Trung Quốc mua 6 tiểu đoàn tên lửa S-400 của Nga?
Trung Quốc được cho là đã hoàn tất việc mua 6 tiểu đoàn tên lửa phòng không S-400 mới nhất do Nga chế tạo, nhằm nâng cao năng lực phòng không trước Mỹ và các đồng minh tại khu vực phía Tây Thái Bình Dương.
Mỗi tiểu đoàn S-400 được cho là có giá tới 500 triệu USD (Ảnh: Internet)
Theo tờ Strategy Page có trụ sở tại Washington, mỗi tiểu đoàn như vậy có giá lên tới 500 triệu USD.
S-400 là hệ thống tên lửa phòng không mới nhất của Nga, từng được biết đến với các tên gọi S-300PMU-3, SA-21 hay Triumf. Hệ thống này có tên mới S-400 sau khi kết quả thử nghiệm cho thấy nó có năng lực vượt trội và không chỉ là một bản nâng cấp của S-300.
Tiểu đoàn S-400 đầu tiên mới được Nga triển khai năm 2010.
Cơ cấu của mỗi tiểu đoàn S-400 gồm 8 bệ phóng tên lửa, một trung tâm điều khiển, một radar và 16 tên lửa. Một bệ phóng có thể bắn đồng thời 2 tên lửa, và toàn bộ các thiết bị đều có tính cơ động cao do được đặt trên xe chuyên dụng.
Video đang HOT
S-400 được phát triển với trọng tâm chống áp chế điện tử. So với đối thủ đến từ Mỹ là hệ thống Patriot, S-400 có kích thước lớn hơn, tầm bắn xa hơn, nhưng cũng vì vậy mà giá thành rất đắt. Với tầm băn 400km, tên lửa của S-400 có thể hạ mục tiêu ở độ cao tới 31.000m, trong khi các radar của nó bắt mục tiêu từ khoảng cách 700km.
Có hai phiên bản tên lửa có thể được trang bị cho hệ thống S-400, trong đó một loại nhỏ hơn với tầm bắn 120km. Tương tự như người tiền nhiệm S-300, mỗi bệ phóng của S-400 có thể đi kèm 4 tên lửa loại này.
Trong khi đó, phiên bản tên lửa lớn hơn có thể trang bị cho S-400 cũng gồm 2 loại, một tầm bắn 250km, và loại đắt hơn với tầm bắn 400km.
Dù vậy, do S-400 chưa từng tham gia tác chiến thực tế, hiệu suất và khả năng vận hành của nó vẫn chưa thực sự rõ ràng.
Theo Dantri/ Want China Times
IS ra thời hạn chót trao đổi con tin "trước khi mặt trời lặn"
Một đoạn băng ghi âm giọng nói được cho là của phóng viên Nhật Kenji Goto sáng sớm 29/1 cho biết, các tay súng Hồi giáo cực đoan IS sẽ sát hại con tin nếu chính quyền nước này không thả nữ khủng bố Sajida al-Rishawi "trước khi mặt trời lặn" hôm nay.
IS ra thời hạn trao đổi nữ khủng bố Sajida al-Rishawi (phải) lấy phóng viên Goto tới trước khi mặt trời lặn ngày 29/1 (Ảnh: AP)
Theo tờ Telegraph của Anh, đoạn ghi âm này được đăng tải trên Youtube sáng sớm nay 29/1, nhưng chưa thể kiểm chứng độc lập.
Một người phát ngôn của văn phòng thủ tướng Nhật Shinzo Abe cho biết nước này đang phân tích đoạn ghi âm mới nhất này.
"Tôi là Kenji Goto. Đây là tin nhắn thoại tôi được yêu cầu gửi tới quý vị. Nếu Sajida al-Rishawi không được sẵn sàng trao đổi cho sinh mạng của tôi tại biên giới Thổ Nhĩ Kỳ trước khi mặt trời lặn ngày thứ Năm, 29/1 theo giờ Mosul, phi công người Jordan Muath al-Kasaesbeh sẽ bị sát hại ngay lập tức", đoạn ghi âm cho biết.
Những ngày qua, cả chính phủ Nhật và Jordan đều đã chịu áp lực từ dư luận trong nước trong việc đáp ứng các yêu sách của nhóm Hồi giáo cực đoan nhà nước Hồi giáo (IS).
Rishawi là một kẻ khủng bố cấp cao, từng tham gia vào một vụ đánh bom liều chết tại thủ đô Amman của Jordan năm 2005, khiến 60 người thiệt mạng, trong đó có 3 kẻ tấn công. Bản thân Rishawi bị bắt sống do khối thuốc nổ nữ khủng bố này mang theo gặp trục trặc.
"Jordan sẵn sàng thả tù nhân Sajida al-Rishawi nếu phi công người Jordan, Moaz al-Kasaesbeh được trả tự do và tính mạng được đảm bảo", Bộ trưởng thông tin Jordan Mohammed al-Momani khẳng định trong ngày 28/1.
Trong khi đó chính phủ Nhật từ chối bình luận về những trì hoãn vừa qua. "Chúng tôi hy vọng rằng hai nước có thể cùng chung tay hiện thực hóa việc đưa phi công người Jordan và ông Goto trở về quê nhà an toàn với những nụ cười", Yasuhide Nakayama, thứ trưởng ngoại giao Nhật, người đã bay tới Amman để phụ trách việc đàm phán của phía Nhật cho biết.
Theo Telegraph, yêu cầu ban đầu của IS là trao đổi con tin Goto lấy Rishawi đã bị phía Jordan từ chối, bởi chính quyền Amman yêu cầu phi công Kasaesbeh cũng phải được trả tự do. Tuy vậy, IS lại không chấp thuận yêu cầu này.
Quá trình đàm phán vẫn tiếp diễn trước khi thông báo mới nhất của IS được đưa ra.
Một trong những lí do dẫn tới trì hoãn có khả năng là việc chính phủ Jordan yêu cầu có bằng chứng cho thấy phi công Kasaesbeh vẫn còn sống.
Tối 28/1, IS đã tung ra một đoạn video cho thấy trung úy Maaz al-Kassasbeh còn sống.
Thanh Tùng
Theo Dantri/ Telegraph
Mỹ nói TQ đã mua 6 tiểu đoàn tên lửa S-400 Trang mạng Chiến lược có trụ sở tại Washington báo cáo rằng Trung Quốc đã mua 6 tiểu đoàn tên lửa phòng không S-400 để tăng khả năng phòng không chống lại Hoa Kỳ và các đồng minh trong khu vực Tây Thái Bình Dương. Mỗi tiểu đoàn S-400 có 8 bệ phóng, một trung tâm điều khiển, một radar và 16 tên...