý Kiệt, một chuyên gia hải quân của Trung Quốc nói rằng các kết cấu như vậy có thể giúp Trung Quốc triển khai các ngọn hải đăng cơ động (trái phép) để thực hiện hỗ trợ các công trình phòng thủ (phi pháp – PV) như sân bay, hải cảng ở các đảo đá trên Biển Đông.
Lí Kiệt nói: ” Thông thường, Trung Quốc phải sử dụng dầu và than đá để vận hành các ngọn hải đăng hay các kết cấu máy móc lớn. Nhưng với các kết cấu năng lượng hạt nhân thì khó khăn này không còn là vấn đề khi chúng hoạt động ở khu vực cái gọi là “Nam Sa” – tức quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam) trên Biển Đông. Khoảng cách giữa cái gọi là Nam Sa và đại lục Trung Quốc là rất lớn nên các kết cấu hạt nhân sẽ có ý nghĩa đáng kể với Trung Quốc”.
Trung Quốc lâu nay vẫn một mực đòi hỏi chủ quyền một cách ngang ngược, phi lý đối với gần như toàn bộ diện tích Biển Đông nơi có tuyến đường vận tải biển thương mại quan trọng nhất nhì thế giới, trị giá mỗi năm 5 ngàn tỉ USD.
Biển Đông cũng được cho là nơi có nguồn lợi thuỷ sản, dầu mỏ, khí đốt cực kỳ phong phú. Trung Quốc những năm gần đây liên tiếp tiến hành các hoạt động san, lấp, xây đảo nhân tạo trái phép trên các bãi đá ngầm, rải san hô trên khu vực quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Trung Quốc nên chấm dứt ý định xây dựng và sử dụng các công trình kết cấu hạt nhân trên khu vực Biển Đông bởi các hành động như vậy vi phạm chủ quyền của Việt Nam, tạo ra mối nguy hại phóng xạ cho toàn bộ khu vực nếu có những biến cố khó lường xảy ra.
Trung Quốc phải tôn trọng chủ quyền chính đáng của nước khác, trả lại quần đảo Hoàng Sa và các đảo đá đã chiếm của Việt Nam trên Biển Đông để xứng đáng, không hổ danh với tầm vóc một cường quốc vốn luôn tự xưng là “trỗi dậy hoà bình”, “có trách nhiệm với thế giới”.
Theo VietTimes
Kỷ niệm 50 năm ngày bắn rơi chiếc máy bay Mỹ thứ 1.000 (29-4-1966 / 29-4-2016): Bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam
Sau trận không quân Mỹ đánh phá cầu Gia Bảy, Tư lệnh Quân chủng Phòng không Không quân Phùng Thế Tài bay trực thăng lên Thái Nguyên làm việc với Bộ tư lệnh quân khu Việt Bắc (nay là Quân khu 1) và lãnh đạo tỉnh Bắc Thái, kiểm tra lại phương án tác chiến, thông qua quyết tâm chiến đấu của Trung đoàn 210 Tân Trào (nay là Lữ đoàn Phòng không 210 Anh hùng quân khu 1).
Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng tư lệnh QĐND Việt Nam Võ Nguyên Giáp thăm Đại đội 1, đoàn Tân Trào (E 210) sau khi đơn vị bắn rơi chiếc máy bay thứ 1.000 trên miền Bắc (29-4-1966)
Ít ngày sau, đơn vị được tăng cường trên một chục đại đội hỏa lực, nâng số trận địa đánh địch lên gần con số 30. Ba mục tiêu bảo vệ lớn: Khu Gang Thép, Mỏ sắt Trại Cau, Nhà máy điện Cao Ngạn và nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ được tổ chức thành 3 cụm phòng không mạnh. Đây là thời cơ lớn để Trung đoàn có một lưới lửa như thiên la địa võng tiêu diệt địch.
Cán bộ cơ quan Trung đoàn xuống trận địa chỉ đạo huấn luyện cho bộ đội theo cách đánh mới: Đưa pháo vào "ôm sát mục tiêu bảo vệ". Riêng pháo 100 ly, ban ngày luyện thành thạo cách đánh trực tiếp, không dùng khí tài ra đa, máy chỉ huy, ban đêm luyện đánh bằng khí tài tổng hợp; hợp đồng cùng quân dân địa phương xây dựng trận địa dự bị và nghi binh, phối hợp đánh địch ở các tầm, các hướng.
Trong lòng "người cầm cờ" của Trung đoàn chỉ nghĩ phải đánh thắng mới bảo vệ được mình, bảo vệ được dân. Niềm tin và trách nhiệm người chiến sĩ được nhân lên. Tư lệnh quân khu Việt Bắc Đàm Quang Trung, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Thái - Lê Hoàng, Chủ tịch UBND tỉnh Doanh Hằng, Bí thư Thành ủy Lê Đình Nhậm cùng các đồng chí lãnh đạo địa phương đến thăm động viên cán bộ chiến sĩ bằng cả tinh thần và vật chất.
Một phi công Mỹ bị bắt sau khi nhảy dù
Tỉnh ủy - UBND tỉnh chính thức đỡ đầu Trung đoàn trong quá trình chiến đấu. Hội đồng phòng không được thành lập, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch hội đồng, Trung đoàn trưởng 210, Chủ tịch UBND tỉnh làm Phó chủ tịch hội đồng. Ty Thương nghiệp tỉnh cấp gần 1.000 tấm vải mưa, Công ty Gang Thép dành nhiều đường sữa và thực phẩm, đồng thời xây dựng tặng sở chỉ huy Trung đoàn bằng bê tông cốt thép.
Nghe theo tiếng gọi của Đảng và Bác Hồ "chia lửa với miền Nam ruột thịt", cả miền Bắc bừng lên quyết tâm bắn rơi tại chỗ chiếc máy bay Mỹ thứ 1.000. Ngày 28-4-1966, quân dân đảo Bạch Long Vĩ bắn rơi chiếc A4, đưa số máy bay Mỹ bị tiêu diệt lên 998, tạo thời cơ cho các đơn vị, các địa phương lập chiến công đặc biệt. Tham mưu trưởng Nguyễn Sinh - nguyên Đại đội trưởng 827 pháo cao xạ - Tô Vĩnh Diện - Điện Biên Phủ, điện cho các vọng quan sát ở Đèo Khế, Phú Lương, Võ Nhai, Tam Đảo... túc trực nghiêm túc, báo cáo kịp thời 24/24 tiếng.
Sáu đại đội pháo 100 ly và các đại đội pháo tầm thấp đều được điều chuyển tới vị trí mới. 16h ngày 28-4, sở chỉ huy Quân chủng lệnh cho 210 vào cấp 1, Trung đoàn trưởng Nguyễn Luân đề nghị:
- Khi có tình huống, tôi và Chính ủy Đắc Thái lên nóc hầm Chỉ huy đánh máy bay bay thấp; Trung đoàn phó, Phó chính ủy và Tham mưu trưởng ở dưới điều hành đánh địch theo thông báo của ra đa tình báo cấp trên.
- Lệnh cho các trận địa không tự động bắn máy bay trinh sát.
14h23 ngày 29-4 các vọng quan sát cùng lúc báo cáo hàng chục máy bay địch đang lởn vởn vòng ngoài. Cả thành phố sẵn sàng, sục sôi.
14h26, 2 vọng quan sát phát hiện tốp 80 đang vòng từ hướng Bắc về Đông Bắc, Đỗ Văn Vượng - trưởng vọng quan sát Tam Đảo dồn dập báo về: 4F 105, độ cao 500, góc phương vị... Ba trinh sát đứng ở các hướng trên nóc hầm cùng lúc báo cáo: mục tiêu hướng Đông Bắc, góc phương vị...
Trung đoàn trưởng dùng máy bộ đàm 2 wát hạ lệnh cho từng đại đội hướng chính. Chỉ huy các trận địa vừa dứt tiếng "Rõ!" thì tốp đầu 2 chiếc F105 lợi dụng mù khô vượt qua dãy núi Linh Nham, lao xuống Trại Cau.
Các trận địa 14 ly 5, 37, 57 bám riết, buộc chúng phải cơ động quẳng vội bom tứ tung. Tất cả hỏa lực lại dồn vào tốp thứ hai. Bầu trời chớp lửa, mặt đất rung chuyển tiếng đạn pháo, tiếng bom nổ. Chiếc F105 - thần sấm bay thứ hai bị trúng loạt đạn pháo 100 ly ở trận địa Quang Vinh - Đại đội 103, do Đại đội trưởng Mai Viết Uyển chỉ huy, khi nó đang cất cao chiếm đỉnh bổ nhào đánh vào nhà máy điện Cao Ngạn. Từ độ cao 8000m, máy bay giặc bốc lửa, phụt ra đụn khói đen kịt, lao xuống xã Vân Lăng (huyện Đồng Hỷ). Đây là chiếc thứ 999 bị hạ vào lúc 15h9.
Tốp 79 vội mở đợt công kích mới, chúng vẫn bay thấp lẻn vào từ dãy Linh Nham rồi vòng xuống phía Nam, đột ngột quay ngoặt vào khu Gang Thép. Lưới lửa dân quân các xã, tự vệ Gang Thép hất chúng lên cao, các đơn vị pháo từ các hướng đồng loạt nhả đạn.
Ở trận địa Đại đội 101 đồi Tiến Lập - nay là phường Tân Lập thành phố Thái Nguyên chốt ở phía Bắc ga Lưu Xá 600m, Đại đội phó Nguyễn Văn Hữu, chính trị viên Nguyễn Quang Thịnh chỉ huy, cùng quả quyết: "Địch sẽ từ hướng cũ đột nhập vào mục tiêu, tất phải lập lại đỉnh bổ nhào như tốp trước". Chiếc F105 dẫn đầu tốp 6 chiếc vừa lấy độ cao, chiếm đỉnh bổ nhào. Hai loạt đạn đầu nổ chụm nhưng vọt phía trước, 6 quả bom rơi gần trận địa.
Máy bay Mỹ bị bắn rơi tại miền Bắc
Nhờ những chiếc mũ rơm ốp ngoài mũ sắt, áo giáp rơm do dân quân và các cháu học sinh làm tặng, các chiến sĩ ta an toàn. Đại đội phó Nguyễn Văn Hữu lệnh cho cắt ngòi nổ giảm 5 chỉ số. Các pháo thủ nhằm vào chiếc thứ hai. Loạt đạn hiệu chỉnh đã thiêu cháy chiếc thần sấm F105. Thân hình nó biến thành bó đuốc khổng lồ giữa bầu trời thành phố Thái Nguyên, rồi đâm nhào xuống làng Chùa, xã Tức Tranh (huyện Phú Lương), chỉ cách xã Bộc Nhiêu - nơi ra đời Trung đoàn pháo cao xạ 367 đầu tiên trong kháng chiến chống Pháp trên chục cây số. Những chiếc bay sau hốt hoảng trút bom tháo chạy.
Bầu trời Thái Nguyên lại trong xanh. Ống khói lò cao khu Gang Thép, nhà máy điện Cao Ngạn vẫn nhả khói như reo mừng chiến thắng. Đó là chiếc máy bay Mỹ thứ 1.000 bị quân dân ta bắn rơi trên miền Bắc, vào lúc 15h22 chiều ngày 29-4-1966. Ngay trong đêm, Tư lệnh Phòng không - không quân, Tư lệnh Quân khu Việt Bắc gửi điện biểu dương và gửi quà tặng cán bộ chiến sĩ Trung đoàn 210. Bác Hồ quyết định thưởng Huân chương Quân công và gửi tặng lẵng hoa của Người, Bộ tổng tư lệnh QĐND Việt Nam gửi điện khen các LLVTND tỉnh Bắc Thái.
Bắn rơi 1.000 máy bay Mỹ trên miền Bắc, quân và dân ta đã tiêu diệt một lực lượng bằng tổng số máy bay của không quân Mỹ ở Đông Nam Á (1). Mỹ muốn miền Bắc Việt Nam trở lại thời kỳ đồ đá nhưng quân dân ta, dưới sự lãnh đạo thiên tài của Đảng và Bác Hồ, đã cho họ thấy bề dày lịch sử của một dân tộc giàu truyền thống đoàn kết chống giặc ngoại xâm, hun đúc nên bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam.
(1) Ký sự lịch sử Phòng không - không quân - tập 3 - Bộ TLPKKQ xuất bản 1982 - trang 179.
Theo_An ninh thủ đô
Toàn Syria bất ngờ chìm trong bóng tối vì bị mất điện Hãng Sputnik (Nga) ngày 3-3 dẫn nguồn tin từ Bộ Năng lượng Syria cho biết, những kẻ khủng bố đã làm hư hại nhà máy điện trên địa bàn tỉnh Hama, khiến nước này chìm trong bóng tối vì bị mất điện. Mất điện xảy ra trên khắp đất nước Syria ngày 3-3 Một quan chức thuộc Bộ năng lượng Syria nói với...