Trung Quốc muốn “nhái” máy bay VTOL Yak-141 Nga
Báo chí Trung Quốc cho rằng, các công ty hàng không nước này có thể sao chép mẫu máy bay Yak 141 của Liên Xô với sự trợ giúp từ Nga.
Báo chí Trung Quốc cho rằng, các công ty hàng không nước này có thể sao chép mẫu máy bay Yak-141 của Liên Xô với sự trợ giúp từ Nga.
Báo chí quân đội Trung Quốc mới đây có đăng tải bài viết tựa đề “Trung Quốc sẽ phát triển chiến đấu cơ STOVL (cất cánh ngắn/hạ cánh thẳng đứng) của mình như thế nào?” đề cập tới khả năng nước này sẽ nghiên cứu các máy bay đặc biệt STOVL tương tự máy bay Yak-141 của Liên Xô để trang bị cho các tàu tấn công đổ bộ.
Theo tạp chí Quốc phòng Quốc gia, hiện nay Hải quân Trung Quốc có nhu cầu rất lớn về loại máy bay phản lực có khả năng cất cánh ngắn, hạ cánh thẳng đứng để trang bị cho các tàu tấn công đổ bộ vốn có đường băng nhỏ.
Thực tế, hiện Hải quân Mỹ và một vài nước đang sở hữu máy bay như vậy. Ví dụ như loại AV-8B Harrier II hay F-35B của Mỹ có thể hoạt động trên các tàu đổ bộ với đường băng nhỏ, không cần máy phóng. Các máy bay kiểu này được trang bị động cơ đặc biệt cho phép nó hạ cánh như trực thăng, cất cánh cự ly rất ngắn không cần hỗ trợ máy phóng.
Trung Quốc có thể chế tạo máy bay cất/hạ cánh thẳng đứng mới nhờ vào Yak-141.
Bài viết cho rằng, các tàu tấn công đổ bộ sẽ đóng một vai trò ngày càng quan trọng trong nỗ lực khẳng định chủ quyền lãnh thổ và bảo vệ lợi ích chính trị của nhiều dân tộc, quốc gia trên thế giới. Trong bối cảnh như vậy, các chiến đấu cơ STOVL sẽ có vai trò quan trọng thứ hai trong các cuộc xung đột quân sự. Cho nên bản thân Trung Quốc cũng phải đẩy nhanh phát triển các máy bay STOVL và có thể nhờ Nga hỗ trợ về kinh nghiệm cũng như công nghệ trong lĩnh vực này.
Video đang HOT
Bài viết chỉ ra Trung Quốc có thể đẩy mạnh phát triển máy bay STOVL bằng 4 con đường gồm:
- Thứ nhất, nước này có thể tiếp tục phát triển một phiên bản sao chép mẫu máy bay cất hạ cánh thẳng đứng (VTOL) Yak-141 có từ thời liên Xô. Theo cách này sẽ giúp cho Trung Quốc đạt được kết quả nhanh chóng và ít chi phí đầu tư. Hiện nay Tập đoàn Máy bay Yak vẫn còn phát triển loại máy bay này bằng việc thêm các yếu tố của một chiến đấu cơ hiện đại, trong đó có công nghệ tàng hình tiên tiến.
- Thứ hai, Trung Quốc tiếp tục phát triển công nghệ máy bay đa năng, bao gồm cả việc phát triển thiết kế một chiến đấu cơ nâng cấp với công nghệ thế hệ mới.
- Thứ ba, Trung Quốc có thể vận dụng công nghệ tàu vũ trụ để tạo ra một chiến đấu cơ mới.
- Thứ tư, nước này có thể đi theo con đường công nghệ trực thăng tốc độ cao. Đây sẽ là một trong những cách đơn giản, nhanh nhất, rẻ nhất và cũng khả thi nhất của nước này. Điều này cũng là lựa chọn mà Nga đang theo đuổi. Bằng chứng vào năm 2010, một nguyên mẫu trực thăng Nga đã đạt được tốc độ hơn 600 km/h. Tốc độ đó sẽ làm thỏa mãn yêu cầu quân sự hiện nay.
Nguồn tin trên cũng không quên lưu ý, dự án phát triển máy bay STOVL sẽ có thể là cơ hội để Nga và Trung Quốc cùng hợp tác.
Sau khi Liên Xô tan rã, Hải quân Nga đã sụt giảm sức mạnh, Nga đã buộc phải ngừng trệ sự phát triển và sản xuất máy bay VTOL Yak-141 và trở lại các chiến đấu cơ truyền thống. Mặc dù vậy, Nga vẫn đang sở hữu các công nghệ, kinh nghiệm và chuyên gia đủ để tiếp tục phát triển loại tiêm kích siêu âm này.
Bài phân tích tin, nhiều khả năng Nga sẽ giúp Trung Quốc phát triển loại máy bay cất và hạ cánh thẳng đứng do hai nước này không có xung đột về lợi ích.
Trong khi đó theo tờ báo hải ngoại tiếng Trung Quốc Duowei News tại Mỹ tiết lộ, có thể chính Tập đoàn công nghiệp hàng không Thành Đô đang phát triển một loại chiến đấu cơ mới có khả năng cất và hạ cánh thẳng đứng (STOVL) cho Hải quân Trung Quốc.
Văn Biên
Theo_Kiến Thức
Pháp chào bán tàu đổ bộ lớp Mistral cho Trung Quốc?
Trang tin Want China Times (Đài Loan) ngày 10.5 dẫn nguồn từ mạng Duowei News của người Trung Quốc ở nước ngoài cho hay trong chuyến thăm Thượng Hải của lực lượng đặc nhiệm hải quân Pháp từ ngày 9 đến 15-5, Pháp dự kiến sẽ chào bán các tàu tấn công đổ bộ lớp Mistral của họ cho Trung Quốc.
Tàu tấn công đổ bộ lớp Mistral của Pháp
Theo trang tin trên, Pháp có thể dạm bán 2 tàu đổ bộ lớp Mistral cho Trung Quốc thay vì giao cho Nga.
Hôm 9-5, lực lượng đặc nhiệm hải quân Pháp do chiếc tàu đổ bộ lớp Mistral mang tên Dixmude dẫn đầu cùng tàu hộ tống lớp La Fayette, Aconit, đã cập cảng Thượng Hải bắt đầu chuyến thăm Trung Quốc 7 ngày.
Dixmude là chiếc tàu tấn công đổ bộ chở trực thăng lớp Mistral thứ 3 và cuối cùng được thiết kế cho hải quân Pháp. Đây là lần đầu tiên một chiếc tàu đổ bộ lớp Mistral đến thăm một cảng của Trung Quốc.
Nga đã ký kết một hợp đồng với Pháp để mua 2 chiếc tàu tấn công đổ bộ lớp Mistral. Tuy nhiên, thỏa thuận này đã bị phía Pháp tuyên bố hủy bỏ do căng thăng giữa Nga và phương Tây liên quan đến cuộc khủng hoảng hiện tại của Ukraine, cho dù 2 chiếc tàu này đã được đóng xong và chỉ chờ ngày bàn giao.
Nếu Pháp quyết định hủy bỏ hợp đồng này với Nga thì hải quân của họ cũng không thể tiếp nhận thêm 2 chiếc tàu tấn công đổ bộ mới này được vì lực lượng này đã sở hữu 3 chiếc tàu như vậy.
Trước đó, giới truyền thông Pháp cho rằng, nước này đang cân nhắc thêm các lựa chọn nữa là có thể đánh chìm các tàu đổ bộ chở trực thăng lớp Mistral đóng cho Nga hoặc bán chúng cho một bên thứ 3.
Hai lựa chọn đầu đều ít khả thi hơn vì sẽ làm phát sinh thêm chi phí. Chỉ còn lựa chọn thứ 3 là bán cho các nước khác ngoài Nga, như Brazil, Canada, Ai Cập, Ấn Độ và Trung Quốc. Trong đó, Trung Quốc hiện là thị trường tiềm năng lớn nhất của Pháp.
Mặc dù Trung Quốc đã có kế hoạch chế tạo các tàu tấn công đổ bộ của chính mình, nhưng nước này vẫn có thể sẽ mua các tàu tấn công đổ bộ Vladivostok và Sevastopol để làm mẫu cho những thiết kế để tự đóng tàu trong nước.
Theo ANTĐ
Vì đâu chuyện Mỹ -Trung gắn bó chỉ là hoang tưởng? Theo Diplomat, "Chimerica", một thuật ngữ dùng chỉ sự gắn bó Mỹ - Trung, sẽ chỉ là hoang tưởng bởi hai nước đang ngày càng đối đầu và tách biệt. Giáo sư về kinh tế chính trị quốc tế Francis Fukuyama thuộc Đại học Johns Hopkins nhận định, kinh tế Mỹ không hề suy giảm, nền tảng công nghiệp của nước Mỹ đang...