Trung Quốc muốn Nga tránh xa Biển Đông
Cũng giống như với Mỹ, Trung Quốc đang gây áp lực để buộc Nga phải tránh xa khu vực Biển Đông chiến lược và giàu tài nguyên mà nước này đang muốn gần như độc chiếm.
Mỹ, Philippine tập trận chung ở Biển Đông
Moscow được cho là đang tăng cường thắt chặt quan hệ thương mại và quân sự với các đối tác chiến lược trong khu vực Đông Nam Á với mục tiêu là nhằm duy trì sự hiện diện của nước này ở Biển Đông – khu vực mà Trung Quốc tự nhận là thuộc ảnh hưởng của họ.
Tuy nhiên, Trung Quốc muốn tất cả các nước bên ngoài tránh xa Biển Đông, trong đó có cả Mỹ và Nga. Đối với Moscow, việc rút ra khỏi Biển Đông không chỉ khiến nước này đánh mất lợi ích chiến lược mà còn mất luôn cả thể diện và uy tín.
Video đang HOT
Theo nhận định của ông Dmitriy Mosyakov thuộc Viện Nghiên cứu các nước phương Đông của Nga, Kremlin hiện tại phải đối mặt với “một lựa chọn và giá của lựa chọn đó có thể sẽ rất cao”. Nếu Nga lựa chọn từ bỏ lợi ích ở Biển Đông để đổi lấy quan hệ với Trung Quốc thì nước này “không chỉ tự làm mình mất mặt ở Châu Á, làm ảnh hưởng đến hình ảnh của Nga đồng thời cũng làm mất luôn một loạt những hợp đồng dầu khí béo bở trị giá hàng tỉ USD”.
Sự quan ngại về việc các nước lớn như Nga, Mỹ can dự vào tình hình Biển Đông đang gây ảnh hưởng đến mối quan hệ của Trung Quốc với các nước này trong những lĩnh vực khác. Tuy nhiên, Bắc Kinh không đủ thế và lực để có thể gây sức ép buộc các cường quốc lớn như Mỹ, Nga từ bỏ lợi ích chiến lược của họ ở khu vực Biển Đông.
Trong thời gian qua, người ta đã chứng kiến Mỹ ngày một can thiệp sâu hơn và trực tiếp hơn vào vấn đề Biển Đông. Đây là một trong những động thái nằm trong chính sách quay trở lại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ. Kể từ sau khi tuyên bố Mỹ là cường quốc Châu Á-Thái Bình Dương hồi năm ngoái, chính quyền của Tổng thống Barack Obama đã liên tục đẩy mạnh các bước đi nhằm khẳng định điều này. Đáng chú ý là Mỹ đã không ngừng tăng cường sự hiện diện quân sự trong khu vực. Mới đây nhất, Mỹ đã tiến hành tập trận hải quân chung với Philippine ở Biển Đông.
Về phần mình, Nga cũng đang tích cực tăng cường thắt chặt mối quan hệ kinh tế cũng như quân sự với đối tác chiến lược trong khu vực.
Trung Quốc được tin là có nhiều lý do để không dám “làm căng” với Mỹ và Nga trong vấn đề Biển Đông. Ngoài mối quan hệ thương mại phức tạp và những lợi ích tài chính với Mỹ, Trung Quốc còn dựa rất nhiều vào Nga trong lĩnh vực công nghệ và máy bay chiến đấu thế hệ mới.
Cả ba nước Mỹ, Trung Quốc và Nga đều có các lợi ích chiến lược ở Biển Đông. Trong lúc không thể gây áp lực gì được với hai nước lớn như Nga, Mỹ, Trung Quốc chỉ có thể tập trung vào việc “dọa dẫm”, “răn đe” các nước yếu hơn như Philippine. Điều này đã được thể hiện rõ trong cuộc đối đầu gay gắt giữa Manila và Bắc Kinh kéo dài suốt hơn một tháng qua. Tuy nhiên, giờ đây, các nước nhỏ hơn có tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc cũng ngày càng tỏ ra rắn rỏi hơn, quyết liệt hơn.
Với sự cứng rắn của các nước nhỏ hơn, các cuộc tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông ngày càng trở nên căng thẳng hơn. Một số nhà phân tích tin rằng, Biển Đông giờ đây đã trở thành một trong những điểm nóng hàng đầu của thế giới.
Trận sóng to gió lớn mới nhất nổi lên ở Biển Đông bắt nguồn từ một vụ va chạm hôm 8/4. Khi đó, tàu chiến lớn nhất của Philippine thuộc lớp Hamilton đã có một cuộc đụng độ căng thẳng với hai tàu hải giám của Trung Quốc ở khu vực tranh chấp bãi cạn Scarborough. Hơn một tháng trôi qua, sóng gió Biển Đông chưa có dấu hiệu dịu đi mà đang có nguy cơ biến thành một cơn bão lớn. Sau những cuộc khẩu chiến dữ dội, Trung Quốc và Philippine đã làm leo thang tình hình bằng một loạt động thái quân sự gây “giật mình” ở Biển Đông.
Hồi cuối tuần qua, trên các trang blog của cư dân mạng Trung Quốc còn rộ lên tin đồn, các đơn vị quân đội của nước này đang chuẩn bị sẵn sàng cho một cuộc chiến tranh ở Biển Đông. Mặc dù Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã lên tiếng bác bỏ những tin đồn đáng sợ trên nhưng người ta vẫn không khỏi lo ngại trước những diễn biến bất thường hiện nay ở Biển Đông.
Theo VNMedia
4 tàu chiến mới của Mỹ sắp đến Biển Đông
Hải quân Mỹ hôm qua (9/5) tuyên bố, họ sẽ triển khai chiếc tàu chiến đầu tiên trong lớp tàu chiến mới toanh của nước này đến Singapore vào mùa xuân tới trong thời gian 10 tháng. Chính phủ Singapore đã nhất trí cho phép Mỹ triển khai tới 4 chiếc tàu chiến tuần duyên (LCS) ở các cơ sở hải quân nước này
Ảnh minh họa
Chuẩn Đô đốc Thomas Rowden, Giám đốc phụ trách chiến tranh trên mặt nước của Hải quân Mỹ, cho các phóng viên biết, con tàu mới mang tên "Tự do" sẽ được đưa vào trực chiến ở Singapore nhằm củng cố sức mạnh chiến đấu của lực lương Mỹ tại đây.
"Chúng tôi sẽ triển khai tàu chiến Tự do trong thời hạn khoảng 10 tháng vào mùa xuân năm tới ở Singapore. Trong lúc này, chúng tôi đang chuẩn bị mọi điều kiện cần thiết để tàu chiến mới có thể thực hiện thành công nhiệm vụ của mình", ông Rowden cho biết thêm.
Tàu chiến tuần duyên Tự do là một loại tàu chiến hoàn toàn mới vừa ra đời của Mỹ. Với tốc độ hơn 74km/giờ, tàu Tự do được thiết kế cho các nhiệm chống tàu ngầm, chống tàu nổi và hoạt động theo phương thức "kết nối và chiến đấu".
Singapore là nước nằm ở vị trí chiến lược dọc Eo biển Malacca. Đây là tuyến đường chính nối liền giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Có khoảng 40% giao dịch thương mại của thế giới đi qua con đường biển chiến lược quan trọng này.
Chính phủ Singapore đã nhất trí cho phép Mỹ triển khai tới 4 chiếc tàu chiến tuần duyên (LCS) ở các cơ sở hải quân nước này trên cơ sở luân phiên. Việc Mỹ đưa tàu chiến đến Singapore cho thấy "cam kết của Washington đối với khu vực và hoạt động này sẽ giúp củng cố khả năng đào tạo cũng như tham chiến với các đối tác khu vực", Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đã nói như vậy với người đồng cấp Singapore Ng Eng Hem sau cuộc họp giữa hai vị quan chức này ở Lầu Năm Góc hồi tháng trước.
Hoạt động triển khai tàu chiến đến Singapore là một trong những bước đi nằm trong khuôn khổ chính sách quay trở lại Châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ. Hồi năm ngoái, Tổng thống Barack Obama từng tuyên bố, Mỹ là một cường quốc Châu Á-Thái Bình Dương và từ giờ trở đi, Washington sẽ hướng sự tập trung trở lại khu vực quan trọng này sau một thập kỷ bị sa lầy trong hai cuộc chiến tranh ở Iraq và Afghanistan.
Trong cái gọi là chiến lược quay trở lại Châu Á-Thái Bình Dương, ngoài việc triển khai tàu chiến đến Singapore, Mỹ còn đưa thủy quân lục chiến đến đóng tại Australia và tăng cường hợp tác quân sự với Philippine.
Tất cả những động thái trên của Mỹ đều khiến Bắc Kinh lo lắng, đứng ngồi không yên. Sự lo lắng này càng tăng lên khi Trung Quốc đang có cuộc đối đầu quyết liệt với Philippine vì tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông. Trung Quốc lo ngại, Mỹ sớm muộn sẽ can thiệp vào tình hình Biển Đông và tất nhiên điều này hoàn toàn không có lợi cho họ.
Trung Quốc hiện tại đang có tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông với một loạt nước trong khu vực gồm Philippine, Việt Nam, Brunei, Malaysia và Vùng lãnh thổ Đài Loan. Bắc Kinh gần đây liên tục cảnh báo các nước trong khu vực không được quốc tế hóa tranh chấp Biển Đông. Trung Quốc muốn được giải quyết các cuộc tranh chấp này trên cơ sở song phương.
Mặc dù Washington tuyên bố không đứng về bên nào trong các cuộc tranh chấp ở Biển Đông nhưng các động thái của nước này lại không có vẻ như vậy. Trong cuộc đối đầu mới nhất giữ Philippine và Trung Quốc ở bãi cạn Scarborough hiện nay, Mỹ đã cam kết sẽ giúp đồng minh Manila củng cố sức mạnh hải quân. Cụ thể, Mỹ đã tăng viện trợ quân sự cho Philippine trong năm nay lên gần gấp 3 lần so với năm ngoái đồng thời nhanh chóng chuyển giao cho Philippine chiếc tàu chiến thứ hai vào cuối tháng này.
Ngoài ra, hôm qua, Bộ trưởng Quốc phòng Philippine còn tiết lộ, giới lãnh đạo Mỹ đã hứa bảo vệ Philippine khỏi các cuộc tấn công ở Biển Đông.
Theo VNMedia
Trung Quốc "bất lực" nhìn các nước lớn can thiệp vào Biển Đông Việc các lực lượng bên ngoài can thiệp vào những tranh chấp lãnh hải trên Biển Đông đang dần dần trở thành thực tế bất chấp sự phản đối quyết liệt của Trung Quốc. Trung Quốc đang có tranh chấp lãnh thổ ở khu vực Biển Đông với một loạt nước gồm Philippine, Việt Nam, Brunei, Malaysia và Vùng lãnh thổ Đài Loan....