Trung Quốc muốn tiếp củi cho lò lửa Trung Đông?
Bộ trưởng Ngoại giao Iraq, Ibrahim Jafari cho biết người đồng cấp Trung Quốc, Vương Nghị đã lên tiếng đề nghị Baghdad cho phép Bắc Kinh giúp đỡ quân đội Iraq chống lại khủng bố tự xưng Nhà nước Hồi giáo IS.
Bộ trưởng Ngoại giao Iraq, Ibrahim Jafari
Cuộc trò chuyện giữa hai bộ trưởng diễn ra trong một phiên họp của Liên Hiệp Quốc về nỗ lực chống lại hoạt động khủng bố trên toàn cầu diễn ra tại New York vào tháng Chín, tờ Financial Times đưa tin.
Các đề nghị của Trung Quốc là một bước đi mới trong chính sách không can thiệp vào công việc nội bộ các nước, mặc dù họ vẫn thường xuyên bán vũ khí cho nhiều quốc gia khác.
“Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị cho biết chính sách của Bắc Kinh không cho phép Trung Quốc tham gia vào bất cứ liên minh quân sự nào, tuy nhiên với ý tưởng giúp đỡ Iraq, tôi hoan nghênh sáng kiến này và nói với Vương rằng Iraq sẵn sàng làm việc với các nước trong liên minh cũng như các nước ngoài liên minh,” ông Jafari nói với các phóng viên báo chí.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc từ chối bình luận về các phát biểu của ông Jafari, nhưng người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Hồng Lỗi cho biết các ý tưởng của ông Vương với Jafari trong cuộc nói chuyện, đã thể hiện chính sách ủng hộ của Trung Quốc trước các nổ lực của Iraq, nhằm tăng cường khả năng chống khủng bố bằng cách thông qua trao đổi thông tin tình báo và đào tạo nhân sự. Tuy nhiên ông từ chối bình luận về việc liệu Trung Quốc có cung cấp vũ khí quân sự hay tên lửa cho Iraq hay không.
“Bắc Kinh đã chiến đấu với chủ nghĩa khủng bố và cũng từng hỗ trợ cho Iraq, bao gồm cả khu vực người Kurd, theo cách riêng của chính phủ Trung Quốc, do đó chúng tôi sẽ tiếp tục làm như vậy với khả năng tốt nhất của chúng tôi,” ông phát biểu.
Trung Quốc là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất trong ngành công nghiệp dầu mỏ của Iraq và sẽ mất hàng tỷ đô nếu Nhà nước Hồi giáo IS kiểm soát các mỏ dầu tại quốc gia này. Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC) đã phải từ bỏ các dự án của họ tại Syria trước đó.
Lò lửa Trung Đông đang có những diễn biến phức tạp. Đà phát triển của IS hiện vẫn đang bị kìm hãm bởi các cuộc không kích của quân đội liên minh do Mỹ dẫn đầu. Quân đội Iraq cũng giành lại được quyền kiểm soát một phần lãnh thổ phía bắc và phía tây đất nước, mặc dù thành phố Mosul vẫn nằm trong tay phiến quân IS.
Cuối buổi trao đổi với báo chí, Ngoại trưởng Iraq cho biết thêm Baghdad không muốn quân đội nước ngoài có mặt trên lãnh thổ Iraq do các lo ngại điều đó sẽ dẫn đến tình trạng chống người nước ngoài của một số người Iraq.
Video đang HOT
Theo Một Thế Giới
Phần tử cực đoan Chechnya và Ukraine hợp sức chống Nga?
Những phần tử theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan Ukraine và Chechnya kết hợp với nhau chống Nga ... trên Internet.
Theo tuyên bố của người đứng đầu Nước Cộng hòa Chechnya, ông Ramzan Kadyrov, các nhóm phiến quân Hồi giáo đã tiến hành cuộc tấn công quyết liệt vào Grozny, thủ phủ vùng Chechnya vào tuần trước.
Trong cuộc tấn công này, phiến quân đã đột nhập và phóng hỏa một nhà xuất bản và trường học, sau đó có nổ súng tấn công cảnh sát vào tối 5/12 khiến 14 cảnh sát và nhân viên an ninh thiệt mạng và 36 người khác bị thương.
Hiện tại một vài phần tử cực đoan Ukraine đã coi cuộc tấn công của các phần tử Hồi giáo cực đoan như truyền cảm hứng cho một cuộc chiến chống lại nước Nga trên 2 mặt trận - Ukraine và Chechnya.
Một vài tổ chức chủ nghĩa dân tộc cực đoan Ukraine và công dân nước này đã đăng các thông điệp lên các phương tiện truyền thông ở Nga ủng hộ vụ tấn công vào vùng Grozny ở Chechnya.
Một bài đăng còn nói rằng cuộc tấn công này cho thấy cách "đàn ông đích thực" chiến đấu.
Những bài đăng khác thì cho rằng các nhóm dân tộc cực đoan Ukraine nên tiếp thu những chiến thuật trong chiến đấu của các nhóm phiến quân Hồi giáo, trong cuộc chiến với các nhóm ly khai thân Nga ở miền đông Ukraine.
Trong những ngày sau cuộc tấn công vào Grozny, các tài khoản truyền thông xã hội tự nhận là đại diện cho các nhóm dân quân Ukraine đã có một quan điểm cực đoan mới, sử dụng thậm chí là cả ngôn từ của kiểu thánh chiến đó.
Các trang mạng của những nhóm dân quân Cơ Đốc giáo Ukraine bắt đầu giống như những diễn đàn thánh chiến hơn bất kì thứ gì khác.
Ví dụ như Andrew Biletsky, lãnh đạo nhóm Azov, đã có những lời khen ngợi dành cho các tay súng Hồi giáo:
Bài đăng trên Twitter về lời khen ngợi Andrew Biletsky dành cho các tay súng Hồi giáo. Tạm dịch là: Đó là cách những người đàn ông đích thực chiến đấu. Sáu người bọn họ chống lại cả nước Nga. Và chúng tôi thì có 40 triệu người...
Các nhóm dân quân Ukraine trong những ngày gần đây cũng cùng sử dụng một hashtag thông dụng của phe ly khai ở nước này như #SaveDonbassFromUkrainianArmy, và chuyển đổi nó thành #SaveChechenPeopleFromRussianArmy.
Các tay súng ly khai thân Nga ở miền Đông Ukraine tạo ra hashtag đầu tiên khi chiến đấu chống lại Quân đội Ukraine vì Donbass. Nhưng hashtag thứ 2 lại thể hiện cảm xúc của những người theo chủ nghĩa dân tộc Chechnya đầy phẫn nộ đối với quá khứ lâu dài áp đặt quân sự lên toàn bộ khu vực của Nga.
Nga đã giành được quyền kiểm soát đối với Chechnya kể từ Cuộc chiến Chechnya năm 1999, và người lãnh đạo của Chechnya Ramzan Kadyrov, có mối quan hệ gần gũi với Tổng thống Vladimir Putin.
Nhưng trong vài năm trở lại đây, một nhóm phiến quân Hồi giáo đã có những bước phát triển tại vùng Bắc Caucasus, tiến hành những cuộc tấn công nhằm vào chính quyền địa phương và liên bang.
Tạm dịch: "4/12/2014! Chúng tôi sẽ không quên! Chúng tôi sẽ không tha thứ!". Thông điệp được đăng tải với hashtag #SaveChechenPeopleFromRussianArmy
Những người theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan Ukraine và Chechnya đều coi Nga là kẻ thù chung, mặc dù những người theo chủ nghĩa dân tộc Ukraine không có liên quan gì đến các nhóm phiến quân Hồi giáo.
Từ một quan điểm nhất định, cả Ukraine và Chechnya đều đấu tranh để giành độc lập từ Nga sau sự sụp đổ của Liên Xô cũ - nhưng đó là tất cả những điểm chung mà 2 nước này có.
Các bé gái ở miền đông Ukraine chụp ảnh cùng lời kêu gọi chống Quân đội Ukraine khi lực lượng này bắt đầu tấn công Donbass.
Sự kết hợp giữa truyền thông Ukraine và Chechnya cũng không phải là sự kết hợp đến từ một phía. Các nhóm chống Nga của Chechnya trên VKontakte, trang mạng xã hội được xem là Facebook của Nga, đã bắt đầu miêu tả những diễn biến leo thang như một sự nổi dậy đầy huy hoàng - một cuộc chiến của người Chechnya và Ukraine chống lại Nga.
Trước đó tờ báo Vocativ đã thể hiện sự cảm thông đối với những thành phần "cực đoan" trong hàng ngũ những người Ukraine theo chủ nghĩa dân tộc. Hồi tháng 3, tờ báo này đã viết về một nỗ lực của nhóm chủ nghĩa dân tộc Ukraine Right Sector nhằm kích động các chiến binh Hồi giáo có những hành động chống lại việc Crimea được sáp nhập vào Nga. Điều này có vẻ như là vấn đề hoàn toàn thực tế của chính sách thực dụng.
Bài đăng cổ vũ cho sự hợp tác giữa Chechnya và Ukraine để chống lại Nga.
Lần này, mối thân tình giữa các phần tử cực đoan có vẻ như đã chân thực hơn về phía dân tộc cực đoan Ukraine.
Bài đăng thể hiện suy nghĩ cho rằng việc những thành phần mang chủ nghĩa dân tộc Ukraine ủng hộ các tay súng Hồi giáo là điên rồ và ngu ngốc
Tất nhiên, cũng có nhiều người Nga rất tức giận với sự hợp tác truyền thông mới này. Một vài tài khoản VKontakte còn thể hiện rằng việc người Ukraine ủng hộ cho các nhóm phiến quân Hồi giáo ở Grozny là điều điên rồ.
Phong Đức
Theo_Kiến Thức
IS mở rộng địa bàn hoạt động sang Libya Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) đã quyết định biến Darna, thành phố ven biển của Libya, nơi đầu tiên ngoài lãnh thổ Iraq và Syria trở thành một nhánh của tổ chức Hồi giáo cực đoan. Vào một đêm lạnh lẽo, những chiến binh râu rậm tập trung tại một sân khấu được trang trí bởi những bóng đèn đầy màu...