Trung Quốc muốn thay thế Mỹ ở Thái Bình Dương
Ban Nghiên cứu Quốc hội Mỹ đã xác định rằng, một trong những mục tiêu của chính phủ Trung Quốc trong nỗ lực hiện đại hóa quân sự của họ là “thay thế ảnh hưởng Mỹ ở Thái Bình Dương”.
Cơ quan nghiên cứu của Quốc hội Mỹ nói trong một báo cáo rằng, quân đội Trung Quốc đang cố gắng giành được những khả năng để ngăn chặn các lực lượng vũ trang Mỹ khỏi việc tiếp cận các khu vực xung quanh Trung Quốc. Trong các nỗ lực này bao gồm cả những trang bị quân sự để tấn công vào những căn cứ không quân Mỹ ở tây Thái Bình Dương.
Báo cáo có tiêu đề: “Hiện đại hóa Hải quân Trung Quốc: Những liên quan tới các khả năng Hải quân Mỹ – Bối cảnh và vấn đề cho Quốc hội”. Báo cáo nói ngay trong lúc mở đầu rằng: “Câu hỏi Mỹ nên phản ứng thế nào với các nỗ lực hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc… nổi lên như một vấn đề chính trong kế hoạch quốc phòng Mỹ”.
Theo Ban Nghiên cứu Quốc hội Mỹ, một trong những mục tiêu của chính phủ Trung Quốc trong nỗ lực hiện đại hóa quân sự của họ là “thay thế ảnh hưởng Mỹ ở Thái Bình Dương”. Ảnh: chinadigitaltimes
Video đang HOT
Cần phải chú ý tới thực tế rằng, Nhật Bản, nơi có một số căn cứ quân sự Mỹ, có thể bị ảnh hưởng lớn bởi những diễn biến trong quan hệ Mỹ – Trung Quốc nhất là khi Trung Quốc có quan điểm cứng rắn về vấn đề liên quan tới những lợi ích hàng hải của nước này.
Báo cáo của ban nghiên cứu nhấn mạnh, các mục tiêu của nỗ lực hiện đại hóa quân sự Trung Quốc bao gồm: “Thay thế ảnh hưởng Mỹ ở Thái Bình Dương và khẳng định vị thế của mình như một cường quốc chính trên thế giới”.
Nhưng “tập trung ngắn hạn” của nỗ lực hiện đại hóa quân sự Trung Quốc là “phát triển các chọn lựa quân sự để giải quyết tình hình với Đài Loan”, báo cáo cảnh báo.
Theo báo cáo, Trung Quốc muốn các lực lượng vũ trang của mình giành được các khả năng để ngăn chặn sự can thiệp của Mỹ trong trường hợp xảy ra sự kiện bất ngờ Đài Loan và “trì hoãn sự xuất hiện hoặc làm giảm bớt hiệu lực can thiệp của lực lượng hải quân, không quân Mỹ”.
Như vậy, báo cáo kết luận, để đạt được các mục tiêu này, Trung Quốc đang thúc đẩy những chương trình phát triển tên lửa đạn đạo chống hạm, tên lửa hành trình cũng như các tên lửa tấn công mặt đất có khả năng hướng tới các căn cứ không quân Mỹ và những cơ sở quân sự khác ở Tây Thái Bình Dương.
Báo cáo cho biết, nỗ lực hiện đại hóa quân sự còn là để “khẳng định hoặc bảo vệ tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc ở Biển Đông và Hoa Đông – nơi diễn ra tuyên bố chủ quyền chồng lấn giữa Bắc Kinh và những quốc gia khác”.
“Để đối phó với những khả năng quân sự hàng hải Trung Quốc trong thời gian tới”, báo cáo khuyến cáo, Mỹ cần phát triển tên lửa hành trình chống hạm và tàu ngầm hạt nhân tấn công, mặc dù nước này đã triển khai ba tàu ngầm hạt nhân tại Guam.
Báo cáo cũng cho rằng: “Các tàu thuộc Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ nên neo đậu nhiều hơn ở các địa điểm như Hawaii, Guam và Nhật Bản”.
Theo VietNamNet
Trung Quốc có kích động một cuộc chiến châu Á?
Bắc Kinh đang cố gắng đẩy các nước láng giềng ra khỏi Biển Đông - vùng biển được cho là giàu tài nguyên dầu khi, và một tổ chức tư vấn chính sách đã cảnh báo, căng thẳng có thể dẫn tới xung đột.
Viện Lowy về các chính sách quốc tế của Australia cảnh báo, cách xử gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông có thể kích động một cuộc chiến tranh. Các tàu Trung Quốc đã quấy nhiễu - thậm chí là làm hư hại - các tàu thăm dò của Việt Nam và Philippines, biến Biển Đông trở thành một "vùng nguy hiểm", báo cáo của Viện Lowy nhấn mạnh.
Một tàu chiến Trung Quốc (phía trước) và tàu Nhật Bản đậu gần phía nam Nhật Bản. Các tàu Trung Quốc bị cáo buộc đã quấy nhiễu nhiều tàu của các láng giềng trong các cuộc tuần tra gần đây. Ảnh: Reuters/Kyodo
Bất chấp những tuyên bố chủ quyền của các nước khác ở Biển Đông, Trung Quốc đã khẳng định chủ quyền với hầu như toàn bộ vùng biển này gồm cả các đảo được cho là rất giàu trữ lượng dầu khí. Vùng biển này có lần được xem như là Vịnh Ba Tư thứ hai. Và nguy cơ nhiều thế nào, có khả năng biến thành xung đột ra sao?
Tất cả các bên chắc chắn đã chuẩn bị cho tình huống xấu nhất: "Trung Quốc là nghiêm trọng thực sự" về tuyên bố chủ quyền của họ với các vùng tranh chấp, Mark Vanencia nói trên Japan Times, thậm chí chứng cớ hợp pháp của họ yếu ớt, và sự chèn ép của họ đang xói mòn "câu thần chú trỗi dậy hòa bình" với các nước láng giềng. Vanencia khuyến cáo: "Tại thời điểm này, tất cả có thể nói là hãy giữ chặt chiếc mũ của bạn".
Bạn có thể đặt cược rằng Mỹ sẽ dập tắt xung đột: "Với Trung Quốc cho thấy sự sẵn sàng hơn trong việc sử dụng cách tiếp cận phô sức mạnh", Daniel Alpert nói trên EconoMonitor, thì một cường quốc khác phải đẩy mạnh như một đối trọng. Nhật Bản, nước có những vấn đề của riêng mình, không thể làm điều này. Và Mỹ can thiệp - nếu "quan tâm tới cân bằng quyền lực của châu Á" - và tham gia vào những tranh chấp lãnh thổ.
Nhưng Mỹ có thể không muốn cuộc chiến này: Trung Quốc mới chỉ phô trương sức mạnh hải quân mới bằng cách tiết lộ tàu sân bay đầu tiên, Peter Goodspeed nói trên Nation Post của Canada, và có kế hoạch bắt đầu khoan dầu ở một số khu vực tranh chấp trong tháng 7. Cho dù Thượng viện Mỹ tuần này đã chỉ trích việc Trung Quốc sử dụng vũ lực chống lại các tàu của những nước tuyên bố chủ quyền khác ở Biển Đông, Trung Quốc đã cảnh báo Mỹ đứng ngoài cuộc tranh chấp và tránh "bị bỏng vì lửa". Ngăn chặn Bắc Kinh là một trò chơi ngày càng nguy hiểm và cũng là trò Mỹ có thể không muốn chơi.
Theo VietNamNet
Tiếp diễn phiên xử Bùi Tiến Dũng: Xuất hiện tình tiết mới Bước sang ngày thứ 5, phiên tòa xét xử Bùi Tiến Dũng bất ngờ xuất hiện tình tiết mới trong phần luận tội các bị cáo của đại diện VKS trước khi đề nghị những mức án cụ thể. Dũng "tổng" (bên phải trên cùng) cùng 8 bị cáo trong ngày xét xử thứ 5 ngày 1-7 Nhận định về hành vi phạm...