Trung Quốc mơ về Osprey, phiên bản “khủng”
Trung Quốc đang mơ về một loại máy báy giống chiếc Osprey của Mỹ, nhưng tải trọng nặng hơn gấp 3 lần. Song có điều, ước mơ này sẽ chỉ đến sau hàng chục năm nữa, nếu dự án không gặp phải trục trặc.
Phóng viên “Nhân dân nhật báo” tại Thiên Tân, Trung Quốc cho biết, tại triển lãm máy bay trực thăng quốc tế Thiên Tân lần thứ hai đã xuất hiện mô hình máy bay vận tải khủng mang tên “Cá voi xanh” của Trung Quốc.
Đây là loại máy bay vận tải cánh quạt xoay được mệnh danh “Osprey” phiên bản Trung Quốc vì nó có kết cấu giống như loại máy bay vận tải “V-22″ của Mỹ. Trọng lượng cất cánh của “Cá voi xanh” gấp 3 lần máy bay “Osprey” của Mỹ, có thể tiến hành cất hạ cánh và vận tải trong môi trường phức tạp, có ưu thế đặc biệt trong tiếp tế.
Nhìn bên ngoài, điểm khác biệt lớn nhất đó là cấu tạo của máy bay “Cá voi xanh” của Trung Quốc có 4 cánh xoay, chia làm 2 trục xoay, trong khi V-22 Osprey chỉ có thiết kế 2 cánh và 1 trục xoay.
Trong khi trả lời phỏng vấn của phóng viên “Nhân dân nhật báo”, một nhà thiết kế của Viện nghiên cứu máy bay trực thăng thuộc Tập đoàn công nghiệp hàng không Trung Quốc tiết lộ, lựa chọn thiết kế 4 cánh quạt xoay sẽ giúp cho máy bay “Cá voi xanh” mang được khối lượng hàng hóa lớn hơn.
Máy bay vận tải cánh quạt nghiêng V-22 Osprey của Mỹ
Theo số liệu cho biết, trọng lượng cất cánh tối đa của máy bay “Cá voi xanh” là 60 tấn, gấp khoảng 3 lần tải trọng của máy bay vận tải cánh quạt nghiêng V-22 “Osprey” của Mỹ, tải trọng chuyên chở khoảng 20-30 tấn, có khả năng vận tải được xe tăng hạng nhẹ.
Video đang HOT
Osprey phiên bản Trung Quốc có ưu thế đặc biệt trong tiếp tế vì máy bay vận tải cỡ lớn bình thường cần đường băng tương đối dài, còn “Cá voi xanh” có khả năng cất hạ cánh thẳng đứng, không gian cần thiết cho cất hạ cánh tương đối nhỏ, đồng thời có thể cất hạ cánh và vận tải ở môi trường, địa hình phức tạp như đồi núi, hải đảo.
Osprey phiên bản Trung Quốc được đặt tên là “Cá voi xanh”
Sau khi được bàn giao, đưa vào sử dụng, “Cá voi xanh” sẽ đóng vai trò chủ lực trong lực lượng máy bay vận tải Trung Quốc. Nó sẽ chủ yếu đảm nhận nhiệm vụ cứu hộ cứu nạn, tiếp tế, vận tải nhân viên và trang thiết bị hạng nặng.
Tuy nhiên, hiện nay “Cá voi xanh” mới đang trong giai đoạn định hình ý tưởng, mô hình thu nhỏ chứ chưa phát triển đến giai đoạn mô hình thật để nghiệm chứng kỹ thuật nên có thể khẳng định, thời gian để nó được trang bị cho quân đội Trung Quốc còn cần hàng chục năm nữa, nếu mọi chuyện suôn sẻ.
Theo ANTD
Thực hư chuyện chiến hạm Trung Quốc "xuất hiện gần Syria"
Theo trang tin Military-informant, ngày 5-9, thủy thủ Nga làm việc trên các chiến hạm hoạt động tại khu vực biển Đỏ, đã nhìn thấy một chiến hạm rất lớn của Trung Quốc mang số hiệu 999, đi qua kênh đào Suez hướng đến biển Đỏ, với tốc độ khoảng 14 hải lý/giờ.
Số hiệu 999 thể hiện đây là tàu đổ bộ đa năng Tỉnh Cương Sơn, thuộc Type 071 của Trung Quốc. Nó có lượng giãn nước hơn 20.000 tấn, có khả năng vận chuyển các phương tiện tác chiến đổ bộ như: Tàu đổ bộ đệm khí, xe chiến đấu các loại và binh lính lên bờ...
Trước đó, truyền thông Trung Quốc đã đưa tin hải quân nước này sẽ phái một số tàu chiến đến Địa Trung Hải để theo dõi các hoạt động của NATO. Một số nguồn tin khác cho rằng, tàu này sẽ phối hợp với tàu chiến của Nga để vận chuyển vũ khí hỗ trợ cho chính quyền Tổng thống Assad.
Một số trang tin còn đưa ra thông tin cụ thể là, tàu chiến của Trung Quốc được cử đến để theo dõi tình hình Syria và nó sẽ chỉ quan sát các hoạt động của các chiến ham phương Tây, chứ không tham gia dưới bất kỳ hình thức nào vào cuộc xung đột có thể sắp xảy ra.
Tàu vận tải đổ bộ 999 Tỉnh Cương Sơn của Trung Quốc
Lại có trang tin cho rằng, Syria có thể đang sở hữu các phiên bản hệ thống tên lửa phòng không mô phỏng theo hệ thống S-300 của Nga do Trung Quốc sản xuất dưới tên gọi HQ-9. Thông tin trên không được chính thức xác nhận, còn các tàu đổ bộ của Trung Quốc vẫn chưa được phát hiện tại các cảng của Syria.
Tuy vậy, các thông tin trên đều phán đoán sai sự thực, ngoại trừ một điểm là sự xuất hiện của tàu này qua kênh đào Suez hướng đến biển Đỏ. Suez là một kênh đào nhân tạo nằm trên lãnh thổ Ai Cập, chạy theo hướng Bắc-Nam đi ngang qua eo Suez tại phía Đông Bắc Ai Cập, nối Địa Trung Hải với Vịnh Suez, một nhánh của Hồng Hải.
Biển Đỏ (Hồng Hải) là vùng biển hẹp nằm giữa châu Á và châu Phi, xung quanh là các nước Israel, Saudi Arabia, Ai Cập, Ethiopia, Sudan... Đây là lối đi tắt cho những con tàu đi qua cảng châu Âu, châu Mỹ đến những cảng phía Nam châu Á, cảng phía Đông châu Phi và châu Đại dương.
Tỉnh Cương Sơn vào cảng Jeddah của Saudi Arabia
Tuy nhiên, tàu vận tải đổ bộ 999 Tỉnh Cương Sơn không chỉ hoạt động trên biển Đỏ và số lượng tàu cũng không phải là 1 mà sẽ là 3 chiến hạm của Trung Quốc có mặt ở đây. Bao gồm: Tàu vận tải tàu đổ bộ số hiệu 999 Tỉnh Cương Sơn, tàu hộ vệ tên lửa số hiệu 572 Hoành Thủy và tàu bổ trợ hậu cần mang số hiệu 889 Thái Hồ, biên đội mang theo 3 máy bay trực thăng.
Các chiến hạm này đi qua kênh đào Suez để thực hiện một nhiệm vụ riêng của nó ở Hồng Hải và Vịnh Aden - Somalia (nằm ngay ở lối ra của Hồng Hải) chứ không nhằm mục đích do thám tình hình Syria, cũng không tự mình vận chuyển hoặc phối hợp với tàu Nga đưa vũ khí đến Syria.
Vào lúc 9h sáng 5-9, Tỉnh Cương Sơn đã cập cầu cảng Jeddah - thành phố lớn thứ 2 của Saudi Arabia để tiếp tế bổ sung trong vòng 5 ngày, đây cũng là chuyến tiếp tế ở nước ngoài đầu tiên của nó (cả 3 tàu trong biên đội số 15 đều lần đầu tiên chấp hành nhiệm vụ hộ hàng). Đồng thời, thủy thủ và thuyền viên của tàu cũng lên bờ giao lưu thăm hỏi chính quyền địa phương và lãnh sự quán Trung Quốc ở Saudi Arabia.
Tàu hộ vệ tên lửa Hoành Thủy cử tàu cao tốc đến kiểm tra tàu lạ
Thực chất, 3 tàu Tỉnh Cương Sơn, Hành Thủy và Thái Hồ của Trung Quốc có mặt ở khu vực này để đảm nhận một nhiệm vụ thường xuyên. Chúng thuộc biên đội tàu Hộ hàng (hộ tống hàng hải) số 15 của hải quân Trung Quốc đến vịnh Hồng Hải và Vịnh Aden - Somalia thực hiện nhiệm vụ hộ tống hành trình, chống cướp biển, thay cho biên đội Hộ hàng số 14 vừa kết thúc nhiệm vụ trở về nước.
Từ khi triển khai đến khu vực này, biên đội tàu Trung Quốc (do Tỉnh Cương Sơn làm tàu chỉ huy) đã hộ tống hành trình cho 5 tốp thương thuyền, bao gồm 28 tàu của Trung Quốc và nước ngoài an toàn. Để đảm bảo cho công tác hộ tống hành trình liên tục, không bị gián đoạn, 3 tàu này thay phiên nhau, mỗi lần 1 tàu vào cảng để nhận tiếp tế dầu, nước ngọt và lương thực, thực phẩm.
Ngày 05/09, trong khi Tỉnh Cương Sơn vào cảng Jeddah tiếp tế, thì 2 tàu Thái Hồ và Hoành Thủy đang hộ tống hành trình cho một tốp 6 tàu vận tải của 4 nước bao gồm: Trung Quốc, Singapore, Panama và Thổ Nhĩ Kỳ, đi từ phía tây sang đông vịnh Aden. Trong quá trình hộ tống, họ đã bao vây, kiểm tra 2 tàu nhỏ chở dầu lậu. Như vậy, sự có mặt của biên đội tàu Trung Quốc không có liên quan gì đến tình hình căng thẳng ở Địa Trung Hải.
Theo ANTD
Nga định biến trực thăng thành UAV tấn công Ngày 2-9, cục thiết kế Berkut Aero của Nga cho biết, các công ty quốc phòng của UAE và Nga đang có kế hoạch biến máy bay trực thăng hạng nhẹ Berkut VL của Nga thành một loại máy bay chiến đấu không người lái biên chế trên tàu sân bay. Theo đó, công ty sản xuất máy bay không người lái Adcom...