Trung Quốc mưu đồ độc chiếm toàn bộ Biển Đông vào 2020
Theo TS. Nguyễn Hùng Sơn – Phó Viện trưởng Viện Biển Đông (Bộ Ngoại giao), TQ đã có những biện pháp để thực thi yêu sách của mình một cách có hệ thống và có sự chỉ đạo nhất quán từ cấp cao nhất của TQ.
TQ đã cùng với ASEAN ký tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông DOC, cam kết cùng ASEAN xây dựng bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông COC, cam kết và tuyên bố cam kết song phương với các bên tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông. Trong đó các cam kết đều nhấn mạnh các bên không có những hành động đơn phương nhằm làm phức tạp thêm tình hình tại Biển Đông.
Thực tế những gì diễn ra tại Biển Đông kể từ 2009, thời điểm TQ chính thức đưa tuyên bố gọi là “đường đứt đoạn” lên LHQ đã cho thấy một thực tế khác hẳn so với những gì mà TQ đã tuyên bố.
Những vụ gây hấn khiêu khích, thậm chí là đụng độ trên Biển Đông diễn ra ở nhiều cấp độ khác nhau nhưng cho thấy một thực tế: TQ không từ bỏ âm mưu độc chiếm Biển Đông và quyết tâm thay đổi thực trạng trên Biển Đông.
Sự gây hấn của TQ trong 4 năm qua đang có xu hướng mở rộng táo tợn và liều lĩnh hơn. Điều này đã cho thấy rõ mưu đồ độc chiếm Biển Đông của TQ và từng bước leo thang để thực hiện hóa yêu sách “đường lưỡi bò” phi pháp.
Mức độ quân sự hóa trên Biển Đông cao
Kể từ 2009 đến nay, có rất nhiều vụ việc mà đa phần TQ đơn phương gây hấn.Theo dõi những diễn biến, ông có bình luận gì về hành động đơn phương của TQ?
TS. Nguyễn Hùng Sơn – Phó Viện trưởng Viện Biển Đông (Bộ Ngoại giao): Từ 2009 đến nay, tôi thấy TQ đã có những biện pháp để thực thi yêu sách của mình một cách có hệ thống và có sự chỉ đạo nhất quán từ cấp cao nhất của TQ. Các biện pháp rất mạnh mẽ hiện thực hóa như thành lập thành phố Tam Sa và các đơn vị quân đồn trú ở thành phố này một cách trái phép.
TQ cũng gia tăng nhiều tàu thuyền, đóng mới rất nhiều tàu thuyền, tiến hành cái gọi là tuần tra ở trên Biển Đông rất thường xuyên. Một số học giả đã đánh giá rằng, mục tiêu thật sự của TQ đó là biến TQ thành 1 cường quốc biển và đặc biệt là vào 2020, khi mà TQ kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng cộng sản của TQ thì TQ muốn độc chiếm toàn bộ Biển Đông.
TQ đã gây hấn với tất cả các quốc gia tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông, từ VN, Malaysia, Philippines…, có những điểm rất xa đảo Hải Nam trên Biển Đông. Tại sao lại diễn ra thực tế như vậy?
Không những số lượng các vụ việc TQ gây hấn với các quốc gia có tuyên bố chủ quyền Biển Đông mà mức độ nghiêm trọng ngày một tăng lên, phạm vi địa lý của các vụ việc cũng ngày một tăng lên. Không còn là các vụ việc ở quần đảo Hoàng Sa nữa mà ngày càng tiến xa xuống phía Nam và ngày càng tiến gần bờ biển của các quốc gia có liên quan.
Theo dõi các vụ trên Biển Đông cũng có thể thấy mức độ quân sự hóa mà TQ gây ra ngày càng cao, TQ ngày càng sử dụng các lực lượng quân sự và bán quân sự. Một điều hết sức quan trọng là sự vi phạm luật pháp quốc tế các vụ việc mà TQ gây ra ngày càng tăng lên, tức có sự coi thường ngày càng cao đối với hiệu lực của luật pháp quốc tế.
Video đang HOT
Tàu Kiểm ngư Việt Nam bị tàu của TQ đâm. Ảnh: Cục Kiểm ngư Việt Nam
TQ hành xử ngang ngược, như thể Biển Đông là cái ao của họ. Họ tuyên bố đơn phương, rồi tấn công rồi gây hấn ở tất cả những nơi họ tuyên bố chủ quyền cho dù chủ quyền đó không được ai công nhận. Trong thế giới văn minh, TQ không thể nào hành xử đơn phương và ngang ngược như vậy, bất chấp luật pháp quốc tế và cộng đồng quốc tế?
Các học giả, các nhà quan sát trên thế giới đang bày tỏ lo ngại hành vi ứng xử của TQ trên Biển Đông. Người ta cho rằng, đây đang là kỷ nguyên của biển cả và vì vậy cho nên tất cả các quốc gia đều phải dựa trên Công ước quốc tế để đảm bảo trật tự, một sự ổn định trên biển. Vậy mà TQ đã hành xử một cách rất thiếu cơ sở pháp lý như vậy.
Người ta đặt vấn đề rằng, vậy nguyên tắc căn bản để giữ cho cái trật tự đó trên biển liệu có được bảo đảm hay không? Và lo ngại với hành xử của TQ thì tự do an toàn hàng hải sẽ bị xâm phạm và điều đó ảnh hưởng đến trật tự thế giới.
Biển Đông – kết thúc của trỗi dậy hòa bình?
Các nước cho rằng, sự việc giàn khoan 981 là một dấu mốc mới trong quá trình thực hiện hóa mưu đồ kiểm soát Biển Đông của TQ. Hành động này nhằm gửi tới thế giới một thông điệp đầy khiêu khích của giới lãnh đạo TQ, đó là họ sẽ đơn phương khẳng định chủ quyền đối với hầu hết diện tích trên Biển Đông.
Trong bài viết mang tên “Các chiến lược của Bắc Kinh: Sự củng cố và khiêu khích” đăng trên trang mạng Diễn đàn Đông Á, học giả Gregory Poling – thuộc Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế CSIS (Mỹ) cho rằng, chiến lược của Bắc Kinh ở Biển Đông có 2 phần.
Một mặt nhằm tăng cường xây dựng lực lượng giám sát biển trong khu vực, củng cố khả năng đánh chiếm của các lực lượng này, mặt khác các tàu thuyền của TQ cũng gia tăng các hoạt động nhằm khẳng định yêu sách chủ quyền đối với “đường 9 đoạn”, khiêu khích các bên có tuyên bố chủ quyền ở trong khu vực này.
Theo đó, kể từ khi công bố tấm bản đồ “đường 9 đoạn” TQ đã gia tăng đáng kể quy mô của hạm đội hàng hải tại Biển Đông.
Theo Vietnamnet
Trung Quốc âm mưu biến các đảo ở Trường Sa thành căn cứ quân sự
Tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) trong một báo cáo ngày 8.6 đã tiết lộ rằng chính quyền Trung Quốc đang xem xét kế hoạch xây dựng một hòn đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam để làm căn cứ quân sự.
Một công trình xây dựng trái phép của Trung Quốc ở bãi đá Gạc Ma trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: AP
Trung Quốc thay đổi chiến thuật
Theo đó, kế hoạch xây dựng ở Đá Chữ Thập (một bãi san hô mà Trung Quốc đã chiếm của Việt Nam hồi năm 1988), nếu được chấp thuận, sẽ biến nơi đây thành một hòn đảo nhân tạo có sân bay, cảng biển.
Theo các chuyên gia Trung Quốc, đây là một dấu hiệu nữa cho thấy sự thay đổi về chiến thuật của Trung Quốc trong việc đòi hỏi yêu sách vô lý lâu nay ở Biển Đông.
Đây được xem là một việc làm nguy hiểm và đầy mưu đồ để Trung Quốc tuyên bố vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở Biển Đông.
Hiện đề nghị xây dựng một hòn đảo nhân tạo ở Đá Chữ Thập (tên quốc tế là Fiery Cross Reef) đã được đệ trình lên chính phủ Trung Quốc và theo kế hoạch, hòn đảo nhân tạo sẽ có diện tích gấp đôi căn cứ quân sự Diego Garcia của Mỹ - một hòn đảo san hô diện tích 44km 2 ở Ấn Độ Dương, theo giáo sư Jin Canrong chuyên về quan hệ quốc tế tại Đại học Nhân dân Trung Quốc.
Thời gian gần đây, Trung Quốc đã cho xây dựng một số cơ sở ở Đá Chữ Thập, trong đó có một trạm quan sát.
Chuyên gia Li Jie đến từ Viện Nghiên cứu hải quân Trung Quốc cho biết hòn đảo nhân tạo sẽ bao gồm một đường băng và một cảng biển. Sau khi được mở rộng, hòn đảo này sẽ tiếp tục là nơi đặt đài quan sát và là căn cứ hỗ trợ và tiếp tế các thiết bị quân sự, theo ông Li.
Trong khi đó, một quan chức quân đội Trung Quốc đã nghỉ hưu đề nghị giấu tên nhận định rằng việc xây dựng một đường băng ở Đá Chữ Thập sẽ cho phép Bắc Kinh có bước chuẩn bị tốt hơn trong việc thành lập một khu vực ADIZ trên Biển Đông.
Hồi tháng 12 năm ngoái, Trung Quốc đã tuyên bố thành lập khu vực ADIZ ở Biển Hoa Đông khiến nhiều nước Đông Nam Á lo ngại một khu vực ADIZ tương tự có thể sẽ được Bắc Kinh thành lập ở Biển Đông.
Còn theo ông Alexander Neill, một đại biểu tham dự Đối thoại Shangri-La 13 tại Singapore vừa diễn ra cách đây không lâu cho rằng Đá Chữ Thập nằm gần các tuyến đường biển và có thể trở thành một căn cứ hải quân chiến lược.
Giáo sư Jin cho hay việc cân nhắc có xây dựng đảo nhân tạo ở Đá Chữ Thập cũng như cách thức thực hiện sẽ phụ thuộc phần lớn vào tiến độ công trình cải tạo tại bãi đá Gạc Ma (cũng thuộc sở hữu của Việt Nam và do Trung Quốc chiếm hồi năm 1988).
Hồi tháng trước, Philippines đã lên tiếng phản đối các hoạt động cải tạo bãi đã Gạc Ma của Trung Quốc.
Kế hoạch được vạch ra từ hàng chục năm trước
Hồi cuối tháng 5, truyền thông Trung Quốc đã râm ran về kế hoạch xây dựng một hòn đảo nhân tạo ở Biển Đông. Thời báo Hoàn cầu trích dẫn một báo cáo đăng tải trên trang web của công ty đóng tàu NDRI Engineering cho biết hòn đảo nhân tạo có thể sẽ bao gồm một đường băng và một bến tàu có khả năng nhận các tàu 5.000 tấn.
Bà Zhang Jie, một chuyên gia về an ninh khu vực tại Học viện Khoa học xã hội Trung Quốc, cho biết chính quyền Bắc Kinh từ lâu đã nghiên cứu việc cải tạo các đảo đá. Các viện nghiên cứu và các công ty đã tiến hành soạn thảo những thiết kế khác nhau trong thập kỷ qua, và bản thân bà Zhang cũng đã tham gia thảo luận về chương trình này.
Sơ đồ xây dựng của Trung Quốc ở bãi đá Gạc Ma (Johnson South Reef) thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: SCMP
"Trung Quốc có khả năng xây dựng một hòn đảo nhân tạo từ nhiều năm trước đây, nhưng đã không làm điều đó vì không muốn gây ra quá nhiều tranh cãi", bà Zhang nói.
Tuy nhiên theo bà Zhang, trong năm nay đã xảy ra nhiều sự kiện mang tính "bước ngoặt" như việc Bắc Kinh đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
"Việc xây dựng một hòn đảo nhân tạo có thể cung cấp vật tư cho các tàu và giàn khoan ở gần đó, nhưng điều này cũng sẽ gây ra tác động tiêu cực nghiêm trọng ở khu vực", bà Zhang thừa nhận, đồng thời khẳng định động thái như vậy sẽ làm các nước láng giềng mất lòng tin sâu sắc vào Trung Quốc và gây ra sự mất ổn định trong khu vực.
Hiện Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng Trung Quốc chưa hề đưa ra bình luận gì về kế hoạch này.
Theo Một Thế Giới
Sóng Biển Đông và sóng diễn đàn Qua diễn đàn đối thoại Shangri-La vừa qua, Trung Quốc đã tự làm xấu đi hình ảnh của họ trên trường quốc tế. 1. Đoàn cán bộ Quốc phòng, Quốc hội và học giả của Trung Quốc gồm 11 người dự Diễn đàn an ninh Châu ÁThái Bình Dương lần thứ 13 tại Singapore do Trung tướng, Phó tổng Tham mưu trưởng Quân...