Trung Quốc mua than của Nga bằng đồng NDT
Ngày 7/4, hãng Bloomberg dẫn dữ liệu của công ty tư vấn Trung Quốc Fenwei Energy Information Service Co. cho biết một số doanh nghiệp Trung Quốc đã mua than của Nga bằng đồng Nhân dân tệ (NDT) vào tháng trước và các lô than đầu tiên sẽ đến Trung Quốc trong tháng này.
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, đây sẽ là những chuyến giao hàng nguyên liệu thô đầu tiên được thanh toán bằng đồng NDT kể từ khi Mỹ và châu Âu áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Nga do chiến dịch quân sự tại Ukraine và loại một số ngân hàng của Nga khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT.
Các nhà xuất khẩu dầu của Nga cũng đã cung cấp cho người mua Trung Quốc tùy chọn thanh toán bằng đồng NDT. Theo nguồn tin của Bloomberg, các lô dầu cấp ESPO đầu tiên, được mua bằng đồng NDT, sẽ được giao cho các nhà máy lọc dầu độc lập ở Trung Quốc trong tháng 5.
Bắc Kinh từ lâu đã tìm cách tăng cường sử dụng đồng NDT trong thương mại toàn cầu và các lệnh trừng phạt Nga đang giúp hiện thực hóa điều đó. Tuy nhiên, các khoản thanh toán bằng NDT không có khả năng đe dọa sự thống trị của đồng USD, ít nhất là trong ngắn hạn. Theo Ngân hàng Thanh toán quốc tế (BIS), tỷ trọng của đồng USD trong thanh toán quốc tế là khoảng 88%.
Video đang HOT
Các doanh nghiệp Trung Quốc có truyền thống mua than ở Nga bằng USD, tuy nhiên sau khi một số ngân hàng Nga ngắt khỏi hệ thống SWIFT, nhiều đối tác Trung Quốc đã tạm ngừng giao dịch. Nga là nước cung cấp than lớn thứ hai cho Trung Quốc. Hiệp hội Vận tải và phân phối than Trung Quốc lưu ý mặc dù các doanh nghiệp Trung Quốc vẫn quan tâm đến việc tăng nhập khẩu than từ Nga, tuy nhiên các rào cản về hậu cần và tài chính sẽ hạn chế hoạt động này.
Tự cường - ưu tiên kinh tế hàng đầu của Trung Quốc ở giai đoạn mới
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cho biết nước này hướng ưu tiên vào việc bảo đảm chuỗi công nghiệp và những bước tiến về công nghệ.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường công bố những chính sách ưu tiên nhằm tạo đột phá về công nghệ. Ảnh: Bloomberg
Trung Quốc nhấn mạnh yêu cầu về tự cường trong ưu tiên kinh tế của năm 2022, tại thời điểm xuất hiện cảnh báo về "những cơn gió nghịch" về thương mại cùng với những biến động phức tạp địa chính trị trên thế giới.
Phát biểu tại phiên khai mạc kỳ họp thường niên Quốc hội Trung Quốc ngày 5/3, Thủ tướng Lý Khắc Cường đã thông báo về những chính sách ưu đãi nhằm đẩy nhanh bước tiến của quốc gia vể sáng tạo, hướng đến những đột phá trong các công nghệ then chốt, đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết phải duy trì, bảo đảm được chuỗi công nghiệp, cung ứng trong nội địa.
Theo ông Lý Khắc Cường, Chính phủ Trung Quốc sẽ tăng mức hoàn thuế đối với các công ty vừa và nhỏ hoạt động trong lĩnh vực khoa học-công nghệ, từ 75% lên 100%. Ưu đãi thuế cũng sẽ được áp dụng với lĩnh vực nghiên cứu cơ bản nhằm khuyến khích đà đổi mới, sáng tạo.
Bắc Kinh cũng lên kế hoạch phát triển các ngành công nghiệp chiến lược như hàng không, hàng hải, cam kết tăng cường hỗ trợ cho đề án phát triển vùng Vịnh Lớn (Great Bay Area), Bắc Kinh và Thượng Hải để thúc đẩy đột phá về cải tiến. "Tại nhiều khu vực chủ chốt, chúng ta đang thiếu hụt năng lực hỗ trợ sáng tạo", ông Lý Khắc Cường nêu quan điểm trong báo cáo công tác Chính phủ trước đọc trước Quốc hội Trung Quốc.
Những ý tưởng này được đưa ra tại thời điểm Thủ tướng Lý Khắc Cường trình bày dự thảo kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội quốc gia năm 2022 của Trung Quốc, với mục tiêu đạt tăng trưởng GDP 5,5% trong năm nay.
Cùng ngày, Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc (NDRC) cũng cho công bố báo cáo, đề ra một loạt lĩnh vực kinh tế cần được thúc đẩy đặc biệt. "Chúng ta sẽ đẩy nhanh phát triển hệ thống định vị vệ tinh Beidou, tăng cường nhanh và có tuần tự đối với lĩnh vực quang điện, đạt bước tiến lớn và vững chắc trong phát triển ngành công nghiệp năng lượng hydrogen", NDRC nêu rõ. Ngoài ra, kinh tế số, công nghệ y sinh, chuyển đổi năng lượng carbon hàm lượng thấp cũng là những lĩnh vực sẽ được ưu tiên phát triển.
Chính phủ Trung Quốc thông báo sẽ khuyến khích các công ty hàng đầu thiết lập ổn định và an toàn cho các chuỗi công nghệ và cung ứng, hối thúc các hãng chế tạo chip nội địa mở rộng tiềm lực theo "một cách thức có trật tự". Nhà chức trách cũng sẽ tăng dữ trữ quốc gia đối với một số hàng hóa thiết yếu để ngăn chặn nguy cơ và giảm thiểu tác động từ những bất ổn trên thị trường thế giới.
Trung Quốc cũng sẽ tăng sản lượng đậu tương, dầu thực vật để bảo duy trì sản xuất ổn định, bảo đảm nguồn cung đối với các mặt hàng nông sản. "Giá hàng hóa đứng ở mức cao và có xu hướng biến động mạnh, độ biến thiên lớn từ các thị trường bên ngoài. Nguồn cung năng lượng và nguyên liệu thô sẽ tiếp tục khan hiếm", báo cáo của Chính phủ Trung Quốc nêu rõ.
Tự cường là ưu tiên hàng đầu của chính phủ Trung Quốc trong năm 2022, nhằm thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế là trên hết. Tuy nhiên, các báo cáo được Thủ tướng Lý Khắc Cường và NDRC công bố hôm 5/3 không nhắc đến "vòng tuần hoàn kép" - một chiến lược quốc gia hướng đến việc coi trọng hơn nữa thị trường trong nước, đi cùng với tận dụng điều kiện thuận lợi từ thị trường nước ngoài.
Theo Zeng Liaoyuan, giáo sư kỹ thuật thông tin và truyền thông tại Đại học Khoa học và Công nghệ Điện tử Trung Quốc ở Thành Đô, tự lực là một vấn đề an ninh. "Trung Quốc hướng đến mục tiêu cải tiến khoa học và công nghệ, đồng thời duy trì sức mạnh và an ninh của mình", ông Liaoyuan nói.
Chuyên gia kinh tế cấp cao Zhou Hao tại ngân hàng Commerzbank cũng cho rằng an ninh là trọng tâm trong các chính sách kinh tế của Trung Quốc, bởi vấn đề này ngày một lộ rõ qua những biến cố mới đây, như bế tắc trong phê chuẩn thỏa thuận đầu tư giữa Trung Quốc và Liên minh châu Âu (EU), cũng như cuộc khủng hoảng Ukraine hiện nay.
"Đòn bẩy" đưa sứa ép vùng biển ngang Thạch Hà vươn xa Khai thác sản vật vùng biển ngang Thạch Hà, ông Nguyễn Đình Dung (thôn Đại Tiến, xã Thạch Trị) đã nâng tầm sản phẩm sứa Mai Dung đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao và đang nỗ lực đưa hương vị của Hà Tĩnh vươn ra thị trường quốc tế. Tại vùng biển ngang Thạch Hà, trước đây, do sứa chỉ được xuất bán...