‘Trung Quốc muốn bá quyền trên biển Đông’
Nhà ngoại giao kỳ cựu Mỹ cho rằng phải coi việc Trung Quốc hung hăng theo đuổi mưu đồ bá quyền trên biển ông là hành động “quấy rối và tiềm ẩn nguy hiểm”.
Báo chí thế giới bày tỏ quan ngại về những hành động xây mới đảo nhân tạo của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: Tuổi Trẻ.
Trả lời PV, David Brown, một nhà ngoại giao kỳ cựu người Mỹ, cho rằng Washington phải coi việc Trung Quốc hung hăng theo đuổi mưu đồ bá quyền trên Biển Đông là hành động “quấy rối và tiềm ẩn nguy hiểm”.
“Mỹ đã tăng cường các hoạt động do thám trong khu vực Biển Đông kể từ sự kiện Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển Việt Nam”, ông David Brown nói. “Dĩ nhiên, Washington đang theo dõi sát sao hoạt động &’xây đảo’ của Bắc Kinh tại các bãi đá và san hô thuộc quần đảo Trường Sa”.
“Bên cạnh đó, chính phủ Mỹ cũng hỗ trợ Việt Nam và Philippines cải thiện năng lực do thám hàng hải và chia sẻ thông tin với Hà Nội và Manila. Nhiều năm qua, Mỹ dựa vào máy bay do thám P-3, sử dụng từ những năm 1960, cho các hoạt động thu thập thông tin. Từ năm nay, máy bay P-8, hiện đại và nhiều khả năng, sẽ được đưa vào sử dụng ở khu vực Biển Đông”.
- Trả lời phỏng vấn kênh truyền hình Russia Today của Nga, ông Victor Gao, giám đốc Viện Nghiên cứu quốc tế Trung Quốc, cho rằng sự tăng cường các hoạt động quân sự của Mỹ ở Biển Đông mang tính “thù địch”, có thể gây ra bất ổn trong khu vực tranh chấp. Liệu điều đó có đúng thực tế?
- Hậu quả sẽ khó tránh khỏi nếu Mỹ không tham gia vào việc bảo đảm tình trạng cân bằng ở Biển Đông. Washington theo đuổi hai mục tiêu:
Thứ nhất, từ lâu, Mỹ quan tâm nhiều đến sự an toàn hàng hải trên Biển Đông.
Giống như nhiều quốc gia khác phụ thuộc nhiều vào tự do vận chuyển thương mại trên vùng biển được xem là “ịa Trung Hải của châu Á” này, Mỹ phải coi việc Trung Quốc hung hăng theo đuổi mưu đồ bá quyền trên Biển Đông là hành động “quấy rối và tiềm tàng nguy hiểm”.
Video đang HOT
Mỹ đưa các lực lượng quân sự vào vùng biển phía tây Thái Bình Dương với ý định giúp duy trì môi trường cho phép các hoạt động thương mại diễn ra thuận lợi và mang lại lợi ích cho tất cả các nước, bao gồm Trung Quốc.
Thứ hai, không quốc gia nào, dù là nước lớn, có quyền bắt nạt các quốc gia khác.
Hệ thống luật pháp quốc tế luôn sẵn sàng giải quyết các tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông và Washington, trong khả năng có thể, sẽ thúc đẩy các điều kiện bảo đảm sự hòa giải hòa bình giữa các bên tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông.
- Giám đốc tình báo quốc gia Mỹ James Clapper vừa tố cáo Trung Quốc có hành động hung hăng trên Biển Đông. áp lại, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói thái độ của Bắc Kinh là “kiềm chế và có trách nhiệm”? Xin ông đánh giá về “tính trách nhiệm” của Bắc Kinh?
- ó là quan điểm của Trung Quốc. Trung Quốc đã sở hữu bảy “thực thể bị chiếm đóng” (các bãi đá và bãi san hô) ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam, như đảo Gạc Ma, khu vực mà Trung Quốc chiếm của Việt Nam vào năm 1988.
Khi ký kết bản Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) vào năm 2002, Trung Quốc đồng ý kiềm chế các hoạt động làm phức tạp hoặc gia tăng tranh chấp, gây ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định trong khu vực.
Do vậy, một nhà quan sát không thiên vị chắc chắn sẽ kết luận rằng hoạt động xây đảo của Trung Quốc thời gian gần đây “vừa không kiềm chế, vừa vô trách nhiệm”.
Trung Quốc tuyên bố rằng nước này chỉ đang làm những việc giống như các nước khác đã làm, trong đó có Việt Nam. Nhưng trên thực tế, Việt Nam chỉ thực hiện những biện pháp chống xói mòn tại một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa trong khi các hoạt động kỹ thuật của Trung Quốc chứa tham vọng lớn hơn rất nhiều.
- Trung Quốc đang ngày càng mở rộng các công trình trái phép của họ trên Biển Đông. Theo ông, các quốc gia có chủ quyền và quyền lợi ở Biển Đông cần phải làm gì để ngăn chặn?
- Sự hợp tác giữa các nước ASEAN có tuyên bố chủ quyền đối với các bãi đá, bãi san hô và đảo ở Biển Đông là việc vô cùng cấp bách.
Tôi nghĩ đã đến lúc thành lập mặt trận thống nhất. Công việc này phải là một nhiệm vụ cấp bách và ưu tiên của giới ngoại giao Việt Nam. Indonesia và Singapore nên được mời tham gia những cuộc đối thoại như thế với tư cách là các nhà quan sát và người trợ giúp. Nếu thiết lập thành công vị thế của những quốc gia ASEAN có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, việc đối phó với Trung Quốc sẽ trở nên dễ dàng hơn.
- Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) của Mỹ nhận định Bắc Kinh tỏ ra “bất thường” trong cách thay đổi “quy mô và cấu trúc các đặc điểm đất tự nhiên” ở khu vực Biển Đông. Ông có thể giải thích điểm này rõ hơn?
- Dù Bắc Kinh tuyên bố nước này chỉ làm theo những quốc gia khác, nhưng tất cả hoạt động của Việt Nam, Malaysia và Philippines ở quần đảo Trường Sa chỉ là một phần nhỏ nếu so với các hoạt động kỹ thuật của Trung Quốc ở đây.
Quy mô và tốc độ thành lập những “công trình thực tế” của Bắc Kinh xác nhận một thực tế là một nhóm diều hâu ở Bắc Kinh đang kiểm soát quá trình ra quyết định về vấn đề Biển Đông.
Tuy nhiều người trong đảng Cộng sản và chính quyền Trung Quốc tin rằng thái độ hung hăng không nên xuất hiện trong lợi ích lâu dài của Trung Quốc nhưng họ lại bị “những kẻ được cho là yêu nước” phớt lờ và coi thường.
- Nhiều nhà quan sát cho rằng Trung Quốc đẩy mạnh quân sự hóa quần đảo Trường Sa, có thể không phải vì mục đích phòng thủ? iều đó đúng hay sai?
- Các nhà quan sát đó đã nhận định đúng. Trung Quốc đang phát triển mục tiêu thiết lập bá quyền trên toàn Biển Đông. Các công trình kỹ thuật mà Trung Quốc đang trong quá trình xây dựng trên quần đảo Trường Sa sẽ tạo điều kiện cho Trung Quốc dễ dàng triển khai lực lượng quân sự đến phía nam khu vực hàng hải rộng lớn này.
Ông David Brown là viên chức ngoại giao từng làm việc ở đại sứ quán Mỹ tại Sài Gòn trước năm 1975. Sau đó ông là nhân viên Bộ Ngoại giao Mỹ ở một loạt nước Đông Nam Á khác. Ông rời nhiệm sở năm 1997 và nay được đánh giá là một chuyên gia về Đông Á cũng như những vấn đề năng lượng quốc tế.
Ông David Brown từng trở lại Việt Nam triển khai các dự án giáo dục, bảo tồn môi trường trong nửa cuối của thập niên trước và hiện vẫn đi lại thường xuyên giữa Việt Nam và Mỹ.
Ngoài ra, ông còn là tác giả của nhiều bài viết phân tích về tình hình Biển Đông và về vấn đề thời sự ở Việt Nam trên các tờ báo Asia Times, Asia Sentinel, East Asia Forum, China Economic Quarterly, Asianomics, Foreign Affairs và Yale Global.
Theo Tuổi Trẻ
Trung Quốc phát hàng triệu bản đồ "phi pháp" cho các binh sĩ
Hãng PTI và các báo trực tuyến của Ấn Độ tối 18/7 đưa tin Trung Quốc đang phân phát hàng triệu tấm bản đồ mới cập nhật gây tranh cãi, trong đó có cả bang Arunachal Pradesh của Ấn Độ, cho binh sĩ.
Tấm bản đồ mới của Trung Quốc đã được đem in hàng loạt (Nguồn: Reuters)
Tin cho biết, tất cả các đơn vị quân đội chủ chốt của Trung Quốc sẽ được nhận bản đồ mới. Quân khu Lan Châu, 1 trong 7 quân khu của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA), đã "cập nhật" hơn 15 triệu tấm bản đồ cho binh sĩ.
Mặc dù phương tiện truyền thông chính thức của Trung Quốc không đưa tin về tấm bản đồ mới đã được phân phát cho quân đội, song được biết bản đồ mà Trung Quốc vừa xuất bản bao gồm khu vực biên giới tranh chấp với Ấn Độ, cũng như các khu vực tranh chấp với các nước láng giềng của Bắc Kinh ở Biển Đông và Biển Hoa Đông.
Tháng trước, Ấn Độ đã phản ứng mạnh mẽ khi bản đồ mới của Trung Quốc mô tả bang Arunachal Pradesh như một khu vực ở Nam Tây Tạng.
Hôm 28/6, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ấn Độ khẳng định sự mô tả trên bản đồ không thể thay đổi thực tế rằng bang Arunachal Pradesh là một phần không thể tách rời của Ấn Độ.
Theo Vietnam
Malaysia, Trung Quốc "mắt nhắm mắt mở" với nhau ở Biển Đông? Thái độ im lặng của Bắc Kinh khác hoàn toàn những gì đang diễn ra trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam. Thủ tướng Malaysia Najib Razak và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Tờ The Wall Street Journal ngày 25/6 đưa tin, một tập đoàn năng lượng quốc tế Malaysia phát hiện khí đốt ngoài khơi...