Trung Quốc muốn gì khi điều tàu sân bay Liêu Ninh tới Hong Kong?
Theo giới phân tích, chuyến thăm cảng lần đầu tiên của tàu sân bay Liêu Ninh là nhằm đánh dấu buổi lễ kỷ niệm 20 năm ngày thành phố này được Anh trao trả cho Trung Quốc diễn ra vào tháng tới cũng như thể hiện tinh thần dân tộc và sức mạnh quân sự.
Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) đưa tin vào tuần tới, nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình cũng sẽ lần đầu tiên thực hiện chuyến thăm Hong Kong kể từ khi ông này lên nắm quyền lãnh đạo hồi năm 2013.
Mặc dù, sự xuất hiện của các tàu chiến và tàu sân bay Mỹ ở Hong Kong được xem là điều hết sức bình thường, thì sự hiện diện của một trong những biểu tượng của hải quân Trung Quốc là tàu sân bay Liêu Ninh lại nhận được sự quan tâm đặc biệt từ phía dư luận. Bởi ngay cả người dân ở Trung Quốc đại lục cũng chưa có cơ hội được khám phá chiếc tàu sân bay mà Bắc Kinh đã mua lại của Ukraine vào năm 1998 và sau đó tân trang lại.
Tàu sân bay Liêu Ninh của quân đội Trung Quốc sẽ thực hiện chuyến thăm cảng Hong Kong lần đầu tiên.
Theo giới phân tích, chuyến thăm cảng Hong Kong lần đầu tiên của Liêu Ninh là nhằm thể hiện lòng yêu nước đồng thời giúp quân đội Trung Quốc phô trương sức mạnh quân sự trong bối cảnh căng thẳng ở Biển Đông chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
“Việc cho phép người dân Hong Kong chiêm ngưỡng thành tựu phát triển của quân đội Trung Quốc là nhằm tăng cường tinh thần yêu nước. Liêu Ninh hiện là quân bài chính của quân đội Trung Quốc, do đó chuyến thăm cảng Hong Kong sẽ là cơ hội hiếm có để cho lực lượng này thể hiện sức mạnh cũng như sự tự tin với toàn thế giới”, SCMP dẫn lời chuyên gia quân sự Zhou Chenming.
Trong khi đó, chuyên gia Collin Koh tại Đại học Công nghệ Nanyang của Singapore cho rằng, sự xuất hiện của Liêu Ninh ở Hong Kong còn nhằm khích lệ tinh thần và sự ủng hộ từ các binh sĩ.
Video đang HOT
Cũng theo hai chuyên gia trên, sự hiện diện của Liêu Ninh ở Hong Kong sẽ gửi đi thông điệp rằng Trung Quốc quyết tâm bảo vệ quyền chủ quyền và hợp nhất lãnh thổ.
Thậm chí theo ông Zhou, hải quân Trung Quốc sẽ sẵn sàng “đi khắp thế giới” và chuyến thăm cảng Hong Kong còn là lời nhắn nhủ của Bắc Kinh nhằm ngăn chặn Hong Kong và Đài Loan thực hiện kế hoạch tách riêng và trở thành những quốc gia độc lập.
Theo ông Zhou, chuyến thăm cảng Hong Kong sẽ mở đường cho hoạt động của Hạm đội Nam Hải, lực lượng chuyên trách đảm bảo an ninh hàng hải ở Biển Đông, cũng như trải thảm cho hoạt động của các tàu sân bay Trung Quốc trong tương lai.
(Theo Infonet)
Lý do Hải quân Trung Quốc không thể soán ngôi Mỹ
Sau khi đưa tàu sân bay nội địa vào hoạt động, Trung Quốc sẽ thực sự vươn lên thành cường quốc tàu sâu bay thứ 2 trên thế giới. Tuy nhiên, dù có cố gắng thế nào, Trung Quốc cũng không thể soán ngôi cường quốc Hải quân số một thế giới của Mỹ vì lý do sau đây.
Nhân viên tàu sân bay Liêu Ninh, Trung Quốc hướng dẫn chiến đấu cơ J-15 cất/hạ cánh
Các chuyên gia nhận định, thủy thủ đoàn trên tàu sân bay của Trung Quốc không thể đạt chuẩn quốc tế chính là lý do khiến việc soán ngôi cường quốc Hải quân số một thế giới của Mỹ đối với Bắc Kinh là một việc làm bất khả thi.
"Một tàu sân bay cần được bảo trì thường xuyên trên quy mô lớn. Trung Quốc cần 4 nhóm tàu sân bay nếu muốn thực hiện đầy đủ các sứ mệnh hộ tống trên biển và bảo vệ các lợi ích quốc gia ở nước ngoài của họ", chuyên gia hải quân Trung Quốc Li Jie nhấn mạnh.
"Một tàu sân bay duy nhất thì không thể trở thành một lực lượng chiến đấu bởi nó cần sự hỗ trợ từ các tàu chiến khác để lập thành một nhóm tấn công, cũng như sự bảo vệ từ những tàu này", ông Li cho biết thêm.
Các thành viên trên tàu sân bay Liêu Ninh, Trung Quốc.
Hải quân Mỹ đang duy trì 10 nhóm tấn công tàu sân bay đặt tại các căn cứ Hải quân tại Mỹ cũng như nước ngoài. Một đội thứ 11 sẽ đi vào hoạt động khi tàu sân bay USS Gerald R. Ford hạ thủy.
Còn Trung Quốc hiện chỉ có một tàu sân bay hoạt động thường xuyên đó là Liêu Ninh, vốn được nước này tân trang lại sau khi thu mua từ Ukraine.
Ngày 26.4, Trung Quốc đã hạ thủy tàu sân bay thứ 2, do chính nước này đóng và dự kiến phải mất 3 năm thử nghiệm nó trước khi chính thức đưa tàu vào sử dụng.
Các chiến đấu cơ J-15 tập trung trên boong tàu sân bay Liêu Ninh, Trung Quốc.
Ông Li nhấn mạnh rằng, một nhóm tấn công tàu sân bay cần 4.500 đến 5.000 thành viên thủy thủ đoàn, bao gồm phi công chiến đấu, các sĩ quan điều hành không quân, kỹ sư và thủy thủ đoàn trên các tàu chiến khác.
Hai tàu sân bay Trung Quốc sẽ cần khoảng 10.000 thủy thủ đoàn để hoạt động đầy đủ.
Trong khi đó, khi các quan chức hải quân bắt đầu vận hành Liêu Ninh, họ phải đối mặt với nhiều thách thức lớn, đó là chỉ huy hơn 2.000 thủy thủ đoàn từ 19 nhóm dân tộc, theo một phim tài liệu của Đài Truyền hình Trung Ương Trung Quốc, phát sóng hồi tháng 3.
Ngoài ra, so với Mỹ, vốn đã có hơn 100 năm kinh nghiệm vận hành, thì Trung Quốc, theo một chuyên gia "chỉ là học sinh mầm non".
Theo nhà quan sát quân đội Macao, Antony Wong Dong, hệ thống điều hành của Hải quân Trung Quốc vẫn không đáp ứng được các yêu cầu của một đội tàu chiến phải hoạt động lâu dài trên đại dương. Hiện Hải quân Trung Quốc chỉ đang trong giai đoạn chuyển từ Hải quân ven biển sang Hải quân nước xanh.
Theo Danviet
Triều Tiên nhìn từ thành phố viễn biên Trung Quốc Đan Đông là thành phố biên giới lớn nhất Trung Quốc mỗi ngày đón tiếp hàng chục nghìn khách tham quan tới ngắm nhìn đất nước bí ẩn Triều Tiên qua sông Áp Lục. Mặt trời mọc trên cầu Hữu Nghị vượt sông Áp Lục, nối hai bờ biên giới Triều - Trung. Áp Lục là con sông phân chia biên giới Triều...