Trung Quốc muốn làm tình hình Biển Đông trở nên nguy hiểm
Các chuyên gia chính trị của Mỹ, khi trao đổi với Dân Việt, cho rằng những hành động quấy nhiễu trên Biển Đông của Trung Quốc thời gian qua là sự tiếp tục những gì họ làm lâu nay để quân sự hóa Biển Đông.
Trung Quốc tiếp tục tạo vỏ bọc để quân sự hóa Biển Đông
Việc Trung Quốc ngang nhiên thành lập 2 huyện mới mà họ nói là để quản lý Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, hay đặt tên cho 80 thực thể ở Biển Đông “đơn giản là sự tiếp tục những điều Trung Quốc đã làm trong quá khứ” – Giáo sư Zachary Abuza – chuyên gia về an ninh Đông Nam Á tại Học viện Chiến tranh Quốc gia Mỹ tại Washington D.C. viết trong email trao đổi với Dân Việt.
“Họ đang làm đúng những thứ mà họ đã làm trước dịch: Họ sử dụng lực lượng dân quân biển để buộc ngư dân ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của mình, họ tiến hành nghiên cứu địa chấn trên thềm lục địa của nước khác, họ sử dụng hải cảnh để vô hiệu hóa sự ứng phó của các bên tuyên bố chủ quyền khác, họ quân sự hóa các đảo nhân tạo mà họ xây nên… – Giáo sư Abuza nhận định – Điều đó không mới. Đó là cách hành xử của Trung Quốc”.
Cũng có ý kiến tương tự, Tiến sĩ Gregory Poling – Giám đốc Sáng kiến Minh bạch Hàng hải (AMTI) thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) tại Washington D.C. cho rằng, các hành động trên của Trung Quốc “là một phần trong chiến dịch lâu dài của Trung Quốc nhằm che đậy vỏ dân sự cho việc quân sự hóa Biển Đông. Các quận hành chính này sẽ không có tác động thực sự gì nhiều trên thực địa, bởi đó vẫn là những căn cứ quân sự”.
Ông Poling chỉ ra rằng, từ vài tháng nay Trung Quốc đã có những hành động làm phức tạp trên Biển Đông, chẳng hạn “tàu Hải dương Địa chất 08 của Trung Quốc đang quấy nhiễu trong vùng biển Malaysia như cách họ đã làm trong vùng biển của Việt Nam năm ngoái”. Ông nhấn mạnh: “Trung Quốc đang tiếp tục những bước đi thường xuyên của họ nhằm dọa nạt và quấy nhiễu”.
Giữa lúc dịch Covid-19 đang hoành hành thì Trung Quốc không quên thực hiện chiến lược độc chiếm Biển Đông của họ. “Thật đáng phẫn nộ khi họ tiếp tục làm vậy lúc này, khi các nước láng giềng đang vật lộn với một đại dịch mà Trung Quốc có phần trách nhiệm” – chuyên gia Poling thẳng thắn.
Giáo sư Abuza cũng đồng ý rằng Trung Quốc đã lợi dụng đại dịch Covid-19: “Tại sao Trung Quốc lại không đẩy mạnh các hoạt động trên Biển Đông khi mà tất cả các nước trong và ngoài khu vực đang bận ứng phó với Covid-19 cơ chứ. Trung Quốc biết rằng các quốc gia đều bị xao lãng và nhiều nước hoàn toàn phụ thuộc vào viện trợ và ứng phó của Trung Quốc”.
Trong bối cảnh thế giới và khu vực như vậy, giới quan sát rất lo ngại về những động thái sắp tới của Trung Quốc. Tiến sĩ Trần Công Trục – nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ – cho rằng Trung Quốc đang lợi dụng tình hình để tính đến bước tiến mới hơn, mạnh hơn. Ông cảnh báo rằng có vẻ Trung Quốc đang muốn “mở đường cho chiến dịch mới để thực hiện bằng được chiến lược độc chiếm Biển Đông, thực hiện cuộc chiến tranh mới trên biển, bằng vũ lực hoặc không, nhưng nhiều khả năng sẽ có những tình huống mạnh mẽ hơn”.
Video đang HOT
Giám đốc Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Gregory Poling cũng dự đoán Trung Quốc “sẽ đẩy mạnh các hoạt động trên biển”, nhất là với ngư dân và các công ty dầu khí.
Ông Poling chỉ rõ, mục đích của Bắc Kinh là “làm cho tình hình trở nên quá nguy hiểm và quá đắt giá cho bất kỳ lực lượng dân sự nào hoạt động trên Biển Đông. Vì thế họ sẽ gia tăng sức ép với các công ty dầu khí và ngư dân, cũng như với bất kỳ ai, cho đến khi nào các bên tuyên bố chủ quyền ở Đông Nam Á không còn lựa chọn nào khác ngoài việc phải từ bỏ và chấp nhận bất kỳ thỏa thuận nào mà Trung Quốc đưa ra”.
Thế giới phải gây sức ép với Trung Quốc
Dịch Covid-19 đang phức tạp – do đó thật sự là khó khăn khi tìm kiếm phản ứng chung về những hành động gây hấn của Trung Quốc. Đề cao vai trò của Việt Nam, Tiến sĩ Poling nói rằng, năm 2020 “là hy vọng tốt nhất mà gần đây chúng ta có được, bởi Việt Nam là Chủ tịch ASEAN”, để tập hợp phản ứng của ASEAN về Biển Đông, nhưng rất tiếc là đại dịch khiến một nửa số cuộc họp ASEAN bị hủy, các cuộc họp còn lại tập trung vào ứng phó với đại dịch. Song ông cho rằng, cách duy nhất để chặn đứng ý đồ độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc “là một chiến dịch gây sức ép có phối hợp của quốc tế”, dù điều đó đang bị phủ bóng bởi dịch Covid-19.
Tàu chiến Mỹ và Australia vừa có đợt tập trận trên Biển Đông từ 13/4. Ảnh: Hải quân Mỹ
Cho dù những khó khăn do Covid-19 gây nên, Việt Nam chưa một phút nào lơi lỏng việc bảo vệ chủ quyền. Một trong những hành động mạnh mẽ của Việt Nam gần đây là Việt Nam đã lưu hành công hàm tại Liên Hợp Quốc để bác bỏ các yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc, khẳng định lập trường nhất quán của Việt Nam. “Mọi yêu sách biển trái với quy định của UNCLOS 1982, xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán đối với các vùng biển của Việt Nam là không có giá trị” – Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Ngô Toàn Thắng nhấn mạnh trong họp báo thường kỳ hôm 23.4. “Việt Nam cho rằng tất cả quốc gia có nghĩa vụ, lợi ích chung trong việc tôn trọng các quy tắc cơ bản của luật quốc tế, bao gồm: Nguyên tắc bình đẳng chủ quyền quốc gia, không sử dụng vũ lực, đe dọa vũ lực trong quan hệ quốc tế, thúc đẩy hữu nghị, giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình”.
Việc các quốc gia khác gần đây lên tiếng về Biển Đông rất quan trọng để làm suy yếu tham vọng và những hành động hung hăng của Trung Quốc. Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng Mỹ, Bộ Ngoại giao Philippines đều đã bày tỏ sự lo ngại về việc tàu hải cảnh Trung Quốc húc chìm tàu cá Việt Nam. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm 23/4 lên án việc Trung Quốc thành lập hai quận hành chính ở Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam: “Bắc Kinh đã có những động thái lợi dụng sự phân tâm của các quốc gia khác để thực thi mưu đồ của mình, từ việc đơn phương thành lập các khu vực hành chính tại các đảo và vùng biển ở Biển Đông. Hồi đầu tháng, Trung Quốc cũng đã đánh chìm tàu cá của Việt Nam đồng thời thành lập phi pháp các “trạm nghiên cứu trên đá Chữ Thập và đá Subi”.
Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin Jr. cũng cho biết, nước này đã gửi công hàm ngoại giao phản đối việc Trung Quốc thành lập cái gọi là “khu Tây Sa” và “khu Nam Sa” cũng như việc Trung Quốc được cho là đã chĩa súng vào tàu Hải quân Philippines. Malaysia đã lên tiếng tố cáo Trung Quốc điều tàu Hải Dương 8 theo sát tàu West Capella của nước này đang thực hiện việc thăm dò dầu khí tại khu vực thuộc thềm lục địa của Malaysia.
Theo Tiến sĩ Poling, việc Mỹ và các cường quốc bên ngoài khác quan tâm đến Biển Đông ngay cả lúc họ chống dịch là rất quan trọng. “Đây là vấn đề nghiêm túc với tương lai của khu vực Thái Bình Dương – Ấn Độ Dương” – ông cho biết.
Giáo sư Zachary Abuza nhắc lại rằng, việc Mỹ đưa hai tàu khu trục đến khu vực giáp ranh nơi tàu khảo sát Trung Quốc hoạt động ở vùng biển Malaysia là một dấu hiệu quan trọng: “Mỹ cũng bị phân tâm do Covid-19, nhưng Bộ Quốc phòng Mỹ đang rất cố gắng để tập trung sự chú ý vào việc gây hấn của Trung Quốc”.
Tuy nhiên, đấu tranh với tham vọng Biển Đông của Trung Quốc là vấn đề lâu dài mà tất cả các quốc gia đều có vai trò, nhằm đảm bảo hòa bình, ổn định và sự thịnh vượng trong khu vực và trên thế giới, đảm bảo tự do hàng hải và thương mại vốn rất quan trọng trên Biển Đông. Tiến sĩ Poling lưu ý, để gây sức ép với Trung Quốc, “sẽ không đủ nếu chỉ Mỹ lên tiếng. Việt Nam và các bên khác phải yêu cầu những hành động khác nữa, không chỉ từ ASEAN, mà cả các nước Châu Âu về vấn đề này”.
Vĩnh Nguyên
Nga đưa ra cáo buộc về Mỹ khiến Trung Quốc lo lắng
Nga hôm qua (15/1) đã lên tiếng chỉ trích Mỹ về việc đưa ra một chiến lược Thái Bình Dương-Ấn Độ Dương mới với mục tiêu được Moscow miêu tả là nhằm kiềm chế Trung Quốc.
Phát biểu tại một hội nghị toàn cầu về những vấn đề thách thức nhất mà cộng đồng thế giới đang phải đối mặt, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho rằng, sự hợp tác ở Châu Á-Thái Bình Dương cho đến giờ mới chỉ tập trung ở khu vực Đông Nam Á.
Quan niệm Thái Bình Dương-Ấn Độ Dương đang được đưa ra bởi Mỹ, Nhật Bản và các nước khác nhằm thiết lập lại câu trúc đang tồn tại hiện nay, ông Lavrov đã phát biểu như vậy tại hội nghị ở thủ đô của Ấn Độ.
"Tại sao các bạn lại gọi khu vực Châu Á-Thái Bình Dương là Thái Bình Dương-Ấn Độ Dương? Câu trả lời là rõ ràng - là để loại Trung Quốc. Thuật ngữ nên mang tính đoàn kết, không nên mang tính chia rẽ", Ngoại trưởng Lavrov chỉ trích.
Mỹ cho biết khung thỏa thuận Thái Bình Dương-Ấn Độ Dương ủng hộ chủ quyền, sự minh bạch, quản trị tốt và trật tự dựa trên pháp quyền cùng nhiều điều khác. Bằng cách sử dụng khái nhiệm Thái Bình Dương-Ấn Độ Dương, Mỹ cũng muốn truyền bá ý tưởng về một khu vực kéo dài đến tận sân sau của Trung Quốc và bao gồm những nền kinh tế con hổ của Đông Á cũng như Ấn Độ Dương.
Năm 2018, Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ trở thành Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương-Ấn Độ Dương.
Những phát biểu của Ngoại trưởng Nga được đưa ra vào thời điểm quan hệ Mỹ và Trung Quốc đang ngày một xấu đi vì một loạt mâu thuẫn. Hai cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới đang có cuộc chiến tranh thương mại căng thẳng. Mỹ và Trung Quốc còn đối đầu gay gắt ở Biển Đông và trong vấn đề Đài Loan.
Trung Quốc đang có tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải ở Biển Đông với 4 nước láng giềng Đông Nam Á gồm Philippines, Việt Nam, Brunei, Malaysia và Vùng lãnh thổ Đài Loan. Trung Quốc đang ngang nhiên đòi chủ quyền đến 90% Biển Đông - một khu vực biển có những tuyến đường hàng hải chiến lược có tính sống còn đồng thời chứa các nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng phong phú.
Trung Quốc đã và đang gây ra một làn sóng phản đối dữ dội và quyết liệt chưa từng có của các nước láng giềng trong khu vực cũng như của cộng đồng thế giới vì việc nước này đang tích cực đẩy mạnh các hoạt động bồi đắp, cải tạo, xây dựng trái phép và giờ là quân sự hóa ở Biển Đông. Trong một động thái làm đẩy cao căng thẳng ở Biển Đông, Trung Quốc gần đây liên tiếp cho triển khai vũ khí, trong đó có các tên lửa, đến các cấu trúc mà nước này đã xây dựng trái phép ở Biển Đông.
Khi Trung Quốc leo thang các hoạt động quân sự ở Biển Đông, Mỹ cũng đã gia tăng áp lực với Trung Quốc bằng những lời chỉ trích, lên án công khai cùng với các hoạt động quân sự. Mỹ liên tục cho các tàu chiến đến khu vực phạm vi 12 hải lý so với những đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng trái phép ở Biển Đông để thách thức đòi hỏi chủ quyền phi lý và tham lam của Bắc Kinh ở Biển Đông. Mỹ cũng tiến hành các
Mỹ cáo buộc Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông và đang tìm cách dọa dẫm các nước láng giềng Châu Á để ngăn không cho họ thực hiện hoạt động khai thác các nguồn lực thiên nhiên chính đáng trong khu vực.
Vấn đề Đài Loan cũng là một cái dằm gây khó chịu lâu nay trong mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc. Trung Quốc phản đối mạnh mẽ mối quan hệ giữa Mỹ với Đài Loan.
Kiệt Linh
Theo vnmedia.vn
TQ triển khai trái phép khinh khí cầu do thám trên Đá Vành Khăn Hình ảnh vệ tinh cho thấy nhiều khả năng Trung Quốc đã triển khai khinh khí cầu cho mục đích cảnh báo sớm trên Đá Vành Khăn, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Một bài đăng trên tài khoản Twitter của Công ty vệ tinh ImageSat International (ISI) của Israel, cho thấy hình ảnh vật thể giống khinh khí cầu trên...