Trung Quốc muốn Mỹ “quên” Biển Đông, cùng hướng về tương lai
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc ông Vương Nghị cho biết vào ngày 8.3, là Trung Quốc muốn Mỹ “quên” Biển Đông, cùng hướng về tương lai, vì sự thịnh vượng chung của hai nước. Trong diễn biến gần đây, Trung Quốc không ngừng thực hiện những bước đi làm gia tăng căng thẳng ở Biển Đông như xây đảo trái phép và đã bị Mỹ lên tiếng chỉ trích.
“Trung Quốc và Mỹ không nên luôn dùng kính hiển vi phóng đại vấn đề của nhau, mà nên sử dụng kính tiềm vọng để nhìn vào tương lai của chúng ta và giữ mối quan hệ song phương đúng hướng “, ông vương nói về chuyện Trung Quốc muốn Mỹ “quên” Biển Đông, cùng hướng về tương lai.
Vương Nghị nói trong một cuộc họp báo bên lề kỳ họp quốc hội thứ 3 của quốc hội trung Quốc. Vương trả lời khoảng 16 câu hỏi trong suốt 90 phút với các nhà báo quốc tế.
“Trung Quốc và Mỹ là hai nước lớn. Không thể có sự khác nhau giữa chúng ta, và sự rạn nứt sẽ không thể biết mất nhanh chóng bằng cách xây dựng một mối quan hệ giữa các cường quốc như vậy”, ông Vương nói.
“Xây dựng mối quan hệ mới giữa Trung Quốc và Mỹ không phải là không có khó khăn. Nhưng điều đó là cần thiết, bởi vì nó phù hợp với lợi ích của cả hai bên cũng như là xu hướng của thời đại”, ông nói thêm.
Quan hệ giữa hai cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới gần đây liên tục xấu đi vì những tham vọng lãnh thổ “ảo tưởng” của Trung Quốc đối với hầu hết các vùng biển xung quanh nước này đặc biệt là Biển Đông của Việt Nam.
Video đang HOT
Mới đây, Trung Quốc ồ ạt xây dựng các đảo nhân tạo ở Biển Đông để tạo một chuỗi pháo đài có thể khống chế đường không và đường biển cho thấy Bắc Kinh không từ bỏ tham vọng lãnh thổ. Tốc độ và quy mô của việc xây đảo ở Biển Đông cho thấy Bắc Kinh, dù đã kiềm chế lời nói và tránh những cuộc đối đầu trên biển và trên không, vẫn không từ bỏ tham vọng triển khai sức mạnh trong khu vực.
Trước các động thái trên, các quan chức Mỹ đã nhiều lần yêu cầu Trung Quốc chấm dứt việc cải tạo đất và và xây đảo, nhưng không có kết quả. Trong chuyến thăm Bắc Kinh hồi đầu tháng 2.2015, ông Daniel Russel, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách châu Á – Thái Bình Dương đã nêu mối quan ngại của Mỹ về các vấn đề nêu trên.
Theo ông Russel, hành động của Trung Quốc đã gây bất ổn và mâu thuẫn với các thành viên ASEAN, khi mà nước này đã ký một thỏa thuận không ràng buộc với ASEAN, cam kết tránh các hoạt động khiêu khích ở Biển Đông, như đưa người cư trú ở các bãi đá và đảo trước đây bỏ hoang.
Thiên Hà (theo China Daily và Tạp chí Cộng Sản)
Theo Một Thế giới
Nga-Ấn ủng hộ Trung Quốc xây 'trật tự thế giới mới'
Tờ South China Morning Post hôm 3-2 đưa tin, hai nước Ấn Độ và Nga đã "gật đầu" cùng Trung Quốc đối trọng với sự mở rộng ảnh hưởng của Mỹ tại châu Á-Thái Bình Dương.
Chỉ chưa đầy một tuần sau chuyến công du của tổng thống Mỹ Barack Obama đến New Deli, Ấn Độ cùng Nga đã góp thêm tiếng nói của mình ủng hộ đề xuất trật tự thế giới mới của Bắc Kinh.
Theo đó, lãnh đạo hai nước Ấn-Nga đều đồng tình với Trung Quốc trong việc "xây dựng một trật tự chính trị và kinh tế đầy tin cậy, công bằng và ổn định hơn nữa" song song với một môi trường thế giới "đa cực".
Ngoại trưởng ba nước Nga - Trung - Ấn (lần lượt từ trái sang phải: ông Sergey Lavrov - Nga, ông Vương Nghị - Trung Quốc, bà Sushma Swaraj - Ấn Độ)
Vừa qua Ngoại trưởng Ấn Độ Sushma Swaraj cũng phát biểu: "Như những quốc gia mới nổi khác, Trung Quốc, Nga và Ấn Độ đều có cùng lập trường trên nhiều vấn đề toàn cầu và khu vực."
Theo đài CCTV (Trung Quốc), bà Swaraj cho rằng việc hợp tác đa phương như thế này không nằm ngoài mục tiêu thúc đẩy hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực và thế giới, cũng như "đóng góp cho việc xây dựng một trật tự quốc tế cân bằng và dân chủ hơn".
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị nhận định, năm 2015 sẽ là một cột mốc quan trọng đánh dấu 70 năm kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai và sẽ là năm mở ra "một cơ hội mới cho các quốc gia trên thế giới nhớ về lịch sử và nhìn về tương lai".
Trung Quốc đã giành được sự đồng tình của Nga-Ấn về "trật tự thế giới mới"?
Vì vậy, đáp ứng lời kêu gọi của Trung Quốc, ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov mong muốn cộng đồng quốc tế cần cẩn trọng hơn với khuynh hướng phát xít hóa và đề xuất các quốc gia nên tham gia thành lập một "công trình an ninh hiện đại" tại châu Á-Thái Bình Dương.
Người đồng cấp Trung Quốc cũng nhân đó bổ sung rằng khu vực không nên đi theo lối mòn của các trò chơi "tổng bằng không" (ngụ ý cuộc một cuộc chạy đua quyền lực mà một bên đạt được lợi ích thì bên còn lại phải hy sinh hay bị cướp mất lợi ích - NV).
Tuyên bố của Bắc Kinh đã được hai nước ủng hộ trong bối cảnh quan hệ Trung-Nga và đặc biệt là Trung-Ấn vấp phải một số cản trở về vấn đề niềm tin. Một số ý kiến cho rằng quan hệ Mỹ-Ấn Độ được cải thiện rõ rệt trong thời gian gần đây một phần cũng vì những mối lo ngại Trung Quốc sẽ trỗi dậy mạnh mẽ trong khu vực.
Tuy nhiên chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình tin rằng quan hệ Bắc Kinh và New Deli vẫn đang có những chuyển biến tốt đẹp. Trong cuộc gặp cấp cao với Ngoại trưởng Ấn Độ hôm thứ hai, ông Tập nhận xét tình hình hợp tác của hai nước đã "sang trang mới" tích cực hơn, trong đó ông cam kết sẽ không cho "khác biệt tác động đến cục diện chung trong quan hệ hợp tác".
Hồng Phạm
Theo_PLO
Đồng rúp khủng hoảng, TQ "chìa tay" với Nga Trung Quốc tuyên bố sẵn sàng có những biện pháp giúp đỡ nếu cần thiết để cứu nước Nga ra khỏi cuộc khủng hoảng đồng rúp hiện nay. Ngày 22/12, đồng rúp của Nga đã bắt đầu tăng giá một chút so với tình trạng sụt giảm giá trị thê thảm hồi tuần trước, khi 77 rúp chỉ đổi được 1 USD, đẩy...