Trung Quốc muốn ‘gột điều tiếng’ từ cuộc điều tra Covid-19
Trung Quốc được cho là muốn tận dụng cuộc điều tra Covid-19 của WHO để chứng tỏ mình minh bạch, nhưng quá trình này gây nhiều lo ngại.
Ngay khi đặt chân đến Bắc Kinh, nhóm chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã bị cách ly 14 ngày theo quy định phòng chống Covid-19 của Trung Quốc, buộc họ phải làm một số công việc nghiên cứu từ xa.
“Rõ ràng việc cách ly các cá nhân và làm việc từ xa không phải điều kiện hoạt động lý tưởng, nhưng chúng tôi hoàn toàn tôn trọng những quy trình quản lý rủi ro được áp dụng”, Mike Ryan, người phụ trách phản ứng khẩn cấp của WHO, phát biểu trong cuộc họp báo hôm 17/7, nói thêm rằng sẽ mất vài tuần để nhóm chuyên gia có mặt đầy đủ tại Trung Quốc.
Cuộc điều tra của WHO tập trung vào làm sáng tỏ câu hỏi Covid-19 truyền từ động vật sang người như thế nào. Nhóm tiền trạm bao gồm một chuyên gia thú y cùng một nhà dịch tễ học đã đến Trung Quốc từ giữa tháng 7, nhưng chưa công khai lên tiếng.
Ryan cho biết WHO “rất hài lòng với sự hợp tác” của Trung Quốc. Trước đó, ông cho hay nhóm chuyên gia sẽ không tiến hành điều tra thực địa, mà gặp gỡ giới chức và các nhà nghiên cứu Trung Quốc để xem xét dữ liệu hiện có, đồng thời phác thảo phạm vi của cuộc điều tra.
Người dân xếp hàng xét nghiệm nCoV tại Vũ Hán, Trung Quốc, hồi tháng 5. Ảnh: AP.
Nhóm chuyên gia WHO đến Trung Quốc trong bối cảnh nước này đối mặt những chỉ trích dữ dội trên toàn cầu vì phản ứng ban đầu với Covid-19. Nhiều nước, dẫn đầu là Mỹ, cho rằng Trung Quốc đã giảm nhẹ mức độ nghiêm trọng của đại dịch và không kiềm chế được virus, ảnh hưởng tới công tác chống dịch của thế giới.
Bắc Kinh từng kiên quyết khước từ yêu cầu của các nước khác về việc cho phép các nhà điều tra độc lập tới Trung Quốc để nghiên cứu nguồn gốc đại dịch. Họ thậm chí còn cố hướng dư luận vào giả thuyết nCoV có thể bắt nguồn từ nơi khác, nhưng không đưa ra bằng chứng.
Video đang HOT
Tuy nhiên, Trung Quốc giờ đây lại tung hô phản ứng của họ với Covid-19, ca ngợi bản thân như một hình mẫu cho thế giới, đồng thời công kích Mỹ “trốn tránh trách nhiệm” trong cuộc chiến toàn cầu chống lại Covid-19.
Theo bình luận viên Javier Hernandez và Amy Qin của NY Times, giới chức Trung Quốc đang tìm cách quảng bá chuyến công tác của nhóm chuyên gia WHO như một dấu hiệu cho thấy sự tự tin và sức mạnh của họ, đặc biệt khi so sánh với Mỹ. Các bài báo trên truyền thông nhà nước Trung Quốc mô tả chuyến làm việc của WHO phản ánh “thái độ cởi mở” của Bắc Kinh.
“Đây là đóng góp của chúng tôi cho hợp tác y tế cộng đồng toàn cầu, với tư cách là một quốc gia lớn có trách nhiệm”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên phát biểu trong một cuộc họp báo tháng này, đồng thời kêu gọi Mỹ cho phép cuộc điều tra tương tự, dù không có bằng chứng nào cho thấy nCoV bắt nguồn từ Mỹ.
Ông Triệu còn chỉ trích Washington vì quyết định rút khỏi WHO. “Mỹ đã trốn tránh trách nhiệm và làm suy yếu sự đoàn kết toàn cầu trong cuộc chiến chống virus, chính trị hóa những vấn đề liên quan đến đại dịch và bôi nhọ nước khác”, ông nói.
Chính quyền Tổng thống Donald Trump, vốn bị cáo buộc tìm cách đổ lỗi cho bên khác để đánh lạc hướng dư luận khỏi phản ứng yếu kém trước Covid-19, đã chỉ trích cuộc điều tra tại Trung Quốc của WHO. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo mỉa mai đây hoàn toàn là một cuộc điều tra để “tẩy trắng”.
“Toàn bộ bối cảnh chính trị không thuận lợi để tiến hành một cuộc điều tra khoa học công bằng”, Wang Linfa, nhà virus học tại Singapore từng tham gia nghiên cứu tương tự của WHO ở Trung Quốc trong đại dịch SARS, nhận định. “Tôi cảm thấy tiếc cho các thành viên trong nhóm chuyên gia”.
Wang cho rằng cuộc điều tra lần này của WHO có khả năng phần lớn mang tính biểu tượng, bởi tình hình địa chính trị thế giới có thể khiến các chuyên gia Trung Quốc không sẵn sàng chia sẻ nghiên cứu có giá trị. Giới phân tích còn lo ngại Bắc Kinh sẽ tìm cách hạn chế phạm vi nghiên cứu, nhằm đề phòng nguy cơ chính phủ bị mất mặt.
Giới chức Trung Quốc cung cấp rất ít dữ liệu từ các mẫu mà Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) nước này thu thập hồi tháng 12 tại chợ hải sản Hoa Nam ở Vũ Hán, nơi bị nghi ngờ là địa điểm nCoV khởi phát.
Thêm vào đó, mặc dù chính phủ Trung Quốc bày tỏ hoan nghênh cuộc điều tra của WHO, giới chức nước này vẫn chưa cung cấp chi tiết về những nỗ lực truy tìm nguồn gốc nCoV của chính họ. Các nhà khoa học Trung Quốc cho biết việc nghiên cứu vấn đề này đôi khi gặp cản trở hoặc trì hoãn.
Một phụ nữ đi ngang chợ hải sản Hoa Nam ở Vũ Hán, Trung Quốc, khi nó bị đóng cửa hồi tháng một. Ảnh: AFP.
Giới chức và chuyên gia Trung Quốc còn kêu gọi WHO mở rộng phạm vi tìm hiểu sang những quốc gia khác. Wang Guangfa, cố vấn y tế hàng đầu của Bắc Kinh, cho rằng WHO nên tới cả Tây Ban Nha. Ông trích dẫn một nghiên cứu chưa được công bố của Đại học Barcelona cho thấy nCoV có thể đã xuất hiện trong nước thải ở Tây Ban Nha từ tận tháng 3/2019. Tuy nhiên, các chuyên gia độc lập nhận định nghiên cứu này còn thiếu sót, trong khi nhiều căn cứ khác chứng minh rõ rằng virus khởi phát từ Trung Quốc cuối năm ngoái.
Các quan chức WHO cũng cho rằng Vũ Hán là điểm khởi đầu tốt nhất để xem xét kỹ lưỡng nguồn gốc động vật của nCoV, bởi đây là nơi những cụm dịch đầu tiên ở người xuất hiện, nhưng vẫn sẽ tiếp thu những nghiên cứu khác. “Chúng ta phải giữ một quan điểm cởi mở. Khoa học phải tính đến tất cả khả năng”, Ryan cho hay.
Nghiên cứu của WHO có thể mất tới vài tháng, thậm chí lâu hơn. Các nhà khoa học từng mất vài năm để kết luận rằng loài dơi móng ngựa rất có khả năng là vật trung gian truyền loại virus corona gây ra đại dịch SARS năm 2002. Tuy nhiên, đây là cơ hội để WHO khôi phục hình ảnh của chính họ, sau khoảng thời gian bị chỉ trích vì quá gần gũi với Trung Quốc.
Giới phê bình cho rằng xu hướng vội vàng ca ngợi các quốc gia thành viên của WHO khiến nhiều chính phủ, bao gồm Trung Quốc, dễ dàng cuốn họ vào những mục đích chính trị.
Yanzhong Huang, chuyên gia y tế cộng đồng tại Trung Quốc của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại, nhóm cố vấn trụ sở ở Mỹ, nhận định cả Bắc Kinh và WHO đều đối mặt áp lực ngày càng tăng trong việc điều tra toàn diện về Covid-19, nhưng chưa rõ liệu họ có hoàn thành được mục tiêu này hay không.
Huang còn lưu ý rằng vẫn chưa chắc chắn về khả năng nhóm chuyên gia WHO đến Trung Quốc bao gồm cả đại diện từ những quốc gia chỉ trích Trung Quốc, như Mỹ hay Australia, và liệu họ có được tiếp cận đầy đủ với kho dữ liệu và các phòng thí nghiệm hay không.
“Tóm lại, vẫn chưa rõ cuộc điều tra có thể được tiến hành kỹ lưỡng và khách quan hay không”, Huang nói.
Nga phát hiện 2 trường hợp nhiễm virus corona đầu tiên
Ngày 31/1, Nga công bố 2 trường hợp nhiễm virus corona mới đầu tiên.Phát biểu tại cuộc họp báo, Phó Thủ tướng Nga Tatiana Golikova cho biết, 2 trường hợp nhiễm virus corona được phát hiện ở các vùng khác nhau của Nga.
Một ở phía Tây Siberia và 1 trường hợp tại vùng Viễn Đông của Nga. Theo Phó Thủ tướng Golikova, cả hai bệnh nhân đều là người Trung Quốc đang được cách ly và giám sát chặt chẽ. Hiện cả hai người đều trong tình trạng ổn định.
Bà Golikova bày tỏ sự tin tưởng rằng, với các biện pháp ngăn chặn dịch đang được thực hiện sẽ ngăn chặn virus corona mới lây lan ở Nga.
Tại cuộc họp báo, Phó Thủ tướng Golikova cũng cho biết, từ ngày 31/1, Nga bắt đầu sơ tán công dân khỏi Vũ Hán, Hồ Bắc, Trung Quốc: "Hôm nay, chúng tôi quyết định bắt đầu sơ tán công dân của chúng tôi khỏi Vũ Hán và tỉnh Hồ Bắc. Hiện chúng tôi đang thống kê xem chính xác có bao nhiêu công dân Nga ở đó. Theo thông tin tạm thời, có 300 công dân Nga ở Vũ Hán và tại tỉnh Hồ Bắc, Nga có 341 công dân."
Bà Golikova cho biết, tất cả các hãng hàng không của Nga, ngoại trừ hãng hàng không quốc gia Aeroflot, sẽ ngừng bay đến Trung Quốc từ 21 giờ GMT ngày 31/1. Bốn hãng hàng không Trung Quốc sẽ tiếp tục bay đến Moscow.
Nga đã đóng cửa biên giới trên đất liền dài 4.300 km (2.670 dặm) với Trung Quốc đối với người đi bộ và xe cộ trong nỗ lực ngăn chặn dịch do virus corona mới gây ra./.
Theo Vũ Anh Tuấn/VOV1 (biên dịch)
Nguồn: Reuters
Máy trộn xi măng thành nhân vật yêu thích giữa tâm dịch corona virus Người dân Trung Quốc vẫn đang trong những ngày bị buộc phải ở nhà vì dịch bệnh corona virus hoành hành. Họ chăm chú theo dõi trực tiếp cảnh xây dựng các bệnh viện dã chiến. Người dân Trung Quốc và thế giới đang trầm trồ với tiến độ xây dựng thần tốc các bệnh viện dã chiến mới để đối phó dịch...