Trung Quốc muốn gì khi tập trận “Sứ mệnh hòa bình”?
Quan chức quân đội TQ cho biết cuộc tập trận của SCO không phải là một dấu hiệu cho thấy đang hình thành liên minh quân sự giữa các quốc gia này.
Lời tuyên bố của tướng Trung Quốc
Cuộc tập trận chống khủng bố mang tên “Sứ mệnh hòa bình 2014 sẽ được tổ chức từ ngày 24/8-29/8, với sự tham gia của quân đội 5 nước: Trung Quốc, Nga, Kazakhstan, Kyrgyzstan và Tajikistan tại một căn cứ ở khu vực Nội Mông, Trung Quốc.
Cuộc tập trận này sẽ được huy động tới 7.000 binh sỹ, 450 phương tiện chuyên dụng như máy bay chiến đấu, trực thăng, máy bay không người lái, xe tăng, xe thiết giáp, tên lửa cùng nhiều khí tài khác. Theo quan chức Trung Quốc, đây là lần đầu tiên Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO) tổ chức cuộc tập trận chung quy tụ đông đảo binh sỹ và quy mô lớn đến như thế.
Tuy nhiên, cuộc tập trận này đã nhận được sự chỉ trích hoặc lo ngại của nhiều nhà hoạt động chính trị của phương Tây về một nguy cơ SCO đang nhen nhóm trở thành một liên minh quân sự, thay vì chỉ hợp tác thương mại và ngoại giao như tiêu chí ban đầu.
Xe tăng Trung Quốc lên đường đến tập trận
Trả lời cho nghi vấn này, Vương Ninh, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân giải phóng nhân dân Trung Hoa và là chỉ huy trưởng của cuộc diễn tập chống khủng bố mà SCO sắp tổ chức cho biết “Sứ mệnh hòa bình 2014 không phải là một dấu hiệu cho thấy nhóm này sắp hình thành liên minh quân sự.
Vương Ninh cho biết tổ chức SCO luôn dựa trên các nguyên tắc không can dự, không đối đầu và không bắt tay đối phó với một bên thứ 3.
Vị quan chức quân đội này nhấn mạnh: “Các thành viên SCO luôn hợp tác trên tiêu chí tin tưởng lẫn nhau, duy trì ổn định khu vực, đối phó với những nguy cơ chung, đảm bảo phát triển kinh tế và xây dựng một trật tự chính trị quốc tế mới, công bằng và hợp lý.”
Giấu đầu hở đuôi
Thực tế thì trong tuyên bố của ông Vương Ninh đã bộc lộ rất rõ ràng quan điểm rằng SCO không phải là một liên minh quân sự, nhưng có lẽ, đó là quan điểm chung, tuyên bố chung của cả khối. Còn bản thân người Trung Quốc, họ chắc chắn có những mơ tưởng hão huyền hơn.
Video đang HOT
Bởi Vương Ninh đã nói SCO theo đuổi một trật tự chính trị quốc tế mới, công bằng và hợp lý. Vậy chính trị thế giới hiện tại đang có gì không công bằng, không hợp lý?
Nếu có những điều đó, thì chỉ là sự suy nghĩ riêng của Trung Quốc mà thôi. Bởi bản thân lãnh đạo Bắc Kinh luôn luôn rêu rao về việc trỗi dậy để tìm kiếm một vị thế mới cho bản thân mình, thậm chí áp đặt thế giới đơn cực với sự lãnh đạo độc tôn, được thể hiện qua cái gọi là giấc mơ Trung Hoa. Thậm chí sự trỗi dậy của họ còn có chiến lược, được đặt tên theo từng thời kỳ, và Bắc Kinh cũng vừa tuyên bố đã qua rồi những ngày “trỗi dậy hòa bình.”
Quân lính các bên tập trung trước ngày tập trận
Để hiểu thêm về vấn đề và tâm ý của Trung Quốc với SCO, trước hết cần hiểu đây là một tổ chức an ninh chung liên chính phủ được thành lập năm 2001 bởi lãnh đạo các quốc gia: Trung Quốc, Nga, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan và Uzbekistan.
Tuy nhiên, tiêu chí hoạt động của SCO không giống như NATO – thành lập ra với tư cách là một liên minh quân sự, tự bảo vệ lẫn nhau trước sự tấn công của nước ngoài. An ninh mà SCO nhắc đến lại là vấn đề giữa nội bộ của họ, đặc biệt là những tranh chấp biên giới giữa Trung Quốc với các nước láng giềng thuộc Liên Xô cũ gồm Nga, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan.
Chính thức được thành lập sau khi kết nạp thêm Uzbekistan, SCO có thêm nhiệm vụ mới là chống ma túy, chủ nghĩa khủng bố và ly khai trong khu vực.
Vào năm 2003, SCO còn hoạt động nhằm hỗ trợ và tăng cường hợp tác kinh tế giữa các nước thành viên. Năm 2005, thông qua việc cấp “Quy chế quan sát viên” cho các nước gồm Ấn Độ, Pakistan, Iran và Mông Cổ, SCO đã mở rộng được ảnh hưởng của mình không chỉ ở Trung Á mà còn cả ở các nước Nam Á.
Như vậy có thể thấy, bản thân SCO ra đời với mục đích đầu tiên là giải quyết những bất ổn với Trung Quốc về mặt biên giới lãnh thổ, tiếp đến là hợp tác làm ăn với nhau, còn tranh quyền đoạt vị với thiên hạ, SCO không có hứng thú vào thời điểm đó.
Xe thiết giáp Trung Quốc được huy động đến tập trận chống khủng bố
Những gì mà vị tướng Trung Quốc tuyên bố về một tương lai chính trị thế giới mới, công bằng, hợp lý, có lẽ chỉ là ước vọng và mưu toan của một mình Trung Quốc mà thôi. Và cách mà Bắc Kinh theo đuổi mục đích của mình luôn được thể hiện qua các cuộc tập trận.
Nga – Trung muốn thay đổi tiết tấu?
Vào thời điểm hiện tại, những nhân vật chủ chốt trong dàn hợp xướng SCO này là Nga, Trung Quốc dường như muốn có một lối chơi mới mẻ hơn cho quan hệ của tổ chức này.
Bản thân Nga đang bị uy hiếp và chịu sức ép từ phương Tây liên quan đến vấn đề Ukraine. Và có rất nhiều bằng chứng cho thấy Moscow đang bị cô lập mạnh mẽ khỏi thế giới.
Đặc biêt, ảnh hưởng chính trị của Nga đang bị lung lay sau cú sáp nhập ngoạn mục bán đảo Crimea của Ukraine thành lãnh thổ của mình. Bản thân các quốc gia có lãnh thổ giáp với Nga sẽ phải giật mình nhìn lại xem mình có phần máu thịt nào có quá nhiều người Nga sinh sống hay không để đề phòng cho những “kinh nghiệm Crimea” tiếp theo.
Nhìn lại với SCO, những quốc gia gắn bó với nhau về mục đích giải quyết tranh chấp lãnh thổ, Nga buộc phải có những hành động chứng tỏ mình vô hại và khơi dậy lòng tin với các quốc gia nhỏ hơn.
Máy bay vận chuyển của quân đội Trung Quốc tham gia tập trận
Còn Trung Quốc, sự cô lập mà Mỹ tung ra ngày càng khiến người khổng lồ này khó cựa quậy. Và bản thân họ cũng tự cô lập mình một cách nghiêm trọng bởi những thói xấu khi tranh giành biển đảo với các nước Đông Nam Á và Đông Bắc Á. Trung Quốc cũng cần lấy lại lòng tin với các quốc gia láng giềng thuộc SCO.
Một câu chuyện cần nhìn nhận ở đây, cả Nga, Trung đều đang chịu thế cô lập, và buộc họ phải đến với nhau và tìm đến mọi quốc gia chịu chơi với mình. Và cuộc diễn tập “Sứ mệnh hòa bình” này dù có kế hoạch trước, nhưng cũng là một bước đánh tiếng với thế giới rằng họ vẫn còn bạn, vẫn còn người có thể sát cánh trong những lợi ích chung và nguy cơ chung.
Có thể nói rằng, SCO không phải liên minh quân sự, nhưng đang là một quân cờ để Nga, Trung níu giữ thể diện chính trị trước quốc tế.
Những sự cô lập và tự cô lập mà Nga, Trung Quốc đang phải hứng chịu, những tham vọng mà hai quốc gia này đang mang… không có gì đảm bảo họ sẽ không tìm kiếm, xây dựng một liên minh quân sự trong tương lai, với tất cả những ai chịu đứng chung hàng ngũ.
Theo Đất Việt
Trung Quốc cấm biển để tập trận?
Các cuộc tập trận rầm rộ của Trung Quốc trên một loạt vùng biển có tranh chấp giữa Bắc Kinh và các láng giềng ở Biển Đông, biển Hoa Đông, biển Hoàng Hải, diễn ra gần như cùng lúc, là động thái bình thường hay không bình thường?
Tàu khu trục mang tên lửa của Hải quân Trung Quốc tham gia tập trận trên Biển Đông ngày 26/7/2014
Theo thông báo của Cục Hải sự Trung Quốc đăng trên website của cơ quan này, từ ngày 29/7/2014, Trung Quốc bắt đầu tiến hành thêm một cuộc tập trận trong 5 ngày ở biển Hoa Đông - nơi nước này đang có tranh chấp chủ quyền với Nhật Bản.
Động thái này diễn ra vào lúc Trung Quốc đang thực hiện hai cuộc tập trận khác: Một cuộc tập trận bắn đạn thật ở vịnh Bắc Bộ, tuy nằm trong vùng biển Trung Quốc nhưng khá gần đường phân định ranh giới lãnh hải với Việt Nam và một cuộc khác ở Hoàng Hải, eo biển Bột Hải, gần bán đảo Triều Tiên và biển Hoa Đông. Cả hai cuộc tập trận này sẽ kết thúc vào ngày 1/8 tới.
Quy mô của những cuộc tập trận này lớn đến nỗi Cục Hải sự Trung Quốc phải ra thông báo cấm tất cả tàu thuyền ra vào các khu vực trên trong thời gian tập trận diễn ra (đối với khu vực Vịnh Bắc Bộ), từ 4 đến 16 giờ trong thời gian từ 25/7-1/8 (đối với cuộc tập trận ở Bột Hải, Hoàng Hải) và từ 0 đến 16 giờ mỗi ngày trong thời gian 29/7 - 2/8 (đối với khu vực biển Hoa Đông).
Ngay cả hoạt động của các hãng hàng không Trung Quốc cũng bị ảnh hưởng do các "hoạt động đặc biệt này". Các sân bay và chuyến bay đến những thành phố phía đông bờ biển Trung Quốc như Thượng Hải, Nam Kinh, Hàng Châu, Tế Nam, Hợp Phì, Vô Tích, Ninh Ba, Thanh Đảo, Trịnh Châu và Liên Vân cảng đều ở trong tình trạng có thể phải hủy hoặc hoãn chuyến do nằm sát với vùng quân sự Nam Kinh và Tế Nam. Đơn cử như China Southern Airlines vào tuần trước đã phải hủy bỏ 25% các chuyến bay ở hơn 10 sân bay, kể cả ở Thượng Hải, do "cường độ tập trận cao". Theo Tân Hoa Xã, các hãng hàng không phải giảm hoặc đình hoãn các chuyến bay sau khi quân đội Trung Quốc bắt đầu các cuộc tập trận bắn đạn thật trong vòng 3 tháng tại sáu quân khu, bao gồm cả không phận Thượng Hải.
Lưu Giang Bình - một chuyên gia hải quân tại Đại học Beihang (Trung Quốc) đánh giá: "Các cuộc tập trận năm nay có nhiều đặc điểm mới. Chúng kéo dài hơn, có những mục tiêu huấn luyện cụ thể hơn, định hướng chiến đấu rõ ràng hơn và đòi hỏi sự hợp tác thuần thục hơn giữa các đơn vị khác nhau".
Theo ông Lưu, sự thay đổi này xuất phát từ yêu cầu của Chủ tịch nước kiêm Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Tập Cận Bình - người đã đặt mục tiêu xây dựng một đội quân hùng mạnh, sẵn sàng chiến đấu và giành chiến thắng trong bất kỳ cuộc chiến tranh nào. Lãnh đạo Trung Quốc cũng chú trọng phát triển hải quân và sử dụng lực lượng này làm nòng cốt để tiến hành các hoạt động hung hăng hòng xác quyết các đòi hỏi chủ quyền phi lý trong khu vực.
Mặc dù Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết, các cuộc tập trận nói trên là một phần của hoạt động huấn luyện thường xuyên của quân đội nước này, để kiểm tra và nâng cao khả năng tác chiến, song, theo giới phân tích, đây là lần hiếm hoi Quân giải phóng nhân dân Trung Hoa (PLA) tiến hành tập trận gần như cùng lúc trên 4 biển, với quy mô được đánh giá là "lớn nhất" trong vài năm trở lại đây, cả về chiều rộng lẫn chiều sâu.
Và người ta không thể không đặt câu hỏi về hoạt động "bình thường" này của Trung Quốc, bởi nó diễn ra trong bối cảnh căng thẳng tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông và biển Hoa Đông giữa Bắc Kinh và các nước láng giềng đang cực kỳ căng thẳng, đặc biệt được đẩy lên cao từ sau khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép trong vùng biển Việt Nam và xây đảo nhân tạo, thay đổi hiện trạng ở quần đảo Trường Sa - nơi tồn tại nhiều tuyên bố chủ quyền chồng lấn. Bên cạnh đó, các cuộc tập trận được tổ chức vào dịp Trung Quốc đang rầm rộ tiến hành các hoạt động chuẩn bị kỷ niệm 120 năm ngày xảy ra chiến tranh Trung - Nhật (25/7), 84 năm ngày xảy ra sự biến Mukden (Thẩm Dương) (18/9). Ngoài ra, sự kiện trên còn trùng với thời gian hải quân Mỹ, Nhật, Ấn Độ tập trận hải quân chung ở vùng biển phía nam Nhật Bản từ ngày 25 - 30/7.
Chuyên gia quân sự Trương Quân Xã cho rằng, thông qua các cuộc tập trận trên, Trung Quốc muốn khẳng định với những quốc gia đang có tranh chấp chủ quyền với Bắc Kinh tại quần đảo Trường Sa, bãi cạn Scarborough và quần đảo Senkaku/Điếu Ngư rằng quân đội nước này có khả năng giành lại những "vùng lãnh thổ đã bị mất". Ngoài ra, Trung Quốc còn muốn ngăn Nhật Bản tái diễn một cuộc xâm lược như xưa.
Sự phô trương sức mạnh và thông điệp ngầm này, theo nhận định của giáo sư Suh Jin Young, chuyên gia về Trung Quốc thuộc đại học Seoul, Hàn Quốc, thể hiện rõ cách thức hành xử của Bắc Kinh, "cho thấy Trung Quốc đang làm gia tăng các căng thẳng quân sự".
Theo Năng Lượng Mới
Trung Quốc tập trận rầm rộ làm hàng trăm chuyến bay phải hủy Hàng trăm chuyến bay đến và đi từ các thành phố miền đông Trung Quốc đã bị hủy bỏ hoặc trì hoãn hồi đầu tuần này. Phương tiện truyền thông nhà nước đã cảnh báo rằng tình trạng này còn nhiều hơn nữa trong vài tuần tới. Lý do mà báo chí Mỹ tìm hiểu là để phục vụ quân đội tập trận....