Trung Quốc “mon men” ra Bắc cực làm gì?
Vừa qua, tờ “Người hướng dẫn khoa học Cơ đốc giáo” của Mỹ cho biết, tuy cách xa ngàn dặm nhưng Trung Quốc đã giành được chỗ đứng chân ở Bắc cực – một khu vực rộng lớn từ 66 độ vĩ bắc trở lên phía bắc.
Hiện nay, tại khu vực này, các hoạt động tranh đoạt dầu mỏ, khí tự nhiên khoáng sản và một số tài nguyên thiên nhiên khác tuy chưa công khai nhưng ngấm ngầm diễn ra rất quyết liệt.
Tàu ngầm Mỹ và Nga thường xuyên hoạt động ở Bắc cực (Ảnh: Tàu ngầm Mỹ)
Nga đang chế tạo một lớp tàu phá băng hạt nhân mới; Na Uy cũng đang lập một bản đồ di trú của các loại cá để phục vụ ngành ngư nghiệp tiềm năng ở nơi đây; Canada cũng đang xây dựng một căn cứ huấn luyện và thành lập một chi đội tàu tuần tiễu tại Bắc cực; các Tập đoàn dầu khí Mỹ cũng mưu toan triển khai thăm dò các giếng dầu; còn Trung Quốc cũng cử tàu phá băng lớn nhất hành trình lên phương bắc.
Mũi cực bắc của Trung Quốc năm ở tỉnh Hắc Long Giang – môt tỉnh thuộc khu vực đông bắc, cách Bắc cực ít nhất hơn 1000 dặm Anh (khoảng 1600km). Năm ngoái Bắc Kinh đã cử tàu phá băng “Tuyết Long” từ Thượng Hải theo luồng đường phương bắc hành trình lên Iceland.
Hiện nay, điều phối các hoạt động ở Bắc cực là Hội đồng Bắc Cực (AC) – một diễn đàn liên chính phủ gồm 8 nước: Canada, Đan Mạch, Hoa Kỳ, Phần Lan, Iceland, Na Uy, Thuỵ Điển và Nga.
Tuyết Long – Tàu phá băng lớn nhất của Trung Quốc
Video đang HOT
Hiện Trung Quốc đã đề nghị được trở thành quan sát viên thường trực của Hội đồng Bắc cực. Ông Malte Humpert – Giám đốc điều hành Viện nghiên cứu Bắc cực cho biết, Trung Quốc còn đầu tư 250 triệu USD để tu sửa một Đại sứ quán mới rất hoành tráng ở Reykjavik – Iceland.
Vậy động cơ đằng sau những hành động này là gì? Không khó để chỉ ra rằng, Trung Quốc đang mơ tới dầu mỏ, khí tự nhiên và nhiều tài nguyên khác ở đây. Cơ quan khảo sát địa chất của Mỹ (USGS) dự tính rằng, có đến trên 20% trữ lượng dầu và khí chưa được phát hiện đang dần dần lộ ra dưới những lớp băng tan.
Tuy nhiên có một giả thiết khác cũng có tính thuyết phục cao là Trung Quốc đang tìm kiếm một con đường khác ngoài luồng đường thông qua eo biển Malacca. Eo biển này là một “nút chai” nằm giữa Indonesia và Malaysia, mỗi năm có hơn 6 vạn lượt tàu bè đi qua eo biển này.
Trung Quốc muốn tìm một con đường vận tải chiến lược nữa?
Ông Humpert cho biết, 60% số tàu thuyền đó có điểm khởi hành hoặc điểm đến là Trung Quốc, trong đó 80% khối lượng vận tải là nhiên liệu để cung cấp cho nền kinh tế đang phát triển cực nóng của Trung Quốc. Giới chức lãnh đạo Trung Quốc hiện rất lo lắng về sự “mong manh” của con đường vận tải chiến lược này. Một khi nó bị “đút nút” thì chẳng có “quy tắc vặn nút chai” nào có thể mở ra được.
Song song với tuyến đường ven biển Bắc cực của Nga, trong tương lai luồng đường phương bắc có thể sẽ trở thành tuyến vận tải thương phẩm ngắn nhất từ Đông Á đến châu Âu, làm giảm tối đa chi phí vận chuyển.
Ông Humpert trình bày quan điểm riêng của mình: Những nguyên nhân trên có thể đúng nhưng không đủ, nguyên nhân thực sự của nó cũng giống như một loạt chính sách hiện Trung Quốc đang tiến hành: Người Trung Quốc đang nhìn về tương lai, xây dựng một chính sách dài hơi cho một cường quốc mới nổi trên phạm vi toàn cầu.
Trung Quốc muốn có một phần trong miếng bánh Bắc cực
Ông nói tiếp: “Tiếp tục chính sách mở rộng thế lực sang châu Phi, bành trướng ra Thái Bình Dương; Bắc cực chỉ là một khu vực mới nhất có vị trí địa – chính trị quan trọng mà Trung Quốc muốn “đánh chiếm”. Tuy hôm nay họ đầu tư rất ít nhưng sẽ giành được ảnh hưởng lớn trong vài chục năm sau”.
Ông Humpert kết luận: “Trung Quốc muốn có một phần trong miếng bánh Bắc cực, giành được một ghế trong Hội đồng Bắc cực để chứng tỏ vị thế của một tân cường quốc. Họ biết rằng trong thế kỷ XXI, mảnh đất này sẽ trở thành một điểm nóng tranh giành của các cường quốc trên thế giới”.
Theo ANTD
TÂN HOA XÃ - TRUNG QUỐC: Trung Quốc chỉ cần 1 chiếc tàu ngầm đã có thể uy hiếp cả châu Âu-Mỹ?
"Bắc Cực là đầu mối trọng yếu kết nối các đại dương. Chỉ cần 1 tàu ngầm hạt nhân ở Bắc Cực, Trung Quốc sẽ uy hiếp Nga, châu Âu và Mỹ".
Tàu ngầm hạt nhân 093 của Hải quân Trung Quốc tuần tra trên biển.
Tân Hoa xã dẫn bài viết từ một tờ tuần san Pháp ngày 9/4 cho rằng, nếu Trung Quốc triển khai một tàu ngầm hạt nhân ở Bắc Cực sẽ có thể tạo ra mối đe dọa cho châu Âu, Nga và Mỹ.
Báo chí nước ngoài cho rằng, Bắc Cực, về truyền thống, là khu vực do Mỹ, Canada và Nga kiểm soát, hiện đang trở thành nơi cạnh tranh mới của cường quốc mới nổi Trung Quốc.
Bắc Kinh ngày càng gia tăng sự quan tâm tới khu vực Bắc Cực, nơi mà sau khi băng tan có thể mở ra những cơ hội thương mại và chiến lược.
Một chuyên gia quân sự làm việc tại Bắc Kinh cho biết: "Bắc Cực là đầu mối trọng yếu kết nối các đại dương. Nếu Trung Quốc triển khai một chiếc tàu ngầm hạt nhân ở Bắc Cực, sẽ có thể tạo ra mối đe dọa cho châu Âu, Nga và Mỹ".
Bài báo viết, tàu khảo sát khoa học Tuyết Long không đáp ứng được tham vọng của Trung Quốc. Ngày 8/4, Văn phòng Khảo sát Cực địa của Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc tuyên bố với bên ngoài rằng, Trung Quốc sẽ chế tạo một tàu phá băng, khảo sát khoa học cực địa tiên tiến hơn.
Được biết, chiếc tàu phá băng đóng mới này có lượng choán nước là 8.000 tấn, khả năng chạy liên tục là 20.000 hải lý, thời gian 60 ngày, có thể phá băng dày không dưới 1,5 m, đồng thời sẽ trang bị máy bay trực thăng. Tàu phá băng mới có kế hoạch hạ thủy vào năm 2014.
Tàu khảo sát khoa học Tuyết Long của Trung Quốc.
Báo chí nước ngoài cho rằng, tuyến đường hàng hải từ Thượng Hải đến Hamburg, nếu chạy theo đường eo biển Bering, lộ trình của nó sẽ tương tự như đi qua Ấn Độ Dương hiện nay.
Tuyến đường hàng hải truyền thống của kênh đào Suez rút ngắn được 6.400 km. Đối với nước xuất khẩu số 1 thế giới như Trung Quốc, đây là một lợi ích rất rõ ràng.
Huống hồ, lựa chọn tuyến đường hàng hải mới này còn có thể giúp cho hàng hóa Trung Quốc tránh bị tấn công bởi cướp biển ở các khu vực eo biển Malacca, vịnh Aden.
Báo chí nước ngoài cho rằng, khu vực Bắc Cực còn có nguồn tài nguyên năng lượng phong phú, thu hút sự chú ý đặc biệt của Trung Quốc. Ngoài việc cử tàu khảo sát và chế tạo tàu phá băng, từ năm 2004, Trung Quốc đã sở hữu cơ sở nghiên cứu lớn ở trên quần đảo Svalbard của Na Uy.
Năm 2009, Trung Quốc lần đầu tiên đăng ký trở thành nước quan sát thường trực của Hội đồng Bắc Cực, nhưng bị từ chối, đến nay Trung Quốc lại tiếp tục đưa ra lời đề nghị này.
Tàu ngầm hạt nhân lớp Hạ - Hải quân Trung Quốc.
Theo Giáo Dục VN
Đài Loan muốn mua vũ khí hiện đại đối phó với Trung Quốc Cơ quan quốc phòng Đài Loan cho rằng hòn đảo này cần mua thêm các vũ khí hiện đại và tăng cường khả năng phòng phủ nhằm đối phó với việc Trung Quốc không ngừng tăng cường quân sự. Quân đội Đài Loan muốn tăng cường hỏa lực. (Ảnh minh họa) Trong một báo cáo được trình lên quốc hội hồi đầu tuần...