Trung Quốc muốn dùng vệ tinh theo dõi từng tàu chiến trên Biển Đông
Bắc Kinh đang lên kế hoạch phóng lên không gian 10 vệ tinh để theo dõi và giám sát từng tàu chiến trên khu vực Biển Đông, động thái nhằm củng cố yêu sách chủ quyền phi lý.
Kế hoạch này sẽ tạo ra một mạng lưới giám sát trong không gian, tập trung vào Biển Đông, khu vực mà Trung Quốc đang thực hiện những yêu sách chủ quyền phi lý. Vệ tinh đầu tiên sẽ được phóng lên không gian vào năm tới.
Hãng thông tấn nhà nước China News Service cho biết, trong số 10 vệ tinh được phóng lên quỹ đạo, có 6 vệ tinh quang học, 2 vệ tinh siêu quang phổ và 2 vệ tinh radar.
Chúng sẽ hình thành mạng lưới vệ tinh Hải Nam, tạo ra mạng lưới giám sát hình ảnh trong không gian. Trung tâm điều khiển sẽ được đặt tại đảo Hải Nam.
Một vệ tinh của Trung Quốc. Ảnh: AFP
“Mỗi rạn san hô, tàu thuyền các loại ở Biển Đông sẽ được theo dõi bởi con mắt trong không gian” Yang Tianliang, giám đốc Viện Viễn thám Sanya, Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, nói với SCMP. Vị giám đốc này biện minh rằng các vệ tinh sẽ tăng cường bảo vệ nghề cá, tìm kiếm cứu nạn trên biển.
10 vệ tinh giám sát sẽ cho phép Trung Quốc theo dõi chặt chẽ các vùng tranh chấp chủ quyền, cũng như hoạt động của các tàu thương mại và quân sự của nước ngoài trong khu vực. Dự án dự kiến hoàn thành vào năm 2021.
Theo Asia Times, các vệ tinh có thể quét toàn bộ khu vực rộng 3,5 triệu km2 trên Biển Đông và tạo ra cơ sở dữ liệu vệ tinh có thể cập nhật trong vài ngày.
Video đang HOT
Bắc Kinh nói rằng sẽ minh bạch và chia sẻ thông tin với các nước khác. Tuy nhiên, những nỗ lực trấn an các nước láng giềng không thành công và các nước trong khu vực hết sức quan ngại khi Trung Quốc đã tăng cường đáng kể sự hiện diện quân sự trong khu vực thời gian qua. Nước này triển khai hệ thống phòng thủ, công nghệ gây nhiễu, tên lửa hành trình chống tàu trên các thực thể Bắc Kinh chiếm đóng trái phép.
Tàu khu trục USS John S. McCain của Mỹ tuần tra trên Biển Đông. Ảnh: Reuters.
Trong những tuần gần đây, Trung Quốc liên tục đe dọa máy bay nước ngoài hoạt động trên không phận quốc tế ở Biển Đông, khu vực vốn được bảo vệ theo luật pháp quốc tế. Ngày 13/8, một máy bay của Philippines liên tục nhận được cảnh báo rời khỏi khu vực khi bay gần quần đảo Trường Sa.
Trước đó, ngày 10/8, Trung Quốc đã 6 lần phát đi tín hiệu cảnh báo đe dọa máy bay tuần tra hàng hải P-8A Poseidon của Mỹ hoạt động trên không phận quốc tế ở Biển Đông. Tuy vậy, máy bay Mỹ vẫn tiếp tục làm nhiệm vụ bất chấp cảnh báo.
Sự việc xảy ra chỉ vài tháng sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis cáo buộc Trung Quốc thực hiện hành vi “đe dọa và ép buộc” trên Biển Đông tại Đối thoại Shangri-la ở Singapore. Ngày 16/8, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte yêu cầu Trung Quốc xem xét lại hành vi của Bắc Kinh trong vùng biển khu vực
Cú ‘nhất tiễn song tinh’ đầu tiên của Trung Quốc năm 2018 Tên lửa Trường Chinh 3B cùng lúc mang theo 2 vệ tinh Bắc Đẩu 3 được phóng lên quỹ đạo từ bãi phóng ở tỉnh Tứ Xuyên phía tây nam Trung Quốc vào sáng 12/1.
Trung Hiếu
Theo Danviet
Mỹ tuyên bố không để Trung Quốc 'viết lại quy tắc' trên Biển Đông
Một quan chức quốc phòng Mỹ hôm 16/8 khẳng định Washington sẽ không để Trung Quốc "viết lại quy tắc" trên Biển Đông hay thay đổi luật pháp quốc tế
"Chúng tôi sẽ không cho phép Trung Quốc viết lại các quy tắc ở các tuyến đường trên biển hay thay đổi luật pháp quốc tế ở Biển Đông. Chúng tôi sẽ bay, di chuyển tàu và hoạt động theo quy định của luật pháp quốc tế. Tôn chỉ của Mỹ là chỉ hoạt động hợp pháp và chúng tôi vẫn sẽ tiếp tục các hoạt động hợp pháp này", Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Randall Schriver khẳng định trong cuộc phỏng vấn với các phóng viên tại Đại sứ quán Mỹ ở Manila, Philippines.
Khi được hỏi về việc Trung Quốc xua đuổi một trinh sát cơ của hải quân Mỹ hoạt động trên Biển Đông hôm 10/8, ông Schriver cho biết đây không phải là lần đầu tiên Bắc Kinh thách thức Washington và lực lượng đồng minh ở khu vực này.
Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Randall Schriver. (Ảnh: Rappler)
"Tôi nghĩ chúng ta cần nhất quán hành động và người Trung Quốc cần phải hiểu rằng thử thách kiểu này sẽ không thể thay đổi hành động của chúng ta.", trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nhấn mạnh.
Vị quan chức Mỹ cho biết thêm rằng Washington đang xem xét năng lực phát triển của các đồng minh trong khu vực và có những hỗ trợ dựa trên những đánh giá này.
Đối với Philippines, đồng minh lâu năm của Mỹ, ông Schriver khẳng định Washington sẵn sàng giúp đỡ Manila đáp trả nếu Trung Quốc có ý định đe dọa an ninh, chủ quyền Philippines.
"Chúng tôi vẫn sẽ là đồng minh. Không nên có bất cứ hiểu lầm hay thiếu minh bạch nào về sự cam kết về tinh thần và bản chất cam kết giữa 2 bên. Chúng tôi sẽ giúp Philippines đáp trả một cách phù hợp", ông Randall Schriver nói.
Trung Quốc thời gian qua đã tăng cường các hoạt động quân sự tại nhiều đảo nhân tạo mà nước này chiếm đóng trái phép trên Biển Đông.
Trong một tuyên bố gửi Reuters ngày 16/8 Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố các vùng biển và vùng trời nước này tuyên bố chủ quyền là lãnh thổ cố hữu, đồng thời khẳng định Trung Quốc vẫn luôn tôn trọng quyền tự do hàng hải và các chuyến bay của các nước tại Biển Đông theo luật pháp quốc tế.
"Nhưng Trung Quốc có quyền thực hiện các bước cần thiết để đáp trả máy bay và các tàu nước ngoài cố ý đến gần hoặc xâm nhập vùng trời và vùng biển gần các đảo Trung Quốc tuyên bố chủ quyền, đáp trả các hành động khiêu khích đe dọa đến an toàn của người Trung Quốc", Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố.
Kể từ khi nhậm chức vào giữa năm 2016, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tỏ rõ quan điểm muốn xoay trục trong quan hệ với Mỹ và xích gần hơn với Trung Quốc và Nga.
Tuy nhiên, ông Schriver cảnh báo việc Philippines mua một lượng lớn vũ khí như tàu ngầm của Nga sẽ không có lợi cho quan hệ đồng minh giữa 2 nước.
"Tôi cho rằng chúng tôi là đối tác tốt hơn Nga", trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ khẳng định.
(Nguồn: Rappler, Philstar)
Theo VTC
Trung Quốc âm mưu phóng hàng loạt vệ tinh để theo dõi Biển Đông Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố sẽ phóng hàng loạt các vệ tinh để theo dõi Biển Đông, nơi Bắc Kinh thực hiện các hành vi bồi đắp, quân sự hóa, bất chấp sự phản đối của cộng đồng quốc tế. Ảnh vệ tinh ngày 9/3/2017 chụp hệ thống radar phi pháp của Trung Quốc tại khu vực phía đông của đá Chữ...