Trung Quốc muốn viện trợ cho Afghanistan để làm gì?
Các nguồn tin Afghanistan tiết lộ Trung Quốc (TQ) ngỏ ý tăng cường viện trợ quân sự cho Afghanistan đánh Taliban với trị giá viện trợ 73 triệu USD.
Báo Wall Street Journal cho biết đề nghị trên được đưa ra trong chuyến thăm cấp cao hiếm hoi của tướng Phòng Phong Huy, Tổng tham mưu trưởng quân đội TQ, hồi cuối tháng trước.
Trong buổi yết kiến Tổng thống Ashraf Ghani, tướng Phòng Phong Huy bày tỏ hy vọng TQ có thể tăng cường hợp tác với Afghanistan về an ninh và chống khủng bố. Đề nghị đó rõ ràng bao gồm triển vọng tiếp nhận viện trợ quân sự từ Bắc Kinh.
Ông Mohammad Radmanish, phó phát ngôn Bộ Quốc phòng Afghanistan, nói vớiWall Street Journal rằng tính chất chính xác của khoản viện trợ trên chưa được xác định, tuy nhiên một ủy ban của chính phủ đã được giao nhiệm vụ lập danh sách đề nghị có thể bao gồm vũ khí hạng nhẹ, phụ tùng máy bay và quân phục.
Trong lịch sử, TQ chỉ giới hạn viện trợ cho Afghanistan trong khuôn khổ viện trợ nhân đạo và kinh tế ở mức độ khiêm tốn. Khi TQ bắt đầu ngỏ lời cung cấp viện trợ quân sự như trong cuộc gặp mùa hè năm ngoái giữa Tổng thống Ashraf Ghani và Chủ tịch Tập Cận Bình, phía Bắc Kinh cũng chỉ nói đến viện trợ trong phạm vi huấn luyện và tiếp tế.
Video đang HOT
Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (Thụy Điển) ghi nhận không có bất kỳ thỏa thuận vũ khí lớn nào của TQ với Afghanistan từ năm 2001. Dù vậy, theo chuyên san The Diplomat (Nhật), điều này không có nghĩa TQ không quan tâm đến Afghanistan.
Tình trạng bất ổn ngày một nghiêm trọng và sự trỗi dậy của Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng là các tác nhân thúc ép Bắc Kinh thể hiện vai trò chủ động hơn ở Afghanistan. Nguyên do vì TQ lo ngại Afghanistan trở thành nơi trú ẩn an toàn của các nhóm chiến binh người dân tộc Duy Ngô Nhĩ vốn tìm cách tổ chức tấn công bên trong TQ nhằm theo đuổi giấc mơ độc lập cho Tân Cương.
Tân Hoa xã đưa tin ngày 10-3 vừa qua, tại cuộc thảo luận tổ với các đại biểu khu tự trị Tân Cương bên lề kỳ họp thường niên của Quốc hội ở Bắc Kinh, Thủ tướng TQ Lý Khắc Cường đã nhắc nhở Tân Cương có tầm quan trọng chiến lược đối với tình hình chung và kêu gọi các đại biểu Tân Cương thúc đẩy địa phương phát triển nhằm củng cố nền tảng ổn định lâu dài.
Ngay cả nếu bạo lực từ Afghanistan không lan sang TQ thì cũng có thể đe dọa dự án “Con đường tơ lụa” của TQ. Báo Wall Street Journal dẫn lời ông Barnett Rubin, nguyên cố vấn về Afghanistan của Bộ Ngoại giao Mỹ, chuyên gia cao cấp tại ĐH New York, nhận định: “TQ xem an ninh và ổn định của Afghanistan là quan trọng với an ninh nội địa lẫn tăng trưởng kinh tế TQ”.
Cho đến nay, chiến lược của TQ nhằm bảo đảm ổn định lâu dài ở Afghanistan là vận dụng ảnh hưởng ngoại giao qua đàm phán bốn bên (Afghanistan, Pakistan, TQ và Mỹ) về tiến trình hòa bình giữa chính phủ Afghanistan với Taliban. Tuy nhiên, hòa đàm đến nay vẫn chưa thành công.
Lời ngỏ cung cấp viện trợ quân sự cho Kabul mà tướng Phòng Phong Huy vừa đưa ra có thể là cách Bắc Kinh phản ứng với tình hình nỗ lực ngoại giao thiếu tiến triển.
Khi nói đến vấn đề chống khủng bố ở nước ngoài, “sách” của TQ là giúp tăng cường năng lực nội tại của các nước có rủi ro. Theo The Diplomat , riêng với Afghanistan, TQ sẽ phải nỗ lực duy trì sự cân bằng mong manh, nếu không khoản viện trợ cho Kabul có thể phá hỏng quan hệ giữa Bắc Kinh với Taliban và đe dọa tiến trình đàm phán hòa bình không mấy suôn sẻ hiện nay.
HUY NGUYỄN
Theo_PLO
Mỹ tăng cường kho vũ khí hạt nhân với tốc độ chưa từng thấy
Giám đốc Cơ quan chống phổ biến vũ khí hạt nhân và kiểm soát vũ khí thuộc Bộ Ngoại giao Nga cho rằng Mỹ đang tăng cường kho vũ khí hạt nhân với tốc độ chưa từng thấy.
Máy bay ném bom của quân đội Mỹ.
Ngày 11/3, Giám đốc Cơ quan chống phổ biến vũ khí hạt nhân và kiểm soát vũ khí thuộc Bộ Ngoại giao Nga, ông Mikhail Ulyanov cho rằng Mỹ đang tăng cường kho vũ khí hạt nhân với tốc độ chưa từng thấy.
Báo Kommersant của Nga dẫn lời ông Ulyanov nói rằng mặc dù không có quy định về việc ngăn chặn các nước nâng cấp năng lực hạt nhân, song những hành động của Mỹ là "đáng lưu ý".
Theo ông Ulyanov, Mỹ đang chế tạo các máy bay ném bom mới, tàu ngầm và tên lửa đạn đạo liên lục địa - được gọi là bộ ba hạt nhân - để củng cố năng lực tấn công bằng tên lửa với một quy mô chưa từng thấy dưới thời các chính phủ tiền nhiệm ở Mỹ. Ông nhấn mạnh rằng hành động đó của Mỹ đang đi ngược lại cam kết trước đó về cắt giảm vũ khí hạt nhân.
Hồi tháng 4/2009, Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố chính quyền Washington sẽ nỗ lực hướng tới một thế giới không vũ khí hạt nhân.
Theo Báo Tin tức
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-Un ra lệnh tăng cường thử hạt nhân Theo hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA), lãnh đạo Kim Jong-un đã trực tiếp thị sát một cuộc phóng thử tên lửa và ra lệnh cải thiện khả năng tấn công hạt nhân bằng cách tiếp tục tiến hành các cuộc thử nghiệm khác. KCNA không nói rõ cuộc thử nghiệm trên diễn ra khi nào, tuy nhiên ám chỉ 2...