Trung Quốc muốn anh trai ông Kim Jong-un nắm quyền?
Thông tin từ báo giới Đức cho biết có vẻ như Trung Quốc không còn hài lòng với những động thái mới đây của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và đang âm thầm tìm cách đưa anh trai của ông là Kim Jong-nam lên thay thế.
Ông Kim Jong-nam trong một lần tới Bắc Kinh
Không công bố nguồn tin cụ thể, kênh DW của Đức chỉ cho biết thông tin trên được các nguồn tin tình báo cung cấp. Theo đó Bắc Kinh đã chuẩn bị sẵn một kế hoạch cho trường hợp chính quyền của ông Kim Jong-un sụp đổ.
Nguồn tin này khẳng định Trung Quốc đang lặng lẽ khuyến khích sự thay đổi tại Triều Tiên và chuẩn bị cho khả năng ông Kim Jong-nam, anh trai của ông Kim Jong-un lên thay thế.
Năm nay 42 tuổi, ông Kim Jong-nam là con cả của nhà lãnh đạo quá cố Kim Jong-il, người qua đời hồi tháng 12/2011 sau 17 năm cầm quyền. Ông Kim từng được kỳ vọng sẽ trở thành người kế nghiệp cha, tuy nhiên ông bị thất sủng sau một chuyến đi chơi sang Tokyo năm 2001.
Tại sân bay Narita, ông Kim Jong-nam đã bị bắt cùng hai phụ nữ và một bé trai 4 tuổi vì giả mạo hộ chiếu của nước cộng hòa Dominica. Khi đó, Kim Jong-nam thừa nhận mình làm vậy vì muốn tới thăm khu giải trí Disneyland.
Sau vụ bê bối này, ông Kim Jong-nam sống tại Macau và Bắc Kinh và liên tục được giới chức Trung Quốc để mắt tới.
Video đang HOT
Nguồn tin của DW khẳng định một khi vị con cả của gia đình họ Kim lên nắm quyền, em trai của ông sẽ được chấp thuận sống lưu vong, có thể là tại Trung Quốc.
Dù vậy kế hoạch này không kém phần khó khăn, nhất là khi danh tiếng của ông Kim Jong-nam kém hẳn em trai tại quê nhà.
“Trung Quốc có thể đang mơ đến việc ủng hộ Kim Jong-nam trở thành nhà lãnh đạo mới, và ông ta có phần được phương Tây ưa thích hơn Kim Jong-un, nhưng vấn đề đó là không mấy người Triều Tiên biết đến ông ấy”, Ken Kato, giám đốc của tổ chức Nhân quyền tại châu Á, có trụ sở tại Tokyo nói.
“Rất nhiều người Nhật biết nhiều về “gia đình hoàng gia” tại Triều Tiên nhưng thông tin này lại không mấy người Triều Tiên được biết. Ngay cả người dân Bình Nhưỡng cũng biết rất ít về Kim Jong-nam”.
Theo Dantri
Mỹ cử nhóm điều tra thẩm vấn cha mẹ nghi phạm đánh bom
Các nhân viên điều tra Mỹ hôm qua đã tới miền nam nước Nga để gặp gỡ cha mẹ 2 nghi phạm trong vụ đánh bom cuộc đua marathon tại Boston, một quan chức đại sứ quán Mỹ tại Nga cho biết.
Zubeidat Tsarnaeva, mẹ của các nghi phạm.
Cha mẹ của Tamerlan và Dzhokhar Tsarnaev hiện đang sống tại Cộng hòa Dagestan thuộc Nga, nơi có đông người Hồi giáo sinh sống.
Hãng tin AP dẫn lời một quan chức giấu tên cho hay, nhóm điều tra từ đại sứ quán Mỹ tại thủ đô Mát xcơva đã tới Dagestan hôm qua.
Chuyến đi của nhóm điều tra Mỹ được thực hiện vì chính phủ Nga đang hợp tác với FBI trong cuộc điều tra vụ đánh bom kép, quan chức trên nói thêm. Tuy nhiên, quan chức này không thể các nhận là liệu các nhà điều tra Mỹ đã trò chuyện với cha mẹ nghi phạm hay chưa.
Thông tin trên đã xác nhận điều mà mẹ nghi phạm cho biết trong cuộc phỏng vấn qua điện thoại với hãng tin ABC hồi đầu tuần rằng bà và chồng sẽ sớm bị giới chức Nga và Mỹ thẩm vấn. Bà này nói thêm rằng việc thẩm vấn có thể làm trì hoãn kế hoạch đi Mỹ của vợ chồng bà.
Hai anh em trai Tamerlan và Dzhokhar Tsarnaev đã bị cáo buộc gây ra các vụ nổ tại giải marathon ở thành phố Boston hôm 15/4, làm 3 người chết và khoảng 200 người bị thương. Tamerlan, 26 tuổi, đã chết trong vụ đấu súng với cảnh sát, trong khi em trai Dzhokhar, 19 tuổi, bị bắt sống nhưng đang được điều trị tại bệnh viện do bị thương nặng.
Bà Zubeidat, được anh rể hộ tống, ra khỏi nhà lần đầu tiên hôm qua.
Một luật sư của gia đình Tsarnaev ngày 23/4 cho hay cha mẹ các nghi phạm đã xem ảnh thi thể thương tích của người con trai lớn và hiện tại không muốn nói chuyện với bất kỳ ai.
"Cha mẹ họ chưa sẵn sàng gặp bất kỳ ai vì nỗi đau quá lớn", luật sư Zaurbek Sadakhanov nói với các nhà báo tại Makhachkala, thủ phủ Cộng hòa Dagestan. "Họ muốn được ở một mình, ít nhất là trong một khoảng thời gian, để bình tâm trở lại".
Hôm qua, mẹ của các nghi phạm, bà Zubeidat Tsarnaeva, đã ra khỏi nhà lần đầu tiên kể từ khi các con trai bà được xác định là thủ phạm của vụ đánh bom tại Mỹ.
Mặc đồ đen và đội khăn trùm đầu màu vàng, bà Zubeidat đã từ chối trả lời tất cả các phóng viên báo chí đang vây quanh nhà bà và nhanh chóng bước vào một chiếc taxi, với sự hộ tống của người anh rể.
Heda Saratova, một nhà hoạt động nhân quyền, cũng đề nghị công chúng để gia đình bà Zubeidat được yên. "Người mẹ trông rất tiều tụy. Bà ấy đã xem video chiếu cảnh con trai thiệt mạng và khóc", Saratova nói.
Một bức ảnh thời thơ ấu của Tamerlan bên bố mẹ và người bác (phải).
Bà Zubeidat là người gốc Dagestan, trong khi chồng bà tới từ Chechnya giáp ranh Dagestan.
Con trai họ cũng từng sống tại Dagestan trước khi cả gia đình chuyển tới Mỹ khoảng 10 năm trước. Nhưng sau đó, vợ chồng bà Zubeidat đã trở lại quê hương sinh sống.
Tamerlan cũng đã có chuyến trở về quê hương trong 6 tháng hồi năm ngoái. Cơ quan điều tra Mỹ nghi ngờ rằng Tamerlan đã được huấn luyện bởi các phần tử Hồi giáo cực đoan trong chuyến đi này.
Theo Dantri
Hoa Kỳ không khách quan về tình hình nhân quyền VN Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị nêu rõ báo cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tiếp tục dựa vào các thông tin sai lệch về tình hình Việt Nam và đưa ra những nhận xét không khách quan. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị Ngày 21/4, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho...