Trung Quốc muốn giúp xây đường sắt: Quyền của Việt Nam
“ Không phải cứ Trung Quốc hỗ trợ dự án nào là chúng ta làm dự án đó. Nếu thấy cần thiết thực sự cho đất nước thì hãy làm”.
TS Nguyễn Xuân Thủy – Nguyên Giám đốc Nhà xuất bản giao thông đã chia sẻ quan điểm về việc Trung Quốc liên tiếp bày tỏ mong muốn hỗ trợ Việt Nam xây dựng hàng loạt các tuyến đường sắt.
Phải tính toán kỹ càng
PV: – Mới đây, Trung Quốc đã tuyên bố sẽ xem xét tài trợ vốn nếu ngành giao thông Việt Nam có chủ trương xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao Lạng Sơn – Hà Nội. Trước đó, VN cũng đã đồng ý tiếp nhận 10 triệu nhân dân tệ do Trung Quốc tài trợ để nghiên cứu dự án đường sắt cao tốc Hà Nội – Lào Cai. Một dự án khác, Trung Quốc cũng đã từng đưa ra đề xuất muốn được xây dựng đó là tuyến đường sắt Sài Gòn – Lộc Ninh.
Ông nhìn nhận và đánh giá ra sao về việc Trung Quốc muốn hỗ trợ Việt Nam xây dựng hàng loạt các tuyến đường sắt? Đây có phải là một cơ hội tốt cho Việt Nam hay không khi ngành đường sắt đang được đánh giá có tốc độ phát triển chậm và lạc hậu?
TS Nguyễn Xuân Thủy: - Sự phát triển của đường sắt Việt Nam là một bài toán còn rất dài và nan giải, đó là một vấn đề phức tạp mà không thể giải quyết được.
Theo bình đồ vận tải hiện nay của nước ta, đường sắt vô cùng yếu kém, chỉ đảm đương 2 đến 5% lượng hành khách và hàng hóa trong cả nước, chủ yếu do đường bộ và đường biển quyết định.
Cho nên nếu như chúng ta đầu tư phát triển ngay các tuyến cao tốc đường sắt như là Sài Gòn – Lộc Ninh, Hà Nội – Lào Cai, Hà Nội – Lạng Sơn thì đó là một vấn đề phải có một lộ trình dài, chứ không thể tiến hành làm ngay được.
Bên cạnh đó, chúng ta phải thấy rằng, Trung Quốc hiện nay đang muốn bao quát, chiếm hết các hợp đồng xây dựng đường sắt ở nhiều quốc gia trong đó có Lào, Thái Lan, Brazil và các nước châu Phi…Việt Nam là nước láng giềng cho nên Trung Quốc muốn chiếm các hợp đồng xây dựng nhiều tuyến phát triển, đó là điều đương nhiên.
Thế nhưng, theo tôi việc xây dựng phải được tính toán kỹ, kỹ nhất là giao lưu hàng hóa và hành khách giữa Việt Nam và Trung Quốc, nếu chưa hiệu quả thì phải xem xét lại, đến năm nào sẽ làm, chứ không thể được hỗ trợ nghiên cứu đề án là phải làm ngay.
Video đang HOT
Ở đây, Trung Quốc có quyền đề xuất, còn đồng ý hay không phải có cơ sở khoa học, cơ sở thiết kế. Trước đó, dự án xây dựng thành phố bên bờ sông Hồng của Hàn Quốc, với dự kiến tổng mức đầu tư hàng triệu USD nhưng cuối cùng không làm được bởi hiệu quả thấp.
Mặt khác, các tuyến đường sắt Hà Nội – Lạng Sơn hay Hà Nội – Lào Cai, thì chủ yếu là giao lưu hàng hóa, hành khách với Trung Quốc, trong khi, đường bộ đã chiếm ưu thế với hàng loạt các tuyến đường cao tốc, nếu xây dựng thêm các tuyến đường sắt tốc độ cao thì có thừa hay không?
Trung Quốc muốn hỗ trợ Việt Nam xây dựng hàng loạt tuyến đường sắt
Trong khi, còn rất nhiều các dự án khác cần phải làm nhưng chưa có vốn đầu tư, nhất là các dự án giao thông đô thị ở Hà Nội, TPHCM để giải quyết ùn tắc giao thông. Nói ngay đến, một tuyến tàu điện ngầm cũng đã ngốn cả tỷ USD, Hà Nội phải có 10 tuyến tàu điện ngầm như thế, TPHCM phải có 15 tuyến tàu điện ngầm như vậy, trong khi khả năng đầu tư mới có 15-20%.
Để thấy, việc xây dựng hàng loạt các tuyến đường sắt tốc độ cao là viển vông, không thực tế, không hiệu quả, không khả thi.
Tôi nghĩ, chúng ta nên lui lại đến năm 2025 – 2030 thì hãy nghiên cứu các đề xuất này. Cho nên, đây cũng không phải cơ hội tốt để Việt Nam phát triển đường sắt, nó chỉ là bản dạo đầu, một bài toán rất dài mà chúng ta phải đưa lên bàn cân.
Theo_Báo Đất Việt
Metro Hà Hội, TPHCM sắp đắt nhất thế giới: Ai xót xa?
Sự yếu kém trong vấn đề quản lý, yếu kém trong vấn đề định giá, định thời gian, khiến cho các tuyến đường Metro bị đội vốn, chậm tiến độ.
TS Nguyễn Xuân Thủy - Nguyên Giám đốc NXB Giao thông bày tỏ quan điểm.
Cách làm của Việt Nam không có sự bài bản, khoa học
PV:- Tất cả dự án đường sắt đô thị (metro) đang triển khai thi công tại TP.HCM và Hà Nội đều đội vốn ít thì 60%, nhiều đến gần 200% và chậm tiến độ từ 3 - 5 năm. Bộ Tài chính cũng đã có văn bản đề nghị chủ đầu tư làm rõ trách nhiệm tăng vốn này.
Trong khi đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận thấy, dự án đường sắt Metro cao hơn khoảng 1,9 lần so với các nước trên thế giới được quy đổi theo giờ giá năm 2012 như Pháp, Hàn Quốc, Chile...là bất thường. Còn phía Bộ GTVT cho rằng, hồ sơ mà UBND TP. HCM gửi Chính phủ là chưa đầy đủ, chưa làm rõ được việc tối ưu hóa giải pháp cũng như nâng cao hiệu quả Dự án.
Để thấy, các cơ quan quản lý đều đặt ra câu hỏi nghi vấn về nguyên nhân và trách nhiệm tăng vốn cho các dự án Metro hiện nay. Ông bình luận ra sao trước những nghi vấn này? Theo ông, nếu muốn làm rõ nghi vấn thì phải làm gì?
TS Nguyễn Xuân Thủy: - Đầu tiên, tôi khẳng định những tuyến Metro của chúng ta liên tiếp đội giá, chậm thời gian là vì chuyên môn kém, chuyên gia không chuyên nghiệp nên khi ký hợp đồng ban đầu thì giá rẻ, còn khi triển khai xây dựng thì giá thành tăng đột ngột. Tất cả là do khâu ký kết hợp đồng có quá nhiều kẽ hở.
Cách đây 5 - 7 năm khi phát giá suất đầu tư tuyến Metro Nhổn - Ga Hà Nội tôi đã từng nói giá xây dựng như vậy là quá cao, Giờ đây thì Việt Nam đã có những tuyến Metro đắt nhất thế giới.
Thế nhưng, trước việc tăng vốn của các tuyến đường sắt Metro, các Bộ đặt ra nghi vấn như vậy thì thật khó hiểu. Bởi họ là những người liên quan trực tiếp và có quyền quyết định với dự án. Nếu những người liên quan cũng lại đặt nghi vấn thì người dân phải hiểu ra sao?
Dự án metro đội vốn chục ngàn tỷ: Đắt nhất thế giới!
Đáng lẽ trước khi thực hiện phải khảo sát các tuyến Metro trên thế giới, giá Metro ở Praha, Metro ở Matxcova, Metro ở Thượng Hải, Bắc Kinh, Quảng Châu, Seoul, Singapore giá bao nhiêu, từ đó mới tổng hợp lên giá chung bây giờ, để từ đó đưa ra mặt bằng giá hợp lý, buộc các nhà thầu phải xây dựng theo đúng khung giá đó.
Từ đó có thể thấy, giải pháp, cách thức, tầm nhìn, cách làm của phía Việt Nam không có sự bài bản, khoa học, hợp lý.
Tôi tin chắc rằng các dự án tăng vốn, nhà thầu đều có giải thích cụ thể, như tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông đội vốn thì phía nhà thầu họ giải thích nguyên nhân đội vốn là trước đây đoàn tàu đưa vào khai thác làm bằng chất liệu bị gỉ, giờ phải làm tàu tốt hơn với kim loại không gỉ, thì giá thành cao lên, dẫn đến đội vốn, nhưng nếu làm quản lý hồ sơ tốt thì việc này phải được đề xuất ngay từ đầu.
Hay khi lập hồ sơ dự án trình lên, phải có toàn bộ giá cả của một hệ thống Metro, kể cả bao nhiêu tấn xi măng, bao nhiêu tấn sắt thép, bao nhiêu toa xe đầu máy, mỗi toa xe bao nhiêu tiền. Tất cả các chi phí đó phải được tính thành tiền và áp đặt mức giá đó buộc nhà thầu làm theo, chứ không có chuyện nay tăng, mai tăng như hiện nay. Chúng ta đã hoàn toàn bị động.
Đường sắt đô thị Metro cả Hà Nội, TPHCM đang bị đội giá
Khi có mức giá cụ thể thì so sánh với giá của thế giới, từ đó định ra mức giá chính thức, trên cơ sở giá nhân công Việt Nam, giá vật tư Việt Nam rẻ hơn, tôi tin chắc mức giá cũng sẽ thấp hơn các nước, không thể nào cao hơn gấp 1,9 lần các nước như hiện nay.
PV:- Trước đây dự án đường sắt Metro Cát Linh - Hà Đông, sử dụng nguồn vốn vay ODA của Trung Quốc, các chuyên gia cũng đã lên tiếng và phân tích nhiều về việc đội vốn, chậm tiến độ. Thậm chí, sau nhiều lần chốt tiến độ đưa vào khai thác thương mại nhưng tuyến đường vẫn chưa thể hoàn thành. Theo ông, nguyên nhân đội vốn của các dự án đường sắt đô thị Metro TPHCM liệu có giống với đường sắt Metro Cát Linh - Hà Đông hay không? Xin ông phân tích cụ thể?
TS Nguyễn Xuân Thủy: - Bây giờ các dự án Metro của TPHCM vẫn đang đi theo lối mòn cũ của các tuyến đường sắt Hà Nội, không lối thoát, không rút kinh nghiệm.
Sự yếu kém trong vấn đề quản lý, yếu kém trong vấn đề định giá, định thời gian, không tham khảo những bài học trước đây, mới đưa đến chuyện dậm chân trên con đường cũ, tức là bắt đầu đội vốn, kéo dài thời gian thi công.
Theo_Báo Đất Việt
Hà Nội cấm ô tô tại nhiều tuyến để làm đường sắt trên cao Có nhiều đoạn trên 7 tuyến đường cấm ô tô nhằm phục vụ thi công tuyến đường sắt đô thị Cát Linh Hà Đông. Từ tối 13/12/2015 đến 8/3/2016, Sở Giao thông vận tải Hà Nội sẽ tiến hành cấm ô tô theo giờ và phân luồng xe trên nhiều tuyến đường nhằm phục vụ việc thi công tuyến đường sắt trên cao....