Trung Quốc muốn quan hệ với các nước Arab trở thành mô hình duy trì ổn định thế giới
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định nước này muốn hợp tác với các quốc gia Arab để giải quyết các vấn đề “ nóng” theo hướng mang lại lợi ích cho việc duy trì sự công bằng, hòa bình và ổn định lâu dài trên thế giới.
Khai mạc Diễn đàn Hợp tác Trung Quốc – Các nước Arab ở Bắc Kinh ngày 30/5. Ảnh: THX
Dẫn lời phát biểu của Chủ tịch Trung Quốc tại Diễn đàn Hợp tác Trung Quốc – Các nước Arab ở Bắc Kinh ngày 30/5, hãng thông tấn Tân Hoa xã đưa tin Trung Quốc đang tìm cách tăng cường quan hệ với các quốc gia Arab như một hình mẫu để duy trì hòa bình và ổn định thế giới.
Trong bài phát biểu về cuộc chiến ở Gaza, nhà lãnh đạo Trung Quốc cho biết chiến tranh không thể kéo dài vô thời hạn, công lý không thể vắng mặt vĩnh viễn.
“Đối mặt với một thế giới hỗn loạn, tôn trọng lẫn nhau là cách để sống hòa hợp. Công bằng là nền tảng của an ninh lâu dài”, ông Tập Cận Bình nhấn mạnh.
Video đang HOT
Trong sự kiện sáng 30/5, nhà lãnh đạo Trung Quốc đã có bài phát biểu đáng chú ý trước các nguyên thủ quốc gia Bahrain, Ai Cập, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất và Tunisia cũng như các ngoại trưởng từ các quốc gia thuộc Liên đoàn Arab khác.
Sự kiện diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc đang ngày càng tăng cường ảnh hưởng ngoại giao trong khu vực. Gần đây nhất, nước này cũng đứng ra tổ chức các cuộc đàm phán đầu tiên diễn ra tại quốc gia này giữa hai phe Hamas và Fatah của Palestine vào tháng 4 năm ngoái. Trung Quốc cũng trở thành nhà trung gian cho một thỏa thuận hòa giải mang tính bước ngoặt giữa Iran và Saudi Arab sau nhiều năm hai đối thủ truyền kiếp thù địch.
Cuộc khủng hoảng Gaza đã đe dọa đẩy khu vực vào một cuộc xung đột rộng lớn hơn, đặc biệt là sau các cuộc tấn công trả đũa gần đây giữa Israel và Iran.
Ông Tập Cận Bình cho biết Trung Quốc sẽ tiếp tục hỗ trợ giảm bớt khủng hoảng nhân đạo và tái thiết sau chiến tranh ở Gaza, đồng thời cam kết cung cấp thêm 500 triệu nhân dân tệ (69 triệu USD) để hỗ trợ nhân đạo khẩn cấp. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng sẽ quyên góp 3 triệu USD cho Cơ quan Cứu trợ và Việc làm của Liên hợp quốc dành cho người tị nạn Palestine ở Cận Đông.
Nhà lãnh đạo cho hay Trung Quốc sẽ hợp tác hơn nữa với các quốc gia Arab trên một số lĩnh vực, bao gồm cả lĩnh vực dầu khí, cũng như các khoản đầu tư quy mô lớn hơn.
Ông Tập cam kết hỗ trợ các công ty năng lượng và tổ chức tài chính Trung Quốc tham gia các dự án năng lượng tái tạo với tổng công suất lắp đặt hơn 3 triệu kilowatt tại các nước Arab.
Theo dữ liệu hải quan Trung Quốc, Trung Quốc là một đối tác mua năng lượng lớn của vùng Vịnh và vào năm 2023, thương mại song phương giữa Trung Quốc và vùng Vịnh đạt 286,9 tỷ USD, trong đó Saudi Arab chiếm tỷ trọng gần 40% thương mại đó.
Trung Quốc sẽ tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc- -Các nước Arab lần thứ hai vào năm 2026.
Hungary và Trung Quốc kí 18 thỏa thuận tăng cường hợp tác
Hungary và Trung Quốc ngày 10/5 (giờ Budapest) đã kí 18 thỏa thuận và bản ghi nhớ mới nhằm làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác về kinh tế và văn hóa trong chuyến thăm của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tới quốc gia Trung Âu này.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Hungary Viktor Orban trong cuộc hội đàm ở Budapest ngày 9/5/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại khu vực Trung Âu, Chủ tịch Tập Cận Bình và Thủ tướng Viktor Orban đã có cuộc hội đàm tại thủ đô Budapest trong khuôn khổ điểm dừng chân cuối cùng của nhà lãnh đạo Trung Quốc trong chuyến công du 5 ngày tới châu Âu, bao gồm cả Pháp và Serbia.
Phát biểu họp báo sau hội đàm, Thủ tướng Orban ca ngợi "tình hữu nghị liên tục, không gián đoạn" giữa hai nước kể từ nhiệm kỳ đầu tiên của ông vào năm 2010, đồng thời cam kết Hungary sẽ tiếp tục thu hút thêm các khoản đầu tư từ Trung Quốc.
Thủ tướng Orban khẳng định Hungary sẽ tiếp tục tạo điều kiện bình đẳng cho các công ty Trung Quốc đầu tư vào Hungary, đồng thời tạo cơ hội cho các công nghệ hiện đại nhất của phương Tây và phương Đông "được gặp gỡ và xây dựng hợp tác ở Hungary". Ông cũng nhấn mạnh so với 20 năm trước khi nền kinh tế và thương mại thế giới phải hoạt động trong một thế giới đơn cực, trật tự thế giới hiện nay đã mang tính đa cực và một trong những trụ cột trong đó chính là Trung Quốc.
Hồi tháng 12/2023, Hungary đã thông báo rằng một trong những nhà sản xuất xe điện lớn nhất thế giới là BYD của Trung Quốc sẽ mở nhà máy đầu tiên ở châu Âu tại miền Nam Hungary.
Hungary cũng đang sở hữu một số nhà máy pin của Trung Quốc và hi vọng trở thành một trung tâm sản xuất pin lithium toàn cầu, đồng thời đã thực hiện một dự án đường sắt là một phần của "Sáng kiến Vành đai và Con đường" (BRI) của Trung Quốc. Chủ tịch Tập Cận Bình khẳng định ông và Thủ tướng Orban đều nhất trí rằng sáng kiến này "rất phù hợp" với chiến lược hướng Đông của Hungary, đồng thời nhấn mạnh rằng Bác Kinh ủng hộ Budapest đóng vai trò lớn hơn trong Liên minh châu Âu (EU) đối với việc thúc đẩy quan hệ Trung Quốc-EU.
Trung Quốc nêu bật tầm nhìn hợp tác chiến lược với Pháp Ngày 6/5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh, trong bối cảnh thế giới đối mặt với nhiều biến động chưa từng có trong một thế kỷ qua, Trung Quốc và Pháp nên cùng nhau ngăn chặn "cuộc Chiến tranh lạnh mới" hoặc ngăn chặn sự đối đầu giữa các khối. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (phải) và Chủ tịch Trung...