Trung Quốc muốn thảo luận an ninh mạng với Mỹ
Trung Quốc vẫn một mực phủ nhận sự liên quan đối với vụ tấn công mạng này và cho rằng chính Trung Quốc cũng là một nạn nhân của các hacker.
Trong buổi họp báo ngày 31/5, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cho hay Trung Quốc mong muốn “điềm đạm thảo luận” với Mỹ về vấn đề an ninh mạng khi đoàn đại biểu Trung Quốc gặp gỡ Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel vào cuối tuần này.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi
Hồng Lỗi cho hay các cuộc thảo luận về an ninh mạng cần phải hướng đến việc tạo ra cơ hội hợp tác để đối phó với nguy cơ.
Cuộc gặp giữa đoàn đại biểu Trung Quốc và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ diễn ra trong khuôn khổ diễn đàn Đối thoại Shangri-La ở Singapore sau khi Ủy ban Khoa học Quốc phòng Mỹ đưa ra báo cáo cho biết gần 40 chương trình vũ khí của Lầu Năm Góc và gần 30 công nghệ quốc phòng khác đã lọt vào tay các đối tượng xâm nhập mạng. Báo cáo này cho rằng một số vụ tấn công “có liên quan trực tiếp tới chính phủ và quân đội Trung Quốc.”
Tuy nhiên Trung Quốc vẫn một mực phủ nhận sự liên quan đối với vụ tấn công mạng này và cho rằng chính Trung Quốc cũng là một nạn nhân của các hacker.
Ngày 30/5, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Cảnh Nhạn Sinh tuyên bố “Mỹ đã đánh giá thấp trí tuệ của người Trung Quốc và Trung Quốc hoàn toàn có khả năng tự sản xuất vũ khí” với bằng chứng là các tàu sân bay, máy bay chiến đấu và vận tải mà Trung Quốc vừa mới trình làng gần đây.
Theo 24h
Video đang HOT
Trung Quốc lên tiếng trước tin điều quân sát biên giới Triều Tiên
Bắc Kinh kịch liệt bác bỏ thông tin cho rằng, nước này đã điều quân tới sát biên giới Triều Tiên và phát báo động quân đội cao nhất trong bối cảnh căng thẳng đang sôi sục tại bán đảo Triều Tiên.
Theo đó, trong cuộc hôm báo hôm qua, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung QuốcHồng Lỗi chính thức tuyên bố bác bỏ các thông tin mà truyền thông phương Tây đồng loạt đăng tải trong 2 ngày qua.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Hồng Lỗi.
Đồng thời, ông Hồng cũng mạnh mẽ nhắc lại tuyên bố "duy trì hòa bình và ổn định trên bán đảo Triều Tiên cũng như trong khu vực Đông Bắc Á là lập trường nhất quán của Trung Quốc".
Trước đó, liên tục trong 2 ngày 2/4 và 3/4, các truyền thông phương Tây đồng loạt dẫn lời quan chức Mỹ giấu tên đưa tin, các lực lượng quân sự Trung Quốc ở tỉnh Cát Lâm, miền Đông Bắc nước này, giáp với Triều Tiên đã được đặt trong tình trạng báo động cao nhất trong bối cảnh căng thẳng liên Triều không ngừng leo thang.
Thông tin trên được tiết lộ cùng lúc với động thái Mỹ triển khai tàu khu trục tên lửa tới bờ biển phía tây nam của bán đảo Triều Tiên với lý do để đối phó với khả năng Bình Nhưỡng phóng tên lửa, tấn công Mỹ - Hàn như những lời lẽ đe dọa của họ.
Cuối tháng 3, Mỹ cũng điều chiến đấu cơ tàng hình F-22 Raptors được mệnh danh là "chim ăn thịt" tới các căn cứ của Không quân Mỹ tại Hàn Quốc. Động thái trên được Washington giải thích là nhằm thực hiện cam kết bảo vệ đồng minh châu Á của họ trước các mối đe dọa quân sự tiềm năng từ Triều Tiên.
"Chim ăn thịt" F-22 Raptors của Mỹ.
Trước nữa, đầu tháng 3, Mỹ triển khai máy bay ném bom chiến lược tàng hình B-2 từ căn cứ không quân Whiteman ở Missouri tới Hàn Quốc tham gia tập trận chung Mỹ - Hàn.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel hôm qua cảnh báo, các hành động và đe dọa gần đây của Triều Tiên đại diện cho "một mối nguy thực sự và rõ ràng" đối với Mỹ cũng như các đồng minh châu Á, Hàn Quốc và Nhật Bản.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Chuck Hagel.
"Họ hiện sở hữu khả năng hạt nhân. Họ cũng hoàn toàn có khả năng bắn tên lửa. Chúng tôi nhận thấy những mối đe dọa này thực sự nghiêm trọng. Chúng tôi phải nhận thức các mối đe dọa từ Triều Tiên là thực sự nghiêm trọng", ông Hagel nhấn mạnh trong bài phát biểu chiến lược quan trọng tại Đại học Quốc phòng Quốc gia.
Trong động thái mới nhất, hãng thông tấn Yonhap của Hàn Quốc và tờ Asahi Shimbun của Nhật hôm nay cũng đồng loạt đưa tin, có vẻ như Triều Tiên đã di chuyển tên lửa tầm trung có khả năng tấn công các mục tiêu ở Hàn Quốc và Nhật Bản tới bờ biển phía đông nước này.
Trước đó, tên lửa Musudan lần đầu tiên "trình làng" trong cuộc diễu binh hồi tháng 10/2010 và được cho là có tầm xa thiết kế khoảng 3.000 km.
Mỹ bán chiến đấu cơ tàng hình cho Hàn Quốc
Giữa bối cảnh căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên sôi sục, Bộ Quốc phòng Mỹ hôm nay phê chuẩn kế hoạch bán chiến đấu cơ tàng hình tối tân cho đồng minh châu Á Hàn Quốc để đối phó với láng giềng.
Hung thần F-35 là chiến đấu cơ tàng hình tối tân của Mỹ đang được hàng loạt các quốc trên thế giới, trong đó có nhiều quốc gia châu Á săn đón.
Lầu Năm Góc cho biết, họ đã báo cáo với Quốc hội về thương vụ bán máy bay quân sự mới cho Hàn Quốc bao gồm 2 loại chiến đấu cơ đang cạnh tranh nhau - chiến đấu cơ tàng hình F-35 của tập đoàn Lockheed Martin hoặc "Diều hâu thầm lặng" F-15 Silent Eagle của hãng Boeing.
Ngoài ra, thương vụ mua bán trên cũng sẽ bao gồm hệ thống radar mới, hệ thống tác chiến điện tử và các thiết bị quân sự hỗ trợ khác, Lầu Năm Góc tuyên bố.
Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng, có nhiệm vụ giám sát các thương vụ mua bán hàng quân sự với nước ngoài của Mỹ tuyên bố, chiến đấu cơ Mỹ sẽ giúp Hàn Quốc "ngăn chặn nguy cơ bị xâm lược trong khu vực".
Về phía Hàn Quốc, Seoul dự kiến công bố quyết định hợp đồng mua 60 chiến đấu cơ vào cuối năm nay, hiện đang băn khoăn với các lựa chọn giữa F-35, F-15 hay chiến binh châu Âu cuồng phong - Eurofighter typhoon.
Theo vietbao
Bắc Kinh tố Nhật thổi phồng mối đe dọa từ Trung Quốc Trung Quốc cho rằng có những "động cơ không rõ ràng" đằng sau việc Nhật Bản công bố một nghiên cứu mới đây. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi. Ảnh: Presstv "Trung Quốc là một đất nước yêu chuộng hòa bình, không bao giờ xâm lược một cm nào lãnh thổ của nước khác. Trung Quốc có quyền phát...