Trung Quốc mong gì, mất gì với giàn khoan tại Biển Đông?
Trong thế cục Biển Đông hiện tại, Việt Nam có rất nhiều cách chơi, nhưng phải lựa chọn những cách chơi khôn ngoan nhất, thượng sách nhất.
Gia tăng các hành động ngang ngược
Ngày 2/5/2014, Trung Quốc đưa giàn khoan dầu khí Hải Dương 981 (HD-981)vào định vị khoan tại vị trí có tọa độ 15o29′ Vĩ Bắc, 111o12′ Kinh Đông, cách bờ biển Việt Nam khoảng 120 hải lý, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam.
Các cơ quan chấp pháp trên biển của Việt Nam, gồm lực lượng cảnh sát biển và lực lượng kiểm ngư đã kiên cường bám trụ tại hiện trường, đương đầu với lực lượng hải giám của Trung Quốc. Nhiều tàu, nhiều chiến sĩ đã bị thương.
Trong ngày 13/5/2014, tình hình xung quanh giàn khoan HD-981 tiếp tục nóng như chảo lửa. Phía Trung Quốc tấn công các tàu cảnh sát biển, kiểm ngư của Việt Nam. Chiến đấu cơ, tàu khu trục, tàu tên lửa cũng đã đến điểm danh.
Vị trí Trung Quốc đặt giàn khoan
Việc điều động các phương tiện quân sự cùng với các hành động võ biền, cục cằn như đâm, húc, bắn vòi rồng của phía Trung Quốc đã cho thấy họ quyết tâm leo thang các hành động gây hấn, khiêu khích bất chấp dư luận quốc tế đang kịch liệt phản đối và kêu gọi sự kiềm chế của các bên liên quan.
Nước cờ cũ, phép thử mới
Một điều cần chú ý, giàn khoan HD-981 không vô cớ xuất hiện tại vùng biển của Việt Nam. Nó trùng hợp với rất nhiều sự kiện đáng chú ý của thế giới trong thời gian vừa qua.
Nếu xét về mối quan hệ quốc tế, lúc này các thế lực lớn đang bận rộn với một điểm nóng, đó là Ukraine. Quốc gia Đông Âu này như cục nam châm, hút toàn bộ sự chú ý của các cường quốc về mình. Cao trào là cuộc đối đầu Nga – phương Tây (đứng đầu là Mỹ).
Trước hết, với nước Nga, Ukraine đã đặt Moscow đứng trước một thách thức lớn lao: nền kinh tế bị trừng phạt nặng nề bởi Mỹ và châu Âu. Dù sao, kinh tế Nga vẫn phụ thuộc vào mối quan hệ với châu Âu. Trong khi quyền lợi Nga lại đang bị đe dọa nghiêm trọng ở Ukraine. Để bảo vệ được quyền lợi quốc gia, và giảm thiểu sự tác động của các đòn trừng phạt, Nga buộc phải kết thân với Trung Quốc. Nền kinh tế thứ hai thế giới, cũng là thị trường rộng lớn nhất thế giới này là chỗ dựa an toàn nhất trong bối cảnh bị cô lập. Vì thế, Nga khó lòng có thể phản đối Trung Quốc về bất cứ hành động gì của quốc gia này.
Còn nhớ, những ngày đầu của điểm nóng Ukraine, khi Nga can dự vào bán đảo Crimea và tổ chức tại đây cuộc trưng cầu dân ý dẫn đến sáp nhập vào Nga, Trung Quốc bày tỏ thái độ trung lập. Nhưng khi Trung Quốc ra sức ủng hộ Nga, đối chọi với các lệnh trừng phạt của phương Tây, cũng là lúc HD-981 xuất hiện ở Biển Đông.
Tàu Trung Quốc bắn vòi rồng vào tàu cảnh sát biển Việt Nam cách giàn khoan 5 hải lý
Video đang HOT
Với nước Mỹ, Ukraine đang là điểm nóng cần ưu tiên trước nhất của quốc gia này. Bởi lẽ, nó ảnh hưởng đến an nguy trực tiếp của các đồng minh lâu đời, thân cận nhất của Mỹ – cụ thể là các nước Bắc Âu hay liên minh quân sự NATO. Với vấn đề Đông Bắc Á, Nhật Bản, Hàn Quốc sẽ chưa thể bị Trung Quốc gây khó dễ ngay, nhưng sự leo thang bất ổn ở Ukraine đang đặt các đồng minh của nước này trước nhiều nguy cơ không lành. Mỹ đang mở rộng sân chơi ở châu Á – Thái Bình Dương, đồng nghĩa với việc sân nhà ở châu Âu sẽ không thể vứt bỏ. Sự bận rộn của Mỹ đi đôi với sự rảnh tay của Trung Quốc tại Biển Đông.
Thứ hai, sự đối đầu Nga – Mỹ tạo ra nhiều kẽ hở cho Trung Quốc tự tung tự tác. Còn nhớ khi mối quan hệ Nga (lúc đó là Liên Xô) và Mỹ đi đến đối đầu căng thẳng đến mức các vũ khí hạt nhân đã lên nòng ở cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962, cũng là lúc Trung Quốc xua quân ồ ạt tạo ra cuộc chiến tranh biên giới với Ấn Độ. Nhưng ngay sau khi khủng hoảng tên lửa Cuba kết thúc, cũng là lúc Trung Quốc đơn phương kết thúc chiến tranh. Thực chất, đây chỉ là một nước cờ cũ, rất quen thuộc của quốc gia châu Á này.
Thứ ba, nội tại Trung Quốc đang gặp nhiều vấn đề, đặc biệt là vấn đề Tân Cương, Tây Tạng. Đồng thời, những vấn đề tha hóa xuống cấp của các quan chức Trung Quốc, cùng với mâu thuẫn xã hội đang đặt ra một thách thức với Bắc Kinh: họ cần có một đòn bẩy để kích hoạt sự đoàn kết dân tộc. Và gây xung đột với chiêu bài tự vệ là cách thức tốt nhất.
Một yếu tố khác, ngoài những nước cờ rất cũ đó, Trung Quốc còn đang đặt một phép thử mới. Bắc Kinh đặt chỉ tiêu đến năm 2050 sở hữu trong tay 80% diện tích Biển Đông. Chỉ còn 35 năm cho cái tâm nguyện đó, và Bắc Kinh cũng mong làm cho xong càng sớm càng tốt.
Vậy để bắt đầu, họ phải tìm một cái đích để triển khai. Bãi cạn Scarborough là một phép thử, và Mỹ cùng Philippines với một loạt căn cứ quân sự hình thành đã cho Trung Quốc câu trả lời, không hề dễ xơi, ít nhất vào thời điểm này.
Với Malaysia, Trung Quốc coi một số đảo của chủ quyền Malaysia là điểm cực nam của mình. Tuy nhiên, muốn vươn tới Malaysia, Trung Quốc trước hết phải bước qua Việt Nam, Philippines, và sẽ là một cuộc tác chiến đảo xa. Điều này Trung Quốc chưa đủ lực để thực hiện ngay.
Tàu cảnh sát biển Việt Nam về cảng sửa chữa nhanh chóng, sau đó tiếp tục quay lại thực địa
Chỉ còn Việt Nam. Những phép thử bắn tàu cá ngư dân, cắt cáp thăm dò, cấm đánh bắt cá… đã được áp dụng. Giàn khoan này mới là một bài toán thực sự. Trung Quốc cần đáp án cho thái độ của Việt Nam. Ở đây, Việt Nam đang đứng trước thách thức sống còn, không chỉ là toàn vẹn lãnh thổ mà còn là hòa bình chung cho cả Biển Đông.
Việt Nam đang chơi thượng sách
Trong suốt thời gian Trung Quốc gây hấn về vấn đề Biển Đông, Việt Nam luôn kiên quyết đường lối nhã nhặn, ngoại giao mềm mỏng, và quốc tế hóa những mâu thuẫn.
Thế giới đang ở thế kỷ 21, không còn trong thời kỳ các triều đại phong kiến kháng chiến chống ngoại xâm phương Bắc. Mọi nhất cử nhất động của các bên đều được con mắt quốc tế nhìn nhận và phán xét.
Quay lại với giàn khoan HD-981, Việt Nam đã thể hiện được gì? Đây là một quốc gia văn minh, tôn trọng pháp luật quốc tế, và đang bị nước lớn áp bức với sức mạnh cơ bắp. Nếu các nước phương Tây chê Việt Nam không dân chủ, thì thực tế, khi đất nước lâm nguy, hàng vạn người dân vẫn xuống đường rầm rộ, ôn hòa và đồng lòng từ chính phủ đến nhân dân.
Quân đội Việt Nam được cho là thiện chiến nhất Đông Nam Á
Bản thân Mỹ đã lên tiếng ủng hộ Việt Nam. Các đồng minh lớn nhỏ của Mỹ như Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia… cũng ủng hộ Việt Nam với giải pháp luật pháp quốc tế.
Còn Trung Quốc, dù mị dân, dù che đậy, lu loa thế nào, thì bộ mặt vi phạm luật pháp quốc tế vẫn bị phơi ra. Bản thân dân trong nước Trung Quốc cũng còn không chấp nhận được, thì sẽ chẳng có quốc gia nào lên tiếng bênh vực.
Trò ăn cướp tài nguyên tại châu Phi của Trung Quốc đã bị chính các nước bản địa chỉ mặt “thực dân kiểu mới”. Thêm trò cướp biển cướp đảo, coi thường công ước, luật pháp quốc tế sẽ chỉ khiến sự đề phòng, chán ghét Trung Quốc nhân lên gấp bội. Giàn khoan này đang kéo Trung Quốc sa lầy.
Trong thế cục này, ai nổ súng trước sẽ là người thất bại ngay trong mặt trận ngoại giao và dư luận quốc tế. Điều quan trọng, cần phải đối đầu với Trung Quốc bằng một cái đầu thật lạnh, và trái tim thật nóng. Những gì chiến sĩ cảnh sát biển đang đương đầu ngoài khơi đã cho thấy, sự đoàn kết của nhân dân hậu phương sẽ là sức mạnh lớn nhất trước những mưu đồ cường bạo.
Theo Báo Đất Việt
Bi kịch của gia đình 'xác chết không đầu' hồ Rẻ Quạt
5 năm đã qua nhưng hai đứa con của nạn nhân vẫn không thể tha thứ cho người cha tàn ác đã giết chết vợ mình rồi chặt xác phi tang.
Trong gia đình nhà vợ, Tuyên luôn được coi là đứa con rể hiền lành, biết thương vợ con. Cả gia đình bà Nguyễn Thị Vinh (mẹ vợ của Tuyên, thôn Mậu Lương, Kiến Hưng, Hà Nội) không ai ngờ được có một ngày chính Tuyên đã giết người từng "đầu ấp tay gối" với mình rồi chặt xác vứt nhiều chỗ để phi tang. Điều đáng nói là sau khi ra tay tàn độc, hắn còn đến nhà bố mẹ vợ chơi như không có chuyện gì xảy ra.
Chỉ đến khi Tuyên bị cơ quan công an bắt giữ, gia đình bà Vinh mới biết được chân tướng của gã con rể, thực chất là một kẻ sát nhân máu lạnh. Dù câu chuyện đã lùi xa 5 năm về trước, nhưng nỗi đau để lại cho người thân của gia đình còn dai dẳng khi người chết, kẻ tù tội, con cái mất mẹ, mất cha.
Tuổi tác đã cao cộng với nỗi đau con bị giết tức tưởi đã làm cho đôi mắt bà mờ đục vì những đêm đẫm nước mắt, tấm lưng gù cũng lộ rõ hơn trong cái dáng xiêu vẹo, khuôn mặt luôn đượm một nỗi buồn. Bà Vinh hiện đã 78 tuổi, đang ở cùng người con trai út, để tiện trông nom các cháu nhưng cũng vừa mong xóa dần đi ký ức tang thương thuở nào.
Hồ Rẻ Quạt, nơi Tuyên phi tang xác vợ.
Người mẹ bất hạnh tâm sự: "Huệ lấy thằng Tuyên từ năm 1991. Hai vợ chồng phải tự bươn chải kiếm tiền nhưng cuộc sống không đến nỗi nào. Chúng nó có với nhau 2 mặt con, hai đứa lúc đó đều đã lớn cả. Thế mà, không ngờ...". Vừa nói, bà vừa khẽ nâng vạt áo, lau dòng nước mắt nghẹn ngào. Bà Vinh nhớ lại, gia đình bà có 8 người con, Huệ tuy không phải con cả song luôn tần tảo sớm hôm nuôi mẹ, nuôi em.
Năm 32 tuổi, chị mới đi lấy chồng. Mặc dù được trời phú cho dáng người thanh thoát và khuôn mặt ưa nhìn, tuy nhiên do "quá lứa lỡ thì", Huệ đồng ý làm vợ của Tuyên, gã đàn ông đã trải "một lần đò".
Hai đứa con (Nguyễn Hồng Phương và Nguyễn Hồng Sơn) lần lượt ra đời khiến hoàn cảnh kinh tế của hai vợ chồng eo hẹp hơn. Chị Huệ đã phải làm rất nhiều công việc để kiếm tiền nuôi con. Trước khi bị Tuyên sát hại, chị từng buôn bán bún riêu, bún ốc ở đầu chợ Nhân Chính rồi sau đó lại đi làm thuê, nhận nấu ăn cho một số gia đình người Hàn Quốc sống trong khu vực.
Theo lời bà Vinh kể, trước đây hai vợ chồng Tuyên - Huệ ăn ở với nhau rất hòa thuận. Tuyên là con rể và đối xử với bên ngoại vẫn phải phép, giỗ chạp hay lễ tết vẫn về ăn cơm, thăm hỏi và mua hoa quả về thắp hương... Cuộc sống lẽ ra đã êm đềm trôi qua như thế, nếu không có một ngày Tuyên định lấy đi chiếc xe máy duy nhất của gia đình để chạy xe ôm nhưng bị chị Huệ giữ lại không cho vì sợ chồng cờ bạc. Hai bên to tiếng xô xát. Nhưng bà Vinh không ngờ, chỉ vì chút mâu thuẫn nhỏ ấy, Tuyên lại xuống tay giết vợ quá tàn độc.
Khi nghe báo chí đăng tin có xác không đầu được tìm thấy ở hồ Rẻ Quạt, với những đặc điểm nhận dạng và qua giám định pháp y, nạn nhân chính là chị Lê Thị Huệ, bà Vinh khuỵu xuống tại chỗ, không dám tin vào tai mình nữa.
Nhiều năm trôi qua, tưởng chừng như nỗi đau ấy đã nguôi ngoai, nhưng mỗi khi nhìn lên ban thờ có di ảnh của đứa con gái đáng thương phải hứng chịu một cái chết oan nghiệt, trái tim bà Vinh như có cả trăm nghìn vết dao đâm xé.
Thời gian đầu khi nhận được tin dữ, bà ốm liệt giường tưởng chết, những giọt nước mắt đã cạn khô, chìm đắm trong nỗi đau đớn đến tận cùng của sự xót thương... Sau những gì Tuyên đã gây ra, không chỉ bà Vinh mà cuộc sống của đại gia đình nhà bà đều đã bị đảo lộn. Bậc sinh thành ra chị Huệ như bà Vinh giờ chỉ biết ôm trọn nỗi đau nhìn đứa con gái của mình vĩnh viễn mất đi một cách hết sức thương tâm, những đứa cháu ngoại mồ côi, bơ vơ trong cảnh không cha, không mẹ.
Sự ra đi đột ngột của chị Lê Thị Huệ đã khiến cho hai đứa trẻ đang tuổi ăn tuổi lớn mất đi chỗ dựa, và sự khủng hoảng tâm lý nặng nề là điều không thể tránh khỏi khi người cha mang trọng tội sẽ phải nhận một mức án cao nhất là tử hình. Khi được hỏi về tình hình bên nội, bà Vinh cho biết, từ khi sự việc đau lòng trên xảy ra cho đến nay đã 5 năm, nhưng mọi liên lạc với bên đằng nội của hai cháu bặt vô âm tín, không ai hỏi han, thăm nom gì cả, hai cháu cũng không sang nhà nội.
"Bây giờ, bố mẹ đã không còn. Hai chị em phải sống mỗi đứa một nơi, thiếu sự chăm sóc của gia đình. Không biết tương lai sau này của hai đứa chúng nó sẽ đi về đâu?", bà Vinh chua xót nói về hai đứa cháu ngoại.
Bà Vinh buồn rầu nhớ lại người con gái xấu số của mình.
Sau ngày xảy ra thảm kịch kinh hoàng đó, gia đình bà Vinh đã đưa 2 cháu về nhà ngoại để nuôi nấng, chăm sóc. Hiện nay, Nguyễn Hồng Phương (con gái lớn) đã 18 tuổi và Nguyễn Hồng Sơn (con trai thứ hai) đã tròn 12 tuổi. Phương là con gái lớn trong gia đình chị Huệ, khi gia đình xảy ra chuyện đau lòng, Phương được gia đình bên ngoại đón về ở với bà ngoại và ở cùng bà được 4 năm.
Cho dù lực học ở mức trung bình khá, nhưng kì thi tốt nghiệp vừa qua, Phương không đỗ, em đành phải ở lại thêm một năm nữa. Tiền học thêm và những chi phí sinh hoạt của Phương một phần được chu cấp do người bác (con cùng cha khác mẹ của bố Phương) ở miền Nam thỉnh thoảng gửi ra hỗ trợ.
Sơn là con trai út của gia đình chị Huệ, lúc xảy ra vụ án, Sơn còn rất nhỏ tuổi, để tránh cho em bị ảnh hưởng những cú sốc tâm lý quá nặng nề, người thân đã gửi em vào làng trẻ SOS (2008) để em nhanh chóng quên đi nỗi đau, hòa nhập được với mọi người. Những dịp lễ, tết nghỉ hè, người thân đón em về.
Quá khứ đã lùi xa 5 năm về trước, nhưng dường như nỗi buồn, sự căm phẫn đối với kẻ sát nhân máu lạnh ấy vẫn chưa được sự khoan hồng của tòa án lương tâm. Không chỉ bà Vinh, làng trên xóm dưới đều ghê tởm tội ác man rợ của kẻ giết người ấy. Ngay chính Phương khi được hỏi đến việc tha thứ cho người cha của mình, cô bé mắt đẫm lệ, xót xa trả lời: "Con thà không có bố"...
Chị Hoa (người trực tiếp nuôi nấng và dạy dỗ Sơn trong 5 năm qua ở làng trẻ SOS) cho biết, thời gian đầu mới nhập làng, Sơn rất ít nói, sợ những nơi đông người, ồn ào, tách mình ra khỏi tập thể. Chị tâm sự: "Có những hoạt động của làng SOS rất sôi nổi, nhưng Sơn e ngại và sợ hãi không muốn tiếp xúc với đông người". Sơn thường cầu cứu mẹ Hoa: "Mẹ cho con về đi, con sợ đông người". Nhưng thời gian sau đó, em bắt đầu hòa đồng hơn, lực học có tiến bộ hơn trước và thể lực khỏe mạnh, tuy em có hơi chậm chạp so với các bạn cùng trang lứa.
Ngày 9/5/2008, người dân Hà Nội bàng hoàng khi nghe tin tại khu vực hồ Rẻ Quạt, thuộc phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân có một xác chết chỉ còn nửa phần cơ thể, không đầu và không chân. Qua công tác giám định pháp y, công an quận Thanh Xuân xác định nạn nhân bị chết là nữ giới, khoảng 40 tuổi, đầu và 2 chân đã bị cắt rời. Hai ngày sau, cơ quan điều tra đã tìm thấy 2 chân, được xác định là những phần cơ thể của nạn nhân nêu trên ở mương nước Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai.
Theo Gia đình xã hội
Cưỡng hiếp rồi giết người yêu vì bị từ chối 'chuyện ấy' Đòi quan hệ nhưng bị người yêu từ chối vì đang "đèn đỏ", Phụng nổi điên đè ngửa bạn gái ra cưỡng hiếp rồi dã man cắt cổ, thả xác trôi sông. Ngày 15/9/2010, người dân thị trấn Lái Thiêu, Thuận An, Bình Dương bất ngờ phát hiện xác một cô gái trẻ đang trôi lềnh bềnh giữa sông Sài Gòn. Hoảng hốt...