Trung Quốc muốn độc chiếm Biển Đông để cân bằng cán cân hạt nhân với Mỹ?
Độc chiếm Biển Đông không chỉ là mưu đồ nhằm giúp Trung Quốc sở hữu một khu vực biển rộng lớn giàu tài nguyên thiên nhiên và có nhiều tuyến hàng hải then chốt, mà đây còn là bàn đạp giúp Bắc Kinh đẩy các lực lượng Mỹ ra xa khỏi khu vực.
Một khi làm chủ được Biển Đông, Trung Quốc sẽ tạo ra vùng đệm an toàn cho các tàu ngầm hoạt động (Ảnh: CNS)
Đây là đánh giá của các chuyên gia từ Trung tâm nghiên quốc tế và chiến lược (CSIS). Theo đó, việc Trung Quốc ngày càng quyết liệt và hung hăng trong hiện thực hóa các tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông, không chỉ nhằm độc chiếm vùng biển giàu tài nguyên với các tuyến hàng hải then chốt thế giới, mà còn vì mưu đồ quân sự.
Trên đảo Hải Nam, ở rìa phía Bắc của Biển Đông, Trung Quốc hiện có nhiều căn cứ tàu ngầm hạt nhân, bao gồm 4 chiếc được trang bị tên lửa đạn đạo. Dù vậy, vấn đề của nước này đó là họ bị bao bọc trong đường bờ biển hẹp.
Về địa lý, Trung Quốc giáp Hoàng Hải, biển Hoa Đông và Biển Đông. Điều này có nghĩa là lối ra Thái Bình Dương và các vùng biển xa hơn duy nhất của họ là thông qua các eo biển hẹp, tiếp giáp với Nhật, Philippines, Singapore, Malaysia hoặc Indonesia.
Nhà nghiên cứu Brad Glosserman, đến từ văn phòng tại Honolulu của Trung tâm quốc tế và chiến lược (CSIS) cho rằng, một trong những lý do Bắc Kinh thúc đẩy những tuyên bố chủ quyền với hầu hết các bãi đá, hòn đảo trên Biển Đông, bất chấp phản ứng của Việt Nam và Philippines, là nhằm đẩy hải quân Mỹ ra khỏi khu vực.
Ngay từ trước khi Mỹ đưa ra đề xuất tăng mạnh hoạt động tuần tra của hải quân quanh các đảo nhân tạo của Trung Quốc trên Biển Đông hồi tuần này, các tàu và máy bay của nước này vẫn thường xuyên bám sát các tàu ngầm Trung Quốc, điều mà Bắc Kinh rõ ràng không thể hài lòng.
Video đang HOT
Trung Quốc “quan ngại nhất” về việc tình báo Mỹ thu thập thông tin tại Biển Đông, Wu Shicun, chủ tịch Viện quốc gia nghiên cứu Biển Đông của Trung Quốc khẳng định với các phóng viên nuớc ngoài hôm thứ Tư.
Nếu Bắc Kinh có thể đẩy các tàu, máy bay do thám đó ra xa bằng cách tạo lập chủ quyền với hầu hết Biển Đông, bất chấp phản ứng từ các nước láng giềng, theo ông Glosserman, thì điều này sẽ giúp các tàu ngầm Trung Quốc dễ dàng tiến ra Thái Bình Dương, mà không cần phải đề cập nhiều tới việc này.
Giới chức ngoại giao và quân sự Trung Quốc từng tuyên bố nước này không có ý định hạn chế tự do hàng hải và giao thông hàng không trên Biển Đông, miễn là hoạt động đó diễn ra “theo đúng luật pháp quốc tế”.
Tuy vậy, Zhou Bo, một thượng tá của văn phòng đối ngoại bộ quốc phòng Trung Quốc, hôm thứ Ba vừa qua cho rằng điều đó vẫn khiến Trung Quốc và Mỹ có nhiều tranh cãi do cách lý giải luật pháp quốc tế của họ về vấn đề này hoàn toàn khác nhau.
Và với vấn đề tàu ngầm, vẫn có một cách nhìn khác trong vấn đề này. Tàu ngầm hạt nhân luôn được xem như một công cụ răn đe một cuộc chiến tranh hạt nhân. Các tàu ngầm Trung Quốc về thực tế không có giá trị gì trong các cuộc tranh chấp với Việt Nam hay Philippines, thay vào đó lý do duy nhất để sở hữu chúng là răn đe một cuộc tấn công của Mỹ.
Các tàu ngầm khó bị tiêu diệt hơn so với các tên lửa đạn đạo liên lục địa trên mặt đất hoặc máy bay ném bom hạt nhân – và khiến chúng là vũ khí giá trị nhất trong kho vũ khí răn đe của mọi quốc gia.
Vấn đề của Trung Quốc đó là, các tàu ngầm của họ hoạt động quá ồn nên dễ bị phát hiện. Do đó nước này cần tìm ra một tuyến đường hoạt động phù hợp. Không thể luôn để các tàu ngầm tại cảng, bởi bất kỳ sự triển khai đột ngột nào trong tình huống khủng hoảng sẽ khiến nước này bị động.
Nhưng đồng thời các tàu này không thể hoạt động ngoài khơi xa, do có thể dễ dàng bị hải quân Mỹ phát hiện và theo dõi. Tong Zhao, một nhà phân tích tại Trung tâm chính sách toàn cầu Carnegie-Tsinghua tại Bắc Kinh, cho rằng Trung Quốc có vẻ đã quyết định theo chính sách pháo đài, sử dụng chính Biển Đông làm pháo đài.
Nếu bằng các biện pháp áp đặt chủ quyền, Trung Quốc có thể biến Biển Đông thành “ao nhà”, được canh gác bởi các tàu mặt nước và máy bay quân sự, tàu ngầm của họ sẽ có được một hành lang an toàn để hoạt động.
Thanh Tùng
Theo Dantri/ Washington Post
Trung Quốc biến cảnh sát biển thành hải quân thứ hai hòng "chiếm Biển Đông"
Tình báo Mỹ cho biết Bắc Kinh đã hợp nhất các đơn vị cảnh sát biển và đẩy mạnh trang bị các vũ khí hạng nặng hòng biến cảnh sát biển trở thành lực lượng hải quân thứ hai của mình. Đây là một phần trong chiến dịch "chiếm Biển Đông" của Trung Quốc.
Một tàu của lực lượng cảnh sát biển Trung Quốc. (Ảnh: Xinhua)
Báo Đài Loan Want China Times hôm nay đưa tin, trang quân sự Strategy Page của Mỹ dẫn nguồn tin tình báo nước này cho biết, bằng cách đưa vào biên chế nhiều tàu vũ trang hạng nặng với kích thước lớn, Trung Quốc đã chuyển đổi thành công lực lượng Cảnh sát biển của nước này thành lực lượng hải quân thứ hai.
Theo nguồn tin của Strategy Page, chỉ tính riêng trong năm 2014, Bắc Kinh đã biên chế thêm 60 tàu chiến các loại, trong đó có nhiều tàu vũ trang cho cảnh sát biển. Chiều hướng này được dự báo sẽ tiếp tục tăng trong hai năm 2015 và 2016.
Theo kế hoạch tích lũy hải quân của Trung Quốc, nước này sẽ xây dựng 1 lực lượng hải quân hùng hậu cho PLA với một số tàu sân bay, 26 khu trục hạm, 52 khu trục cỡ nhỏ, 20 tàu hộ vệ, 85 tàu tuần tra trang bị tên lửa, 56 tàu đổ bộ, 42 tàu dò mìn và gần 500 phương tiện hỗ trợ. Trong số đó, có 10% là tàu đi biển cỡ lớn.
Tình báo Mỹ nhận định rằng Trung Quốc đã kết hợp khá thành công 4 trong số 5 cơ quan cảnh sát biển của mình thành 1 đơn vị thống nhất đó là Cơ quan cảnh sát biển Trung Quốc.
Trước đây, do một quy định cũ, Bắc Kinh có nhiều cơ quan tuần tra biển khác nhau nhằm đảm bảo mọi lực lượng đều trung thành với đảng cầm quyền. Nhưng trong những năm gần đây, Trung Quốc có xu hướng kết hợp chúng thành một lực lượng thống nhất để dễ kiểm soát và tăng hiệu quả hoạt động.
Hoạt động hợp nhất này đã tiêu tốn khá nhiều công sức, thời gian và tiền của. Bắc Kinh đã phải mất nhiều tháng trời để sơn lại hàng trăm con tàu. Ngoài ra, Trung Quốc cũng trang bị thêm các vũ khí hạng nặng cho các tàu của lực lượng cảnh sát biển.
Việc thiết lập Cơ quan cảnh sát biển chuyên biệt và thống nhất là một phần trong chiến lược quen thuộc của Trung Quốc nhằm tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông.
Bắc Kinh ngang nhiên tuyên bố chủ quyền hầu như trên toàn bộ Biển Đông, và sử dụng các tàu cảnh sát biển liên tục tuần tra phi pháp tại đây thay vì cử các tàu hải quân để đạt được yêu sách của mình.
Hiện Trung Quốc đang tiến hành đóng mới hàng chục tàu cho lực lượng cảnh sát biển, trang bị nhiều vũ khí hạng nặng, trong đó có tên lửa. Hơn nữa, nước này còn tiến hành xây dựng hàng loạt các căn cứ cho lực lượng này tại các vùng biển tranh chấp, thông qua các dự án cải tạo đảo phi pháp trên Biển Đông.
Các hành động xây đắp trái phép của Trung Quốc đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của Mỹ và các nước ASEAN.
Thoa Phạm
Theo Dantri/ Want China Times
Châu Á chạy đua tàu ngầm với Trung Quốc, Nhật sẽ bán 6 tàu ngầm cho Ấn Độ Nhiều nước châu Á-Thái Bình Đương đang tìm cách xây dựng, tăng cường năng lực hạm đội tàu ngầm, đáng chú ý như Indonesia, Việt Nam, Thái Lan, Hàn Quốc... Tờ "Tin tức Tham khảo" Trung Quốc ngày 25 tháng 4 dẫn trang mạng nguyệt san "Lợi ích quốc gia" Mỹ ngày 23 đưa tin, Thái Lan trở thành một quốc gia châu...