Trung Quốc mời nhà báo lên khu trục hạm đang tập trận chung với Mỹ
Các nhà báo phương Tây đã có cơ hội hiếm hoi chiêm ngưỡng một khu trục hạm và một tàu bệnh viện của hải quân Trung Quốc, khi các tàu đang tham gia vào cuộc tập trận hải quân lớn nhất thế giới RIMPAC do Mỹ dẫn đầu ở Hawaii.
Trung Quốc đang lần đầu tiên tham gia vào cuộc tập trận hải quân lớn nhất thế giới Vành đai Thái Bình Dương hay RIMPAC, trong bối cảnh căng thẳng với Mỹ và các nước khác, trong đó có tranh chấp lãnh thổ với đồng minh Nhật và Philippines, vẫn hết sức căng thẳng.
Y tá hải quân Trung Quốc He Yun đã hướng dẫn cho các phóng viên đi tham quan tàu bệnh viện Ark Peace, với trung tâm chấn thương, phòng nha khoa và cơ sở điều trị bằng phương pháp châm cứu cùng các cách chữa trị khác. Các phòng xét nghiệm trải rộng trên nhiều tầng.
Trong khi đó trên tàu khu trục Haikou có nhiều ụ súng trên boong, một vòi rồng lớn cùng một chiếc trực thăng. Bên trong tàu, nơi phóng viên không được phép chụp hình, trên các bức tường treo ảnh của gia đình và con cái của các thủy thủ.
Tàu bệnh viện Ark Peace cùng khu trục hạm Haikou và 2 tàu hải quân khác của Trung Quốc đang cùng 21 nước khác, trong đó có Nhật, New Zealand, Mỹ, Colombia, tham gia vào cuộc tập trận hải quân chung lớn nhất thế giới. Hơn chục nước khác cũng mở các chuyến tham quan tàu, một hoạt động của cuộc tập trận lần này.
Một quan chức hải quân Nhật hôm thứ bảy vừa qua đã cho một người đồng cấp của phía Trung Quốc tham quan cá nhân tàu của Lực lượng phòng vệ hải quân Nhật, tàu JS Ise. Tàu đang thả neo ở Trân Châu Cảng, đối diện với khu vực tưởng niệm của tàu USS Arizona, tàu vẫn nằm dưới biển sau trận tấn công Trân Châu Cảng năm 1941 của Nhật.
Hình ảnh về khu trục hạm Haikou và tàu bệnh viện Ark Peace:
Binh sỹ hải quân Trung Quốc hướng dẫn các nhà báo trên khu trục hạm Haikou vào ngày 5/7 vừa qua tại Hawaii.
Trực thăng trên Haikou.
Các ụ súng trên Haikou
Khách tham quan trên boong tàu Haikou.
Cờ Mỹ và Trung Quốc được treo trên tàu. Haikou được trang bị một vòi rồng lớn.
Video đang HOT
Lính gác trên Haikhou.
Khách tham quan rời Haikou.
Một chữ thập lớn trên boong tàu bệnh viện Ark Peace.
Chuyến tham quan dành cho báo chí diễn ra khi tàu Ark Peace đậu tại Point Base Pearl Harbor-Hickam ở Hawaii.
Một phóng viên bị “hỏi thăm” khi chụp hình không được phép trên tàu.
Ảnh chụp tại một phòng xét nghiêm trên tàu bệnh viện.
Y tá He Yun giới thiệu về tàu bệnh viện.
Vũ Quý
Tổng hợp
Theo Dantri
Mỹ tưởng niệm 72 năm sự kiện Trân Châu Cảng
Sáng qua 7/12, hàng nghìn người dân và cựu binh Mỹ sống sót sau sự kiện Trân Châu Cảng đã tiến hành tưởng niệm các nạn nhân của vụ tập kích bất ngờ, khiến 2400 thủy thủ, binh sỹ Mỹ thiệt mạng, và kéo Mỹ vào Thế chiến II.
Theo hãng tin AP, khoảng 50 người sống sót sau vụ tập kích của không quân Nhật tại Trân Châu Cảng đã dừng lại tại hiện trường để vinh danh những người đã tử nạn, và tưởng nhớ thời khắc nước Mỹ bị lôi vào Thế chiến II.
Đội lính danh dự tại buổi lễ tưởng niệm nạn nhân vụ Trân Châu Cảng
Cụ Alvis Taylor, 90 tuổi, khi đó đang là bác sỹ quân y khi vụ tấn công xảy ra. Các cấp trên của ông đã vội vã chạy tới bệnh viện để chăm sóc cho những người bị thương và trao lại quyền quản lý cho ông. Ông đã tới Trân Châu Cảng, cách trại ông đóng quân chừng gần 30km cùng với hàng chục xe cấp cứu.
"Tôi nhớ rõ tất cả những gì diễn ra vào hôm đó", Taylor nói một cách day dứt.
Khoảng 2500 người cùng với các nạn nhân còn sống sót sau vụ không kích đã có mặt tại Trân Châu Cảng để vinh danh những người đã tử nạn, những người đã bắn trả máy bay địch, giải cứu nạn nhân bị cháy và tiếp tục phục vụ trong chiến tranh.
Tổng cộng khoảng 2500 thủy thủ, lính thủy đánh bộ và binh sỹ Mỹ đã chết tại khu quân cảng này, cũng như các địa điểm quân sự khác trên đảo Oahu trong vụ tấn công ngày 7/12/1941.
Trong số hàng chục nghìn người phục vụ tại đây may mắn sống sót sau vụ không kích 72 năm về trước, hiện còn từ 2000 - 2500 người vẫn còn sống.
Cụ Delton Walling, 92 tuổi, người phục vụ trên tàu chiến USS Pennsylvania khi vụ tấn công xảy ra cho biết, họ thuộc về "những năm tháng xưa cũ".
Tôi trở lại đây để được ở bên các đồng chí - gặp những người còn sống, và chúng tôi sẽ ra đi một cách nhanh chóng", cụ Walling nói.
Buổi lễ đã dành khoảnh khắc mặc niệm vào đúng 7 giờ 55 phút sáng, thời điểm vụ ném bom bắt đầu. Những người tham dự ngồi tại một bãi cỏ, nhìn ra đài tưởng niệm tàu USS Arizona vốn bị chìm sau vụ tấn công.
Chỉ huy hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, đô đốc Harry B. Harris Jr. đã tham dự buổi lễ và khẳng định nước Mỹ luôn nhớ về vụ Trân Châu Cảng và cảnh giác.
"Nước Mỹ đang là và sẽ tiếp tục là cường quốc Thái Bình Dương. Nhưng chúng ta sẽ nhớ tới lời cảnh tỉnh từ những người đã sống sót sau vụ Trân Châu Cảng, và chúng ta sẽ không ngừng tăng cường cảnh giác", ông Harris Jr. nói.
Cùng tham dự buổi lễ còn có thống đốc bang Hawaii Neil Abercrombie và thống đốc bang Arizona Jan Brewer.
"Trân Châu Cảng là một thảm họa kinh hoàng của nước Mỹ, nhưng nó khiến tôi tự hào khi được biết rằng những con người tại đây chính là thành tố tạo nên nước Mỹ", ông Brewer nói.
Một số hình ảnh từ kinh hoàng từ vụ Trân Châu Cảng
Bức ảnh của một nhiếp ảnh gia Nhật bị bắt trong chiến tranh chụp lại cảnh máy bay Nhật xuất kích từ tàu sân bay Zuikaku tới Trân Châu Cảng
Hình ảnh được cho là ghi lại cảnh loạt bom đầu tiên được ném xuống Trân Châu Cảng
Ảnh do nhiếp ảnh gia Nhật chụp cho thấy cách bố trí các chiến hạm Mỹ
Chiến hạm USS Shaw nổ tung sau khi trúng bom
USS West Virginia cháy dữ dội sau vụ không kích
Lực lượng cứu hộ chữa cháy tàu USS West Virginia
USS Arizona cháy ngùn ngụt
Hai tàu USS Downes và USS Cassin bị phá hủy hoàn toàn
Một máy bay của hải quân Mỹ bị phá hủy khi chưa kịp cất cánh
Người dân Hawaii chứng kiến cảnh hoang tàn
Theo Dantri
TQ lo lắng khi quân đội Nhật được trao thêm quyền lực Việc Nhật thay đổi chính sách để quân đội có thể tác chiến ở nước ngoài đã khiến TQ bất an. Ngày 1/7, chính phủ Nhật Bản đã có một bước đi lịch sử trong chính sách của mình khi thay đổi cách diễn giải hiến pháp để dỡ bỏ lệnh cấm quân đội nước này đưa quân chiến đấu ở nước ngoài...