Trung Quốc mời ông Shinzo Abe dự duyệt binh “mừng chiến thắng chống Nhật”
Nếu ông nhận lời tham dự hoạt động này sẽ đồng nghĩa với việc Nhật Bản chấp nhận bị khuất phục trước kẻ thù trong chiến tranh thủa trước.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Ảnh: Counrrier International.
South China Morning Post ngày 26/3 đưa tin, Trung Quốc đã mời Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe sang Bắc Kinh dự lễ kỷ niệm 70 năm kết thúc Chiến tranh Thế giới II vào tháng 9 năm nay, nhưng Tokyo đang tỏ ra thận trọng trước lời mời này.
Các nhà phân tích nói rằng, ông Shinzo Abe phải thận trọng không chỉ bởi sự bối rối đối với Nhật Bản, mà còn vì lý do nếu ông nhận lời tham dự hoạt động này sẽ đồng nghĩa với việc Nhật Bản chấp nhận bị khuất phục trước kẻ thù trong chiến tranh thủa trước.
Hoa Xuân Oánh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng Bắc Kinh đã liên lạc với các nhà lãnh đạo “tất cả các nước có liên quan” để đánh giá sự quan tâm của họ đến việc tham gia sự kiện kỷ niệm này, nhưng bà Oánh từ chối xác nhận có bao gồm Nhật Bản hay không.
Tổng thư ký Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga hôm qua từ chối xác nhận việc ông Shinzo Abe đã nhận được lời mời của Bắc Kinh hay chưa. “Việc thể hiện một lập trường để giải quyết những thách thức chung có định hướng cho tương lai là vấn đề vô cùng quan trọng”, ông nói.
“Chúng tôi đã truyền đạt quan điểm của Nhật bản về các sự kiện như vậy, chúng tôi đã nói với họ theo cách đất nước chúng tôi suy nghĩ về buổi lễ chính thức này”, ông Suga cho biết. Hãng thông tấn Kyodo News dẫn nguồn tin giấu tên từ chính phủ nói, ông Shinzo Abe đã kín đáo về lời mời của Bắc Kinh tham dự duyệt binh “chiến thắng chống Nhật Bản” ngày 3/9 tới.
Tờ The Yomiuri thì cho biết, Thủ tướng Shinzo Abe sẽ không tham dự vì sự khó chịu của Tokyo trước sự hung hăng ngày càng gia tăng của Bắc Kinh trong khu vực.
Video đang HOT
“Nhật Bản yêu cầu Trung Quốc cải thiện tính minh bạch trong ngân sách quân sự của họ, vì vậy Thủ tướng không thể tham dự”, một nhà ngoại giao cấp cao Nhật Bản nói với The Yomiuri. Các nhà phân tích nói rằng lời mời của Bắc Kinh thực chất là thủ đoạn “cây gậy và củ cà rốt” để gây áp lực với Nhật Bản đối mặt với quá khứ thời chiến.
Bằng cách mời ông Shinzo Abe tham dự duyệt binh, Trung Quốc muốn chứng minh sức mạnh quân sự của họ và có thể xem đây là một cảnh báo Nhật Bản về cái Bắc Kinh gọi là “chống lặp lại sai lầm trong quá khứ”.
Thủ tướng Shinzo Abe cho biết ông sẽ ra tuyên bố mới về Chiến tranh Thế giới II trong năm nay, trong đó sẽ đưa ra lời xin lỗi chung vì những hành động xấu trong thời chiến của chính quyền nhà nước Nhật trước đó. Nhưng từ ngữ chính xác của tuyên bố này sẽ được kiểm tra một cách cẩn thận trước khi công bố.
Theo tờ The Economic Times của Ấn Độ, đầu tháng này Vương Nghị, Ngoại trưởng Trung Quốc cho biết ông Shinzo Abe sẽ được chào đón tham dự lễ duyệt binh “mừng chiến thắng chống Nhật Bản” nếu ông ấy “chân thành”, và Nhật Bản “nên đối mặt với quá khứ thời chiến, đừng để mất lương tâm”.
Tờ The Japan News ngày 25/3 nói rằng, lời mời ông Abe dự duyệt binh được Trình Vĩnh Hoa, Đại sứ Trung Quốc tại Nhật Bản đi cùng Lưu Kiến Siêu, Trợ lý Ngoại trưởng Trung Quốc đến chào xã giao Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida hôm 18/3 đưa ra.
Theo Giáo Dục
Nhật Bản muốn có quân ứng chiến bên ngoài, đối phó Trung Quốc
Trong bối cảnh Trung Quốc đẩy mạnh hoạt động quân sự đe dọa các nước láng giềng tại các khu vực tranh chấp, các nhà lập pháp Nhật Bản đã thông qua một dự luật mới, cho phép Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (SDF) triển khai hoạt động tại nước ngoài, mở rộng quan hệ quân sự với nhiều nước nhằm chống lại các mối đe dọa.
Quân đội Nhật Bản tập trận.
Thủ tướng Nhật Bản Shizo Abe đã cam kết sẽ tăng cường mở rộng các điều luật liên quan đến vấn đề an ninh và quân sự, trong đó bao gồm cả đề xuất cho phép SDF triển khai hoạt động tại một số quốc gia đối tác của nước này, báo NHK News đưa tin ngày 22.03.
Hôm thứ Sáu, các nhà lập pháp Nhật Bản chính thức thông qua một dự luật, loại bỏ nhiều quy định khắt khe hạn chế hoạt động của quân đội Nhật Bản.
Các điều luật mới chủ yếu nghiêng về lĩnh vực hợp tác và hỗ trợ hậu cần cho quân đội hoạt động tại nước ngoài.
Tuy nhiên, các điều luật này phải được Quốc hội Nhật Bản thông qua vào ngày 26.03 mới được áp dụng.
"Tình hình quốc tế đang thay đổi liên tục cho dù chúng ta có thích hay không.
Chúng ta nên hành động để thích ứng với mọi diễn biến, nhưng phải đảm bảo giữ đúng lời hứa không bao giờ gây ra chiến tranh thêm một lần nữa. Điều mà các thế hệ trước đã từng sai lầm," Thủ tướng Abe phát biểu.
Dự luật mới của Nhật Bản được đưa ra trong thời điểm tình hình thế giới có nhiều chuyển biến, từ cuộc khủng hoảng tại Ukraine cho đến hoạt động của IS tại Trung Đông.
Riêng tại châu Á, sự lớn mạnh và thái độ ngày càng hung hăng của Trung Quốc đã khiến Tokyo đề phòng.
Trước đó, Bắc Kinh từng nhiều lần áp đặt lối suy nghĩ của mình lên các nước láng giềng tại nhiều khu vực tranh chấp, thông qua hoạt động quân sự.
Nhật Bản đã bị tước mất khả năng xây dựng quân đội sau chiến tranh thế giới thứ 2.
Theo điều 9 của Hiến pháp Nhật Bản, Tokyo không bao giờ được phép duy trì lực lượng vũ trang ở mức có thể gây nên một cuộc chiến tranh.
Mọi hoạt động bảo đảm an ninh sẽ do quân đội Mỹ và lực lượng cảnh sát nội địa thực hiện.
Tuy nhiên, vào tháng 7.2014, Nhật Bản đã cho phép SDF hỗ trợ các đồng minh của Tokyo trong trường hợp một cuộc chiến tranh chính thức được tuyên bố.
Quân đội Nhật Bản sẽ tham gia nhiều hoạt động, chủ yếu là hỗ trợ hậu cần cho quân đội đồng minh.
Liên quan đến hoạt động trợ giúp an ninh của Tokyo tại nước ngoài.
Tháng 1.2015, khủng bố IS đã chặt đầu 2 công dân Nhật Bản để trả đũa gói hỗ trợ trị giá 200 triệu USD mà Tokyo chuyển đến cho các nước bị IS tấn công.
Tuy nhiên, theo một cuộc khảo sát do báo Kyodo News tiến hành, hầu hết người dân nước này vẫn cho rằng hoạt động của Nhật Bản tại nước ngoài là cần thiết.
Theo Trí Thức Trẻ
Thủ tướng Nhật Bản trong "tâm bão" tuyên truyền khủng khiếp của Trung Quốc Phải chăng, Thời báo Hoàn cầu nói riêng và dàn hợp ca của truyền thông TQ đã cố tình làm cho các quốc gia châu Á và thế giới thấy được TQ mới là trung tâm? Thời báo Hoàn cầu và nhiều tờ báo khác của Trung Quốc đã đặt kẻ mà họ coi là "tội đồ" chính trong việc khởi động cái...