Trung Quốc muốn trở thành trung tâm tư pháp xử lý tranh chấp trên biển
Trung Quốc sẽ thành lập trung tâm pháp lý quốc tế về hàng hải được cho là để bảo vệ quyền và chủ quyền trên biển của nước này, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Trung Quốc Chu Cường cho hay ngày 13.3.
Biển Hoa Đông, nơi có tranh chấp giữa Trung Quốc và Nhật – Ảnh: Reuters
Báo cáo trước Quốc hội Trung Quốc, ông Chu Cường cho rằng tòa án khắp Trung Quốc sẽ cùng nhau thực hiện một nhiệm vụ chiến lược quốc gia, đó là phát triển Trung Quốc thành một “cường quốc về hàng hải” và là trung tâm xử lý các vấn đề liên quan đến hàng hải quốc tế, theo Reuters.
“Chúng ta phải kiên quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia, các quyền hàng hải và lợi ích cốt lõi khác của Trung Quốc”, ông Chu Cường phát biểu trong cuộc họp thường niên của Quốc hội. “Chúng ta phải cải thiện công tác của tòa án về lĩnh vực hàng hải và xây dựng một trung tâm tư pháp hàng hải quốc tế (ngay tại Trung Quốc)”, Chánh án Chu nói tiếp.
Tuy nhiên ông Chu không cho biết thêm chi tiết về trung tâm này, vì vậy không rõ khi nào và ở đâu trung tâm tư pháp này có thể được thành lập và tiếp nhận xử lý những loại tranh chấp hay vụ án gì liên quan đến hàng hải như tranh chấp thương mại trên biển, tai nạn tàu bè hay lãnh thổ.
Video đang HOT
Trung Quốc đang có tranh chấp nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư không có người ở với Nhật Bản ở biển Hoa Đông. Bắc Kinh cũng đòi hỏi chủ quyền vô lý đối với đảo, nhóm đảo ở Biển Đông, nơi có nhiều quốc gia cũng tuyên bố chủ quyền như Malaysia, Việt Nam, Philippines và Brunei.
Tuy nhiên, ông Chu cho biết tòa án các cấp của Trung Quốc hồi năm 2015 đã xử lý hơn 16.000 vụ tranh chấp liên quan đến hàng hải, được xem là nhiều nhất trên thế giới. Ông Chu cũng cho rằng Trung Quốc có số lượng tòa án hàng hải nhiều nhất thế giới, nhưng không thấy ông ta nêu số lượng là bao nhiêu.
Chánh án Chu đương cử một vụ tranh chấp hồi năm 2014 được tòa án Trung Quốc xử lý. Đó là vụ va chạm giữa 1 tàu đánh cá Trung Quốc và 1 tàu chở hàng mang cờ Panama ở vùng biển gần đảo tranh chấp với Nhật Bản ở biển Hoa Đông.
Vụ việc kết thúc thông qua thương lượng hòa giải mà ông Chu tự cho rằng kết quả của vụ tranh chấp đã cho thấy “thẩm quyền của Trung Quốc” đối với những tranh chấp ở khu vực này.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Nhật nỗ lực bảo vệ hàng hải khu vực
Các nước ASEAN có vai trò cực kỳ quan trọng vì nằm dọc tuyến đường biển chủ chốt của Nhật Bản và sự ổn định khu vực ảnh hưởng lớn tới quốc gia này.
Hai khu trục hạm Nhật cùng tàu Philippines (giữa) trong một lần diễn tập chung trên Biển Đông - Ảnh: Stars and Stripes
Đó là khẳng định do Bộ Ngoại giao Nhật Bản đưa ra trong Sách trắng về hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) mới nhất của nước này công bố ngày 11.3.
Theo Kyodo News, tuyến đường biển trải dài từ eo biển Malacca đến Biển Đông được Tokyo xem là tuyến hàng hải quan trọng chiến lược đối với nhập khẩu dầu và nhiều mặt hàng khác của Nhật. Ngoài vị trí nằm dọc tuyến đường biển này, các nước ASEAN là đối tác cực kỳ quan trọng với Nhật về phương diện chính trị lẫn kinh tế vì có quan hệ giao thương gắn kết và là nơi hoạt động của nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ của Nhật. Vì thế, Sách trắng nhận định: "Sự ổn định và phát triển của khu vực Đông Nam Á sẽ có ảnh hưởng đối với an toàn và sự phồn thịnh của Nhật".
Văn kiện này nhấn mạnh sự hỗ trợ của Nhật Bản dành cho ASEAN thông qua ODA sẽ bao gồm phát triển cơ sở hạ tầng, đẩy mạnh tinh thần thượng tôn pháp luật, an toàn hàng hải... Tokyo sẽ thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng chất lượng cao, góp phần giúp tạo việc làm và chào mời công nghệ cho người dân ASEAN. Theo đó, cùng với Ngân hàng Phát triển châu Á, Nhật Bản sẽ mở rộng tổng vốn đầu tư vào các quốc gia khu vực lên khoảng 110 tỉ USD từ đây tới năm 2020, tăng 30% so với mức hiện nay.
Năm ngoái, Nhật Bản thông qua Hiến chương hợp tác phát triển ODA mới, trong đó cho phép nước này chuyển giao thiết bị quân sự với mục đích phi quân sự như cứu hộ, ứng phó thiên tai... Trên cơ sở này, tờ The Japan Times dẫn lời giới chuyên gia dự đoán tương lai của chương trình ODA có thể đặt nền tảng cho việc xuất khẩu vũ khí sang Đông Nam Á, đặc biệt là những loại khí tài hỗ trợ xây dựng khả năng bảo vệ an ninh biển.
Thực tế, Nhật cũng đang hỗ trợ một số thành viên ASEAN củng cố năng lực quốc phòng qua nhiều kênh khác nhau. Bằng chứng mới nhất là chính quyền Tokyo đồng ý cho Philippines thuê 5 máy bay huấn luyện quân sự TC-90 để tuần tra Biển Đông, khiến Trung Quốc "khó chịu". Trong cuộc họp báo hôm 10.3, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi tuyên bố Bắc Kinh đang trong tình trạng cảnh giác cao độ đối với động thái nói trên và lên giọng yêu cầu Tokyo "hành động cẩn thận thay vì làm phức tạp tình hình, gây nguy hiểm cho hòa bình và ổn định khu vực".
Trong khi đó, tờ Stars and Stripes hôm qua 11.3 dẫn lời chuyên gia Tetsuo Kotani tại Viện Nghiên cứu quốc tế Nhật Bản cảnh báo rằng kế hoạch xây đảo nhân tạo và hàng loạt hành động phi pháp khác thời gian qua nằm trong nỗ lực của Trung Quốc biến Biển Đông thành "ao nhà" của nước này. Để ngăn chặn, ông Kotani kêu gọi Nhật và các nước khác cùng Mỹ tiến hành những cuộc tuần tra nhằm duy trì tự do hàng hải ở Biển Đông. Theo ông, một nỗ lực chung của quốc tế trong duy trì tự do hàng hải sẽ gây áp lực lên Trung Quốc, buộc nước này tuân theo Công ước Liên Hiệp Quốc về luật Biển.
Chuyên gia Kotani còn kêu gọi Nhật hỗ trợ những nước có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc ở Biển Đông thiết lập các lực lượng đủ khả năng tuần tra phòng vệ vùng biển này.
Văn Khoa
Theo Thanhnien
Chuyên gia Nhật: Các nước cần tuần tra cùng Mỹ ở Biển Đông Một chuyên gia quốc phòng Nhật Bản cho rằng Nhật và các nước khác nên tham gia vào việc tuần tra bảo vệ tự do hàng hải cùng Mỹ tại Biển Đông. Tàu khu trục Nhật Bản rời cảng Sasebo, tỉnh Nagasaki tiến ra biển - Ảnh: AFP Trước tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc, Mỹ đã thực hiện các...