Trung Quốc mời ông Kim Jong-un sang Bắc Kinh
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã được mời đến Bắc Kinh vào tháng 9 để tham dự các sự kiện kỷ niệm 70 năm kết thúc Thế chiến II.
Lãnh đạo Triều Tiên trong một chuyến thăm sân bay quốc tế Bình Nhưỡng. (Ảnh: Wall Street Journal)
Wall Street Journal dẫn một nguồn thông thạo vấn đề tiết lộ thông tin trên.
Nguồn tin cũng cho biết ông Kim vẫn chưa hồi đáp lại lời mời từ phía Bắc Kinh, và bổ sung rằng dù quan hệ Trung – Triều đang gặp một số thử thách nhưng Bắc Kinh vẫn ưu tiên đối thoại với Bình Nhưỡng.
Hiện chưa rõ ông Kim có dự kiến hội đàm với Chủ tịch Tập Cận Bình nếu nhận lời mời hay không, nhưng một chuyến thăm của lãnh đạo Triều Tiên tới Bắc Kinh sẽ cho thấy quan hệ giữa hai nước “vẫn trong tình trạng ổn định”.
Theo AP, ông Kim chưa gặp bất cứ nguyên thủ quốc gia hay có chuyến công du ra nước ngoài kể từ khi lên nắm quyền vào cuối năm 2011.
Video đang HOT
Trung Quốc là đồng minh chính và đối tác truyền thống hỗ trợ ngoại giao và kinh tế cho Triều Tiên. Tuy nhiên, giới chức Bắc Kinh cho biết trong những năm gần đây họ cũng đã “mệt mỏi” với các hành vi gây hấn của Bình Nhưỡng, bao gồm các vụ thử nghiệm tên lửa thường xuyên và sự thể hiện tham vọng hạt nhân.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc đầu tuần này cũng cho biết Bắc Kinh đã gửi lời mời đến lãnh đạo một số nước châu Á và các quốc gia khác, nhưng không tiết lộ thêm chi tiết.
Phát ngôn viên của Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye cho hay bà Park đã nhận được lời mời của Bắc Kinh nhưng chưa quyết định có tham dự hay không.
Trung Quốc sẽ tổ chức nhiều sự kiện vào ngày lễ quốc gia 3/9 và một cuộc duyệt binh để đánh dấu 70 năm kết thúc Thế chiến 2.
Bạch Trúc
Theo Wall Street Journal
Chuyên gia Mỹ cảnh báo nguy cơ "chiến tranh thế giới thứ 3"!
Một chuyên gia người Mỹ vừa lên tiếng cảnh báo giới chức quân sự của nước này về nguy cơ sắp xảy ra một cuộc chiến tranh thế giới thứ 3 giữa Mỹ với Trung Quốc.
Chuyên gia Peter Singer.
Theo đó, chiến đấu cơ hiện đại nhất của Mỹ có thể bị nổ tung trên trời do vi mạch của Trung Quốc sản xuất, tin tặc của Trung Quốc lần mò vào được hệ thống tình báo của quân đội Mỹ, và quân đội Trung Quốc chiếm Hawaii - tờ Wall Street Journal dẫn những dự báo được Peter Singer, một nhà tương lai học người Mỹ làm việc tại quỹ New America Foundation, đưa ra trong một cuộc nói chuyện hồi tuần trước tại Lầu Năm Góc.
Những người tham gia cuộc nói chuyện và lắng nghe những dự báo có phần "điên rồ" của vị chuyên gia ngoài 40 tuổi này là các quan chức tình báo, hải quân và không quân Mỹ.
"Chiến tranh thế giới thứ 3 có vẻ giống như một cái gì đó vừa là nỗi sợ hãi trong quá khứ đã có từ rất lâu, vừa là nguy cơ trong tương lai rất xa. Nhưng điều đó lại đang ở rất gần", ông Singer nêu rõ.
Những dự báo được nhà tương lai học này đưa ra dựa theo nội dung một cuốn sách mà ông là tác giả sắp được phát hành. Sách dài 400 trang, có tựa đề: "Ghost Fleet: A Novel of the Next World War" (tạm dịch: "Hạm đội ma: Tiểu thuyết về cuộc thế chiến tiếp theo").
Trong cuộc nói chuyện tại Lầu Năm Góc, ông Singer đề nghị giới chức quân đội Mỹ xem xét khả năng người Mỹ có thể phải đối mặt với các cuộc không chiến và những xung đột trên biển hoàn toàn khác biệt với những gì Mỹ từng chứng kiến kể từ Chiến tranh Thế giới 2.
Các quan chức Lầu Năm Góc hiếm khi lắng nghe dự báo từ các tác giả viết sách giả tưởng. Tuy vậy, ông Singer được coi không phải là một nhà dự báo "tầm thường". Ông đã viết những cuốn sách xác đáng về sự phụ thuộc của Mỹ và các nhà thầu quân sự tư nhân, an ninh mạng, và sự phụ thuộc ngày càng lớn của Bộ Quốc phòng nước này vào người máy, máy bay không người lái và công nghệ.
Hải quân, Lục quân và Không quân Mỹ đã hai lần đưa một số cuốn sách của ông Singer vào danh sách những cuốn sách cần đọc của lực lượng. Ông Singer cũng thường xuyên thông tin cho các nhà lãnh đạo Lầu Năm Góc về các nghiên cứu của mình.
"Ông ấy là nhà tương lai học hàng đầu trong lĩnh vực an ninh quốc gia", ông Mark Jacobson, trợ lý đặc biệt của Bộ trưởng Hải quân Mỹ Ray Mabus, nhận xét. Ông Jacobson cũng cho biết, "các nhân viên Lầu Năm Góc luôn lắng nghe những gì ông Singer nói".
Gần đây, cuộc khủng hoảng ở Ukraine cũng như căng thẳng gia tăng trên biển Đông đã buộc Lầu Năm Góc phải đánh giá lại thế giới quan và có cách suy nghĩ mới về nguy cơ từ các đối thủ mạnh.
Một trong những điểm yếu lớn nhất hiện nay của Mỹ là vấn đề an ninh mạng. Hacker Trung Quốc được cho là đã truy cập vào hệ thống máy tính của Nhà Trắng, có được các kế hoạch công nghiệp quốc phòng của Mỹ cũng như hàng triệu hồ sơ bí mật khác của Chính phủ nước này.
Giới chức Mỹ cảnh báo từ lâu về việc nước này đang đối mặt nguy cơ một "trận chiến Trân Châu cảng trên mạng", và chính quyền Tổng thống Barack Obama đã âm thầm có những bước đi tích cực nhằm khắc phục điểm yếu này.
"Nghe thì có vẻ phi chính trị, nhưng tôi tin rằng chẳng có ích gì nếu tiếp tục tránh nói về sự đối đầu giữa các cường quốc trong thế kỳ 21 và mối nguy thực sự khi các cường quốc này vượt khỏi tầm kiểm soát. Trên thực tế, chỉ bằng cách thừa nhận những xu hướng có thật và rủi ro có thật, chúng ta mới có thể có những bước đi nhằm tránh được sai lầm", ông Singer nhấn mạnh trong phát biểu tại Lầu Năm Góc.
Phương Anh
Theo Dantri/WSJ
Vẫn nhiều nghi vấn về định hướng AIIB 57 thành viên sáng lập Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng châu Á (AIIB) do Trung Quốc lãnh đạo sẽ nhóm họp tại Bắc Kinh, Trung Quốc hôm nay 29/6. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (giữa) gặp gỡ quan khách các nước trong buổi lễ thành lập AIIB tại Bắc Kinh. (Ảnh: SCMP) Tại cuộc họp này, các quốc...