Trung Quốc “mừng hụt” thương vụ chiến đấu cơ Su-35
Tờ Sina military ngày 31-10 dẫn nguồn tin từ báo chí Nga cho biết, việc đàm phán về thương vụ mua bán máy bay chiến đấu Su-35 giữa Nga và Trung Quốc vẫn chưa đạt được thỏa thuận.
Ngày 29-10, tại triển lãm trang bị vũ khí hải quân quốc tế (Euronaval-2014) tổ chức tại Pháp, phó tổng giám đốc Tập đoàn Rosoboronexport, ông Sergei Ladygin cho biết, Nga và Trung Quốc đang tiếp tục tiến hành các cuộc đàm phán về việc cung cấp lô 24 chiếc chiến đấu cơ đa năng Su-35 cho Trung Quốc. Các vấn đề liên quan đến hợp đồng này vẫn đang trong giai đoạn thương lượng.
Ông Sergei Ladygin nói: “Nga và Trung Quốc đang tiếp tục đàm phán về Su-35, hiện hai bên vẫn đang tiến hành thương thảo về các văn kiện có liên quan. Đây là vấn đề phức tạp, vì thế các thủ tục trong nước cũng rất nhiều, vì vậy hai bên không thể vội vã”.
Máy bay chiến đấu Su-35 của Nga
Tuyên bố này của ông Sergei Ladygin được đưa ra chỉ sau 15 ngày, khi trước đó hồi trung tuần tháng 10, Tạp chí “Người đưa tin Công nghiệp quốc phòng” của Nga (Military-Industrial Courier) cho biết, nước này sẽ ký kết hợp đồng mua bán máy bay tiêm kích hạng nặng Su-35 cho Trung Quốc vào tháng 11 tới.
Như tin đã đưa, hôm 14-10, Hãng thông tấn Nga Interfax dẫn lời Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin cho biết: “Tháng 11 tới, Nga và Trung Quốc sẽ thành lập một Ủy ban liên hợp- hợp tác kỹ thuật quân sự. Tôi cho rằng hợp đồng mua bán sẽ được hoàn thành trong thời gian này”.
Phó Thủ tướng Nga cho biết: “Cho đến thời điểm hiện tại không còn bất cứ mâu thuẫn nào hay vấn đề gì còn tồn tại chưa được giải quyết trong các điều khoản của hợp đồng. Hiện nay, hai bên cũng đã thống nhất được về giá cả trong bản hợp đồng. Tuy nhiên, mức giá cụ thể không được tiết lộ”.
Su-35 của Nga sản xuất
Video đang HOT
Với những phát biểu trên của phía Nga cho thấy, thương vụ mua bán Su-35 vẫn chưa đến hồi kết. Điều này chắc chắn sẽ khiến Trung Quốc vô cùng “sốt ruột”.
Được biết, Nga và Trung Quốc đã tiến hành đàm phán hợp đồng mua sắm này từ cuối năm 2012. Theo các số liệu không chính thức, giai đoạn đầu Trung Quốc dự định mua 24 máy bay tiêm kích Su-35, kèm theo lựa chọn sẽ mua thêm các lô máy bay khác.
Theo An Ninh Thủ Đô
Trung Quốc nặng lời chê bai radar Irbis-E trên Su-35 Nga
Tân Hoa Xã cho rằng Trung Quốc mua Su-35 không phải vì công nghệ radar tối tân mà là vì động cơ 117S và nhằm duy trì quan hệ chiến lược với Nga.
Trong những năm gần đây, công nghiệp hàng không Trung Quốc đã tự nghiên cứu phát triển thành công nhiều mẫu máy bay tiêm kích mới, đặc biệt là 2 mẫu tiêm kích tàng hình J-20 và J-31. Ở thiết kế tiêm kích hệ 4, Trung Quốc đã tạo cho mình một seri nhiều mẫu như J-10, J-11, J-15, J-16. Rõ ràng, với các thành tựu này thì việc Trung Quốc tìm mua máy bay thế hệ 4/5 ở nước ngoài là điều không quá cần thiết.
Nhưng, kỳ lạ thay, chính phủ và quân đội Trung Quốc lại đang thúc đẩy mạnh mẽ các cuộc đàm phán nhằm sở hữu các máy bay tiêm kích đa năng thế hệ 4 Su-35S của Nga. Lý giải cho điều này, các chuyên gia nước ngoài cho rằng, Trung Quốc muốn mua S-35S nhằm đánh cắp công nghệ radar mạng pha Irbis-E cực mạnh, công nghệ vũ khí.
Tiêm kích đa năng thế hệ 4 Su-35S.
Tuy nhiên, mới đây tờ Tân Hoa Xã trong một bài viết đã bác bỏ việc Trung Quốc mua Su-35 vì Irbis-E.
"Khoảng cách tìm kiếm mục tiêu trên không của hệ thống radar Irbis-E trên Su-35S mà công ty Nga công bố đạt 400km, nhưng đây chỉ là số liệu đối với máy bay chiến đấu cũ, còn với thế hệ mới chỉ dừng lại ở mức 150-200, đối với máy bay thế hệ 3 và 4 có thể chỉ trong vòng 100km. Radar Irbis-E trên thực tế vẫn thuộc radar mạng pha thụ động (PESA), cho nên tiêu chuẩn kỹ thuật không cao, ưu điểm chỉ là khoảng cách tìm kiếm không chính xác đặc biệt xa. Nhưng "mắt nhìn xa" như vậy cũng có đặc điểm nhìn gần kém, trong thực chiến rất dễ trở thành lỗ hổng chết người", Tân Hoa Xã nhận định. Cũng theo tờ báo này, trong Su-35 vẫn dùng radar PESA thì các tiêm kích J-10B của nước này đã trang bị radar mạng pha chủ động AESA tiên tiến.
Tân Hoa Xã hết lời chê bai radar Isrbis-E.
Ngoài ra, Su-35 còn được trang bị hệ thống tìm kiếm và theo dõi hồng ngoại (IRST) OLS-35 có thể theo dõi được 4 tín hiệu hồng ngoại băng tần khác nhau, khoảng cách tìm kiếm tối đa vài chục km. Khoảng cách đo của máy đo xa laser là 20 km (mục tiêu trên không) và 30 km (mục tiêu mặt đất). Tuy nhiên, Tân Hoa Xã cho rằng, những tính năng của hệ thống này cũng gần giống với hệ thống cùng loại mà Trung Quốc nghiên cứu.
Vậy rốt cuộc, Trung Quốc mua Su-35 vì cái gì? Tân Hoa Xã đã đưa ra 3 nguyên do chính của hành động này.
Đối kháng hiệu quả với F-22
Dự kiến, trong năm 2020, máy bay chiến đấu thế hệ 4 của Trung Quốc mới có thể hình thành sức chiến đấu hiệu quả. Trong khoảng thời gian 6 năm trở lại đây, sự kỳ vọng máy bay J-10 và J-11 của Trung Quốc có thể đối kháng được với F-22 của Không quân Mỹ thực sự là khó khăn, vì vậy cần phải có một máy bay chiến đấu tạm thời để bổ sung sức mạnh. Mà khả năng sản xuất máy bay chiến đấu trong nước không thể đáp ứng nhu cầu của Không quân Trung Quốc.
Dù chê bai hệ thống radar của Su-35, nhưng Tân Hoa Xã vẫn phải thừa nhận rằng Trung Quốc cần Su-35 do J-10, J-11 khó có cửa sống trước F-22.
Phương tiện truyền thông cho rằng, số lượng máy bay J-10 và J-11B sản xuất trong nước của Trung Quốc không đến 48 chiếc, cộng với nhu cầu của J-15 và J-16, cho nên mỗi năm số lượng máy bay mới mà nước này chế tạo có hạn, cần phải nhập khẩu máy bay chiến đấu từ Nga.
Động cơ kiểm soát véc tơ lực đẩy "hấp dẫn"
Động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy AL-41F (hay còn gọi là 117S) do công ty NPO Saturn thiết kế, sản xuất trang bị cho các mẫu tiêm kích Su-35S và Su PAK FA T-50.
AL-41F cung cấp cung cấp lực đẩy thô 86,3kN, lên đến 142,2kN nếu sử dụng buồng đốt 2 lần. Với 2 động cơ AL-41F, Su-35S có thể đạt tốc độ tới 2.390km/h, độ cao tới 18km.
Điểm đặc biệt nhất trên động cơ này là tích hợp hệ thống kiểm soát véc tơ lực đẩy tiên tiến đem lại khả năng cơ động cực cao trong không chiến cho máy bay.
Động cơ AL-41F đem lại khả năng siêu cơ động cho máy bay trang bị.
"Động cơ là một trong những phần quan trọng của máy bay chiến đấu, việc bảo trì nó sẽ ảnh hưởng tương đối lớn đến khả năng tác chiến của máy bay. Mà tuổi thọ sử dụng của động cơ AL-41F (hay gọi là 117S) là 4.000 giờ, gấp 2 lần trở lên so với động cơ cùng loại", Tân Hoa Xã cho biết.
Ngoài ra, thông qua nhập khẩu Su-35S, Trung Quốc có thể lấy được công nghệ động cơ AL-41F của Nga để phát triển động cơ nội địa WS-15 tích hợp cho máy bay chiến đấu thế hệ 4-5 của nước này.
Bên cạnh các yếu tố về mặt kĩ thuật, Tân Hoa Xã đánh giá rằng, các hợp đồng vũ khí lớn có thể giúp Trung Quốc duy trì tốt mối quan hệ chiến lược với Nga.
Theo Kiến Thức
Những siêu đại bác khủng khiếp nhất trong lịch sử chiến tranh Ngay từ khi ra đời và cho đến tận ngày nay, pháo binh vẫn giữ vững được vai trò hỏa lực chủ yếu của lục quân nhiều quốc gia trên thế giới. 1. Khẩu pháo có trọng lượng lớn nhất Đại pháo Schwerer Gustav Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, phát xít Đức đã chế tạo khẩu đại pháo Schwerer Gustav (tiếng...