Trung Quốc mở rộng thế lực ở châu Mỹ Latin

Theo dõi VGT trên

Nối tiếp thành công ở châu Phi, Trung Quốc đang tích cực mở rộng ảnh hưởng về mọi mặt ngay trên “sân sau” của siêu cường Mỹ.

Châu Mỹ Latin là một khu vực dân đông, đất rộng, tài nguyên thiên nhiên phong phú, lại sở hữu đường bờ biển dài. Hiện vùng này đang có nhiều bước chuyển về kinh tế, với Brazil nổi lên như một đầu tàu của khu vực và nằm trong tốp 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Vốn được coi là “sân sau” của Mỹ, giờ đây khu vực Nam Mỹ và Caribbean đã trở thành sới đấu của cả các “đại gia” khác như Trung Quốc, Nga, Nhật Bản và Ấn Độ.

Trung Quốc mở rộng thế lực ở châu Mỹ Latin - Hình 1

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Argentina năm 2014 và cung cấp cho nước này các khoản vay quan trọng

Nhân Hội nghị Thượng đỉnh BRICS 2014 tổ chức ở Brazil, Tổng thống Nga Putin ghé thăm các nước trong khu vực, ký kết một loạt thỏa thuận hợp tác song phương về kinh tế, khoa học kỹ thuật và năng lượng.

Nhật Bản dù không nằm trong khối BRICS nhưng Thủ tướng Abe của nước này cũng mới kết thúc chuyến công du 11 ngày tới khu vực này, với hai trọng tâm là hợp tác kinh tế và giành sự ủng hộ chính trị của khu vực cho chiếc ghế không thường trực của Nhật Bản tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.

Trước đó, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã công du 9 ngày tới châu Mỹ Latin – đây là chuyến thăm lần thứ 2 của ông Tập tới khu vực này trên cương vị Chủ tịch nước. Thời kỳ còn là Phó Chủ tịch nước, ông Tập cũng từng công cán sang đây.

Trong hơn thập kỷ qua, quan hệ giữa Trung Quốc và châu Mỹ Latin phát triển không ngừng, khác với thời kỳ trước đây khi Trung Quốc tỏ ra không mặn mà lắm với khu vực này, có lẽ do ngại ảnh hưởng truyền thống của Mỹ.

Hiện đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Trung Quốc vào khu vực này cao hơn FDI Trung Quốc ở nhiều nơi khác ngoài châu Á. Tổng kim ngạch thương mại hai chiều giữa Trung Quốc và châu Mỹ Latin tăng nhanh từ 13 tỷ USD năm 2000 lên mức 261 tỷ USD năm 2013 (vượt cả mốc hơn 200 tỷ USD giá trị thương mại Trung Quốc-châu Phi năm 2013), đưa Trung Quốc trở thành đối tác thương mại lớn thứ 2 của châu Mỹ Latin.

Trung Quốc đã “thâm nhập” mạnh mẽ vào hàng loạt nước như Brazil, Venezuela, Argentina, Chile, Peru, Mexico, Cuba, Nicaragua, Colombia… Quốc gia Đông Bắc Á này hiện đã nâng cấp quan hệ với Venezuela và Argentina lên mức “đối tác chiến lược toàn diện”. Riêng ở một số nước như Brazil, Trung Quốc đã vượt Mỹ để trở thành đối tác thương mại lớn nhất.

Tất nhiên kim ngạch thương mại giữa Mỹ và toàn bộ châu Mỹ Latin vẫn chiếm tỷ trọng áp đảo và giữ vị trí số 1. Tuy nhiên thương mại giữa Trung Quốc và khu vực này đang tăng lên nhanh chóng và được dự báo sẽ thay thế dần vị trí của cả EU và Mỹ.

Ý đồ của Trung Quốc khi tăng cường hiện diện ở đây

Là cường quốc đi sau, tiềm lực còn những hạn chế nhất định nên khi bước ra thế giới, Trung Quốc đã thận trọng lựa chọn châu Phi và châu Mỹ Latin làm 2 hướng đột phá chính (ngoài châu Á) để có thể phát huy lợi thế và sức cạnh tranh của mình.

Về chính trị, Trung Quốc nỗ lực gia tăng ảnh hưởng nói chung tại châu Mỹ Latin, tích cực xây dựng quyền lực mềm, tạo sức lan tỏa văn hóa, mở tới 32 viện Khổng Tử trong toàn khu vực.

Một ưu tiên mũi nhọn của Trung Quốc là tăng cường quan hệ với khu vực này để cô lập Đài Loan (hiện trong số ít ỏi các nước công nhận Đài Loan, có tới một nửa nằm ở châu Mỹ Latin).

Trong bối cảnh Mỹ ráo riết xoay trục sang châu Á-Thái Bình Dương, tăng cường hiện diện quân sự sát với lãnh thổ Trung Quốc, ủng hộ các đối thủ của Trung Quốc, thì việc Trung Quốc củng cố quan hệ với các nước Mỹ Latin không khác nào đòn phản pháo, “chọc” thẳng vào sau lưng siêu cường Mỹ.

Đẩy mạnh hợp tác kinh tế và hỗ trợ tài chính cho châu Mỹ Latin, Trung Quốc có thêm nhiều cơ may giành được thiện cảm cùng lá phiếu ủng hộ của các nước Mỹ Latin không chỉ ngay tại khu vực này mà còn tại diễn đàn Liên Hợp Quốc và trong các cuộc tranh chấp giữa Trung Quốc và Nhật Bản cũng như các nước khác.

Trong quá trình làm ăn tại đây, phía Trung Quốc tranh thủ giới thiệu khái niệm an ninh mới và một trật tự chính trị – kinh tế quốc tế mới theo giác độ của Trung Quốc. Trước mắt chưa có điều kiện bá chủ toàn thế giới, Trung Quốc đặt ra mục tiêu vừa tầm hơn là cổ xúy cho thế giới đa cực, từ đó làm xói mòn thế giới đơn cực do Mỹ thống trị.

Đã có những nước ở châu Mỹ Latin, như Ecuador chẳng hạn, rất “cảm động” trước sự giúp đỡ tài chính của Trung Quốc.

Video đang HOT

Ví dụ, ngày 17/7 vừa rồi, bản tin Tân Hoa xã trích dẫn lời của Tổng thống Ecuador Rafael Correa thể hiện sự hàm ơn đối với Trung Quốc như sau: “Ecuador, với tư cách là một trong các nước nhỏ nhất ở Nam Mỹ, nhận được sự tôn trọng từ phía Trung Quốc – những người đã chủ động giúp đỡ phát triển kinh tế xã hội của đất nước này, và đời sống nhân dân Ecuador đã trở nên tốt hơn nhờ vào sự ủng hộ của Trung Quốc trong nhiều dự án phát triển”.

Trung Quốc mở rộng thế lực ở châu Mỹ Latin - Hình 2

Tổng thống Ecuador Rafael Correa hồ hởi bắt tay Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Brazil hôm 16/7

Không những vậy, Tổng thống Ecuador còn khẳng định “nhân dân Ecuador yêu Trung Quốc, ngưỡng mộ bề dày lịch sử, nền văn hóa cùng với các thành tựu cải cách mở cửa của đất nước này”.

Lưu ý thêm, Ecuador sẽ đảm nhận chức chủ tịch luân phiên của Cộng đồng các Quốc gia Mỹ Latin và Caribbe (CELAC) vào năm 2015 và Tổng thống Ecuador trong cuộc gặp với ông Tập đã hứa sẽ hỗ trợ Trung Quốc thâm nhập sâu hơn nữa vào châu Mỹ Latin.

Tuy nhiên, trọng tâm trong quan hệ Trung Quốc-châu Mỹ Latin vẫn là kinh tế thương mại. Trung Quốc tỏ ra thực dụng hơn cả Mỹ. Khác với Mỹ, Trung Quốc không đặt căn cứ quân sự ở nước ngoài. Giới lãnh đạo Bắc Kinh đặt mục tiêu dành 20-50 năm để phát triển kinh tế và đuổi kịp các nước tiên tiến.

Là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, Trung Quốc thấy ở châu Mỹ Latin nhiều thứ cần thiết cho mình.

Trước tiên là các nguồn dầu mỏ và khoáng sản, đặc biệt là quặng kim loại như sắt, đồng… (dồi dào và rẻ) – tất cả đều rất cần cho công xưởng lớn nhất thế giới. Không chỉ nhập nhiều dầu mỏ, Trung Quốc còn là nhà nhập khẩu quặng thép hàng đầu thế giới.

Thứ hai, Trung Quốc rất say mê nhập… nông sản (nhất là đậu nành) của châu Mỹ Latin, khu vực có đất đai màu mỡ và lợi thế to lớn về nông nghiệp. Trung Quốc có nhu cầu cao về lương thực do nước này dân số đông, tiềm năng nông nghiệp không quá mạnh mà diện tích đất nông nghiệp lại thu hẹp dần cùng với quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa.

Trung Quốc hiện chiếm tới 40% lượng đậu nành nhập khẩu trên thế giới; một nửa trong số lượng đậu nành nhập khẩu của Trung Quốc là đến từ khu vực châu Mỹ.

Như vậy, Trung Quốc không giới hạn nguồn cung cấp tài nguyên vào châu Á và châu Phi. Khu vực Mỹ Latin đã trở thành địa bàn chiến lược bảo đảm cả an ninh năng lượng lẫn an ninh lương thực cho quốc gia đông dân nhất thế giới.

Châu Mỹ Latin không chỉ cung cấp nguyên nhiên liệu cho Trung Quốc mà còn là thị trường tiêu thụ quan trọng cho nước này. Hàng hóa Made in China tràn ngập châu Mỹ Latin y như ở châu Phi. Các hiệp định tự do thương mại song phương càng được ký kết thì hàng hóa Trung Quốc càng tung hoàng ở Nam Mỹ. Thực tế này giúp Trung Quốc duy trì tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới ngay cả trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy thoái.

Một món quà khác mà Trung Quốc thu được trong quan hệ với châu Mỹ Latin là việc một số nước ở đây công nhận Trung Quốc có nền kinh tế thị trường.

Bên cạnh việc nhập dầu, quặng và nông sản, Trung Quốc cũng tích cực đầu tư ngược vào châu Mỹ Latin. Tuy nhiên, giống như ở châu Phi, Trung Quốc chủ yếu đầu tư vào hạ tầng vận tải, công nghiệp khai khoáng, và nông nghiệp – tức là những lĩnh vực phục vụ trực tiếp cho việc nhập nguyên nhiên liệu từ vùng này. Không những vậy, Trung Quốc còn cung cấp tàu chở dầu, ví dụ cho Venezuela, hoặc trợ giúp nước này đóng tàu chở dầu. Nếu cần thiết, Trung Quốc có thể xây dựng nhà máy sản xuất thép ngay tại chỗ để bớt chi phí vận chuyển và tránh thuế.

Đáng chú ý, Trung Quốc đang khẩn trương xúc tiến xây dựng hệ thống đường sắt trong mỗi nước châu Mỹ Latin, trong nội bộ châu lục này, và tuyến đường sắt nối bờ đông (ven Đại Tây Dương) và bờ tây (ven Thái Bình Dương) của châu lục. Tuyến đường sắt xuyên châu Mỹ Latin sẽ cạnh tranh với kênh đào Panama. Không những thế, Trung Quốc vừa đạt được thỏa thuận với Nicaragua để xây tại nước này một con kênh nối Đại Tây Dương và Thái Bình Dương còn lớn hơn cả kênh Panama, cho phép các tàu container cỡ lớn hơn đi qua.

Trung Quốc mở rộng thế lực ở châu Mỹ Latin - Hình 3

Trung Quốc sẽ xây kênh đào Nicaragua cạnh tranh với kênh đào Panama

Cả tuyến đường sắt xuyên châu lục và con kênh mới sẽ cho phép tăng cường khai thác nguyên nhiên liệu châu lục, xuất khẩu hàng hóa sang đây, và giảm đáng kể chi phí vận chuyển so với chỉ dựa vào hàng hải và kênh Panama.

Riêng con kênh mới tại Nicaragua còn có ý nghĩa chính trị; một khi được đào xong và đưa vào sử dụng, nó sẽ làm xói mòn vị thế của kênh Panama – biểu tượng cho ảnh hưởng của người Mỹ ở châu Mỹ Latin.

Danh mục đầu tư của Trung Quốc còn bao gồm lĩnh vực viễn thông. Sở hữu những hãng viễn thông khổng lồ như Huawei (Hoa Vi), khi đầu tư vào lĩnh vực này, Trung Quốc không chỉ thu lợi kinh tế mà còn được cho là có điều kiện nắm thông tin tình báo trong khu vực này.

Ngoài ra Trung Quốc còn tham gia hoạt động cho vay. Một mặt, điều này phục vụ chính công cuộc khai phá châu Mỹ Latin và giúp Trung Quốc hưởng lợi kinh tế. Mặt khác nó “ghi thêm điểm” cho Trung Quốc trong mắt người Nam Mỹ đang thiếu vốn và gặp khó khăn trong tiếp cận tín dụng.

Trung Quốc cũng có hợp tác khoa học công nghệ, nhưng chủ yếu là với Brazil (nước có tiềm lực nhất Nam Mỹ), trong các lĩnh vực như công nghệ vũ trụ, vệ tinh, chế tạo máy bay.

sao Trung Quốc giành được nhiều thắng lợi?

Trước hết đó là do tính năng động đặc biệt của người Hoa và ban lãnh đạo Trung Quốc. Thế hệ lãnh đạo mới của Trung Quốc thực dụng hơn bao giờ hết và họ đã phát triển cả một hệ thống tư tưởng ngoại giao kinh tế và chính sách ngoại thương đồ sộ.

Nhiều thủ thuật khôn khéo ở châu Phi được vận dụng tiếp ở châu Mỹ Latin. Trung Quốc cố gắng quan hệ ngoại giao tốt với các nước trong khu vực. Một số nước như Venezuela có mối giao hảo đặc biệt với Trung Quốc.

Trung Quốc mở rộng thế lực ở châu Mỹ Latin - Hình 4

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) và Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro

Theo giới quan sát phương Tây, Trung Quốc “làm ngơ” trước các vấn đề về nhân quyền và cải cách kinh tế ở Nam Mỹ và vùng Caribbe. Các khoản cho vay của Trung Quốc không gắn với điều kiện nào. Trong khi đó các thể chế như Ngân hàng Thế giới, Quỹ T.iền tệ Quốc tế, Ngân hàng Phát triển Liên châu Mỹ, Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Mỹ (tất cả đều chịu ảnh hưởng của chính phủ Mỹ và phương Tây) đặt ra cho người đi vay các tiêu chuẩn ngặt nghèo liên quan đến nhân quyền và yêu cầu tư nhân hóa nền kinh tế.

Thực tế, các khoản tài chính mà Trung Quốc cung cấp cho khu vực này còn lớn hơn cả các khoản tín dụng và đầu tư mà Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển Liên châu Mỹ và Ngân hàng Xuất Nhập khẩu của Mỹ dành cho châu Mỹ Latin gộp lại.

Hơn nữa, bản thân các nước châu Mỹ Latin cũng kêu gọi Trung Quốc vào đầu tư. Một số nước bên bờ phá sản và bị phương Tây quay lưng lại (như Argentina) đã được Trung Quốc hỗ trợ tài chính đúng lúc và nhiệt tình.

Về mặt truyền thống, Trung Quốc gần gũi với châu Phi hơn (do văn hóa, khoảng cách địa lý và phong trào giải phóng dân tộc vào những năm 1950-1960). Tuy nhiên, ở châu Mỹ Latin, Trung Quốc lại có những lợi thế mới. Thời gian qua, lực lượng cánh tả lên nắm quyền ở nhiều nước Mỹ Latin – nhiều nước trong số này (như Venezuela, Bolivia,… chưa kể Cuba) có thái độ chống Mỹ gay gắt. Và nhìn chung, tâm lý của châu Mỹ Latin là muốn bớt phụ thuộc vào Mỹ và EU và không muốn làm “sân sau” cho Mỹ. Trong bối cảnh ấy, Trung Quốc trở thành một lựa chọn hợp lý cho các nước này để cân bằng lại.

Đà tiến của Trung Quốc ở châu Mỹ Latin được tiếp thêm sức từ việc Mỹ bị cuốn vào tình hình Iraq và Afghanistan. Từ sau sự kiện 11/9 năm 2001, Mỹ mải mê chinh chiến ở hai quốc gia này và tham gia vào các cuộc tiễu trừ k.hủng b.ố toàn cầu. Gần đây, khi Mỹ đã rút quân khỏi Iraq (năm 2011) và rút quân dần khỏi Afghanistan (trong năm 2014) thì tình hình ở hai nước này lại xấu đi nghiêm trọng. Riêng ở Iraq mới đây, nhóm phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) tiến quân rất mạnh mẽ và thi hành nhiều chính sách t.àn á.c với người dân địa phương, buộc Mỹ phải dùng máy bay tấn công các vị trí của lực lượng này. Tình hình Libya cũng xấu đi nhanh chóng với sự trỗi dậy của các phiến quân sau một thời gian dài ông Gaddafi bị lật đổ nhờ sự hậu thuẫn của Mỹ. Tất cả khiến cho Mỹ càng thêm “bỏ bê” địa bàn ngay sau lưng họ.

Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Phi hôm 5/8 vừa rồi cho thấy Mỹ đã sực tỉnh về bước lùi thảm hại của họ ở châu Phi trước sự lấn lướt của Trung Quốc. Các cam kết đầu tư hàng tỷ USD vào châu Phi mà Washington đưa ra tại hội nghị này đồng nghĩa với việc Mỹ không thể dồn nhiều “lửa đầu tư” cho mặt trận Nam Mỹ.

Phản ứng của bản thân châu Mỹ Latin

Công bằng mà nói, khách hàng Trung Quốc, công nghệ Trung Quốc và các khoản tín dụng của Trung Quốc đã ít nhiều giúp châu Mỹ Latin thay da đổi thịt, bớt lệ thuộc vào Mỹ và EU, hạn chế ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ và châu Âu, đồng thời tiếp cận được nhiều hơn với thị trường thế giới.

Trước mắt, khi nội lực Trung Quốc chưa đến mức tuyệt đỉnh và nước này còn gặp muôn vàn vấn đề nội bộ thì tham vọng bá quyền và bành trướng lãnh thổ của họ chủ yếu giới hạn vào châu Á, đặc biệt là Đông Á. Cho nên va chạm giữa Trung Quốc và những nơi xa xôi như châu Mỹ Latin chưa thể hiện rõ.

Châu Mỹ Latin lại khác biệt với châu Phi về văn hóa. Mức sống người dân và cơ sở hạ tầng ở đây cũng tốt hơn ở châu Phi. Trung Quốc để mắt đến châu Mỹ Latin sau khi đã có nhiều kinh nghiệm đầu tư ở châu Phi nên chắc sẽ nhiều điều chỉnh khôn khéo để bám chắc hơn nữa vào địa bàn chiến lược này.

Trung Quốc mở rộng thế lực ở châu Mỹ Latin - Hình 5

Một Chinatown ở quốc gia Mỹ Latin Costa Rica

Dẫu vậy vẫn có những chia rẽ nhất định trong nội bộ châu Mỹ Latin trong cách nhìn nhận Trung Quốc. Ngoài những người ủng hộ, có những người nghi ngờ vai trò của Trung Quốc, e sợ “nguy cơ” trở thành một châu Phi thứ 2.

Chiêu hạ giá đồng nhân dân tệ để kích thích xuất khẩu sang các nước Mỹ Latin đã gây khó chịu cho một số nước này.

Trong mối quan hệ bất đối xứng với một quốc gia Đông Bắc Á khổng lồ, nhiều chính phủ vùng Mỹ Latin lo ngại nước mình chỉ là nơi cung cấp đồ ăn và khoáng sản cho Trung Quốc, và không có nhiều việc làm cho lao động địa phương.

Việc tập trung xuất khẩu nguyên nhiêu liệu có giá trị thấp sang Trung Quốc khiến cho cơ cấu kinh tế của các nước Mỹ Latin lạc hậu và các ngành công nghiệp sản xuất ở đây khó phát triển.

Đã có những cuộc biểu tình phản đối hàng hóa Trung Quốc tràn ngập thị trường hay việc các doanh nhân Trung Quốc mua đất với diện tích rộng ở Nam Mỹ.

Một vài nước, trong đó có Brazil và Argentina, đã áp dụng một số biện pháp chống phá giá trước cơn lụt hàng hóa giá rẻ xuất xứ từ Trung Quốc.

Các nước trong vùng còn đối mặt với nạn ô nhiễm môi trường từ hoạt động khai khoáng của Trung Quốc và nạn chặt phá rừng để trồng nông sản (nhất là đậu tương) đáp ứng nhu cầu của Trung Quốc.

Cá biệt có doanh nghiệp Mỹ Latin liên kết với Trung Quốc để sản xuất máy bay đã tố phía đối tác Trung Quốc đ.ánh cắp công nghệ chế tạo máy bay của họ.

Riêng Brazil – nền kinh tế lớn nhất châu Mỹ Latin, thành viên khối BRICS – đã có những động thái cho thấy họ muốn làm đối tác bình đẳng với Trung Quốc chứ không phải là “tay chân” cho quốc gia này./.

Theo VOV

Nga quyết không để cấm vận ảnh hưởng đến công nghiệp quốc phòng

Ngày 22-4, phát biểu trước một phiên họp Duma quốc gia, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev tuyên bố, chính phủ Nga sẽ không để cho "những hành động thù địch" của bất kỳ nước nào gây tổn hại đến ngành công nghiệp quốc phòng của nước này.

Theo ông Medvedev, tổ hợp vũ khí Liên bang Nga sẽ không bị ảnh hưởng vì các biện pháp trừng phạt của châu Âu và Mỹ. Đổi lại, Nga sẽ tăng cường xuất khẩu vũ khí cho các quốc gia ở châu Phi và châu Mỹ La tinh.

Trong bài phát biểu được truyền hình trực tiếp, ông nói: "Lĩnh vực quốc phòng và an ninh của chúng ta sẽ không bị ảnh hưởng. Ngành quốc phòng luôn luôn là niềm tự hào quốc gia của chúng ta, và ngành công nghiệp quốc phòng đã đứng vững lên trên đôi chân của mình trong những năm gần đây. Chúng ta sẽ không cho phép nó phải gánh chịu hậu quả của những hành động thù địch của ai đó".

Thủ tướng Nga khẳng định, bây giờ Nga không phụ thuộc vào việc nhập khẩu trong sản xuất nhiều loại sản phẩm quân sự và Nga đã trở thành nước đứng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu vũ khí, chỉ sau Mỹ.

Nga quyết không để cấm vận ảnh hưởng đến công nghiệp quốc phòng - Hình 1

Hệ thống phòng không S-400 của Nga

Ông cho rằng, Nga sẽ củng cố vị trí của mình trên thị trường vũ khí toàn cầu. Không chỉ bằng cách thiết lập mối quan hệ gần gũi hơn với các đối tác truyền thống, trong đó có Trung Quốc và Ấn Độ, mà còn phát triển quan hệ thương mại hợp tác mới với châu Mỹ La tinh, khôi phục lại mối quan hệ với châu Phi.

Về tác động đến nền kinh tế nói chung, ông Medvedev cho rằng: "Tôi chắc chắn rằng chúng ta có thể giảm thiểu hậu quả từ lệnh trừng phạt này". Đồng thời khẳng định rằng việc thiếu đa dạng hóa nền kinh tế đã khiến nền kinh tế Nga không đạt và duy trì được tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao.

Sau khi Nga sáp nhập Crimea, Mỹ và các nước đồng minh phương Tây đã áp dụng nhiều biện pháp trừng phạt kinh tế đối với các ngân hàng và tổ chức tín dụng của Nga, cũng như áp dụng lệnh cấm đi lại đối với một số quan chức Nga. Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki lại vừa cho biết Mỹ có thể sẽ áp đặt các trừng phạt mới nhằm vào Tổng thống Nga Vladimir Putin, trong đó tập trung vào các tài khoản ngân hàng của ông tại Thụy Sĩ.

Theo ANTD

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Chuyên gia Nga đ.ánh giá về phán quyết quyền miễn trừ với ông Trump
06:57:08 03/07/2024
Bài học từ hình mẫu đối phó với tình trạng suy giảm dân số ở Trung Quốc
20:20:26 02/07/2024
Báo Mỹ giải mã 'cơn sốt' cà phê muối Việt Nam trên toàn thế giới
19:41:08 02/07/2024
Tổng thống Mỹ Joe Biden phản ứng về quyền miễn trừ truy tố với ông Trump
15:08:13 02/07/2024
Tấn công bằng dao tại trường đại học ở Australia
16:25:36 02/07/2024
Australia trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới cấm đá nhân tạo
20:14:00 02/07/2024
Chuyến thăm Kiev đầu tiên của Thủ tướng Hungary kể từ xung đột Nga - Ukraine
16:32:38 02/07/2024
Tìm thấy 2 cháu bé bị lạc hơn 3 ngày ở Sa Pa
16:56:16 02/07/2024

Tin đang nóng

Phản ứng chồng hơn 17 t.uổi của Hoa hậu Khánh Vân khi bị khui danh tính
21:54:10 03/07/2024
Lời thú tội của đôi vợ chồng h.ành h.ạ n.ữ s.inh 22 t.uổi ở TP Hồ Chí Minh
23:15:18 03/07/2024
Phép màu đến với nam vũ công liệt tứ chi sau vụ bị màn hình LED 600 kg rơi trúng người
22:04:32 03/07/2024
Màn ảnh Hoa ngữ có thêm một mỹ nhân cổ trang đẹp xuất sắc, gương mặt trời sinh để đóng nàng thơ thời Đường
21:42:06 03/07/2024
NSƯT Vũ Luân lên tiếng giữa tin r.ạn n.ứt tình cảm với Hồng Loan
23:29:31 03/07/2024
Dàn mỹ nhân đóng 'Anh hùng xạ điêu' bản 2024
22:48:52 03/07/2024
Lộ địa điểm Midu hưởng tuần trăng mật sang chảnh
06:33:28 04/07/2024
Con trai 16 t.uổi của tài tử hàng đầu Thái Lan sở hữu "visual" nổi bật: Thành thạo nhiều môn thể thao, quyết từ chối showbiz vì điều này
21:39:17 03/07/2024

Tin mới nhất

Nga, Trung Quốc tái khẳng định giá trị đặc biệt của quan hệ song phương

07:05:31 04/07/2024
Ngày 3/7, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có cuộc gặp bên lề Hội nghị lần thứ 24 của Hội đồng Nguyên thủ quốc gia Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) ở Astana, Kazakhstan.

Đ.ánh bom ở miền Bắc Pakistan khiến một cựu thượng nghị sĩ t.hiệt m.ạng

07:03:28 04/07/2024
Bajur là một trong một số huyện bộ lạc ở biên giới với Afghanistan, khu vực từ lâu đã là nơi trú ẩn của các chiến binh Hồi giáo cực đoan hoạt động ở cả hai bên biên giới.

Thông điệp của đội ngũ ông Biden: Thay đổi ứng viên tổng thống lúc này là một sai lầm

06:01:41 04/07/2024
Sau cuộc tranh luận hôm 27/6, các phương tiện truyền thông chính thống ở Mỹ đã đặt ra câu hỏi liệu ông Biden có nên tiếp tục là ứng cử viên tổng thống của Đảng Dân chủ hay không.

Những quan ngại về các tác động sau khi châu Âu áp thuế xe điện Trung Quốc

05:59:21 04/07/2024
Trung Quốc và EC đã có một số cuộc đàm phán và dự kiến trong tuần này sẽ diễn ra các cuộc đàm phán kỹ thuật nhằm giải quyết vấn đề trợ cấp cho xe ô tô điện.

Các quốc gia đang ngồi trên khối nợ 91.000 tỷ USD

05:35:33 04/07/2024
Khi gánh nặng nợ nần chồng chất trên khắp thế giới, các nhà đầu tư ngày càng lo lắng. Ở Pháp, bất ổn chính trị đã làm trầm trọng thêm mối lo ngại về nợ quốc gia, khiến lợi suất trái phiếu tăng vọt.

Tấn công bằng dao gây thương vong ở trung tâm thương mại Israel

05:12:13 04/07/2024
Vụ việc xảy ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng trong cộng đồng người Palestine ở Israel và tại các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng khi cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hồi giáo Hamas nổ ra ở Dải Gaza từ tháng 10 năm ngoái.

Thủ tướng Hungary nói về lý do Tổng thống Ukraine từ chối đề xuất ngừng b.ắn

05:09:42 04/07/2024
Thay vào đó, Ukraine đã đề xuất Thụỵ Sỹ đứng ra tổ chức hội nghị thượng đỉnh hòa bình toàn cầu vào tháng 6 vừa qua mà không có sự tham gia của Moskva để xem xét các bước đi tới hòa bình.

NATO nhất trí duy trì mức hỗ trợ quân sự cho Ukraine

05:06:24 04/07/2024
Trong diễn biến liên quan, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin ngày 2/7 cho biết Mỹ sẽ cung cấp gói hỗ trợ an ninh mới trị giá 2,3 tỷ USD cho Ukraine, bao gồm các vũ khí phòng không và chống tăng quan trọng.

Thủ tướng Pháp: Mặt trận cộng hòa có thể thành công

05:04:21 04/07/2024
Ngày 3/7, bà Le Pen cho biết sẽ liên hệ với các đảng khác nếu RN không đạt được đa số tuyệt đối. Ứng cử viên Thủ tướng của bà, ông Jordan Bardella, đã khẳng định sẽ từ chối thành lập chính phủ nếu không có sự ủy nhiệm đủ mạnh.

Mỹ: Trên 13.000 người ở Bắc California phải sơ tán vì cháy rừng

05:02:20 04/07/2024
Mưa đến sẽ giải tỏa cơn khát cho những khu vực hạn hán trong nhiều tháng nhưng sấm sét đi kèm đang khiến tình hình ở Thassos trở nên tồi tệ hơn.

Nội các mới của Ai Cập tuyên thệ nhậm chức

05:00:26 04/07/2024
Chính phủ mới của Thủ tướng Mostafa Madbouly gồm 30 bộ trưởng và chứng kiến sự sáp nhập của một số bộ. Bộ Công thương được chia thành các đơn vị để sáp nhập vào các bộ khác.

Xung đột Hamas - Israel: Người dân Gaza thiếu nước sạch

04:57:24 04/07/2024
Theo WHO, hiện chỉ còn 3 bệnh nhân ở lại bệnh viện châu Âu tại Gaza và 3 bệnh nhân ở bệnh viện dã chiến của ICRC. Hầu hết bệnh nhân đã được chuyển đến Tổ hợp Y tế Nasser.

Có thể bạn quan tâm

4 kiểu áo những nàng bắp tay to không nên diện

Thời trang

07:41:47 04/07/2024
Những nàng bắp tay to nên tránh diện những kiểu áo này.Với những cô nàng có phần bắp tay to, việc lựa chọn trang phục phù hợp là vấn đề khá nan giải.

EURO 2024: N'Golo Kante - Câu chuyện cậu bé nhặt rác, đến bài học về khát khao làm nên lịch sử

Sao thể thao

07:29:44 04/07/2024
Sau khi Pháp giành chiến thắng ngạt thở trước đội Bỉ tại vòng 1/8 giải EURO 2024, có một cái tên đã đi vào lịch sử bóng đá châu Âu.

'Ma nữ đẹp nhất Thái Lan' hóa thân cô gái Việt

Phong cách sao

07:09:25 04/07/2024
Diễn viên Mai Davika gây sốt mạng xã hội khi diện áo dài, đội mấn, tái hiện hình ảnh người phụ nữ Việt. Tạo hình này được nhiều tín đồ thời trang, makeup trong nước hưởng ứng.

Tăng Thanh Hà U40 có làn da đẹp không tì vết nhờ vào một cách đơn giản

Làm đẹp

07:04:06 04/07/2024
Những sản phẩm dược mỹ phẩm organic luôn chứa các thành phần cực kỳ lành tính và an toàn tuyệt đối cho làn da, vì vậy Hà Tăng rất yên tâm về hiệu quả và độ an toàn mà chúng mang lại.

Cô đào có cuộc đời bi đát nhất: Uống thuốc vì chồng bỏ rơi, 21 t.uổi ôm con ngã quỵ bởi câu nói như dao găm

Sao việt

07:00:00 04/07/2024
Ở t.uổi xế chiều, Phương Hồng Thủy ý thức được chuyện tên t.uổi mình không còn đình đám như xưa. Tuy nhiên bù lại, cô lại có cuộc sống viên mãn, hạnh phúc bên chồng con.

Sao nam vô duyên bậc nhất showbiz

Hậu trường phim

06:47:05 04/07/2024
Sao nam này xây dựng hình tượng hài hước nhưng nhiều lần khiến đồng nghiệp xấu hổ vì cái miệng độc kém duyên của anh.

"Biệt đội vá đường đêm" của trung uý công an xã

Netizen

06:46:11 04/07/2024
Thường xuyên chứng kiến cảnh người dân bị ngã xe khi qua những đoạn đường hư hỏng, nhiều ổ voi ổ gà, trung uý công an Lê Tuấn Thành đã lập nên Biệt đội vá đường đêm .

Nhạc sĩ Huỳnh Quốc Huy ra mắt chuỗi sự kiện âm nhạc, chọn Tăng Phúc mở màn

Nhạc việt

06:44:13 04/07/2024
Mới đây, buổi ra mắt và giới thiệu tour diễn âm nhạc Từ đây... Từ nay được tổ chức tại Phòng trà Bến Thành, với sự tham gia của nhiều nghệ sĩ nổi tiếng tại Việt Nam.

Lisa 'nói kháy' Jennie, ngầm hạ bệ BLACKPINK?

Nhạc quốc tế

06:43:24 04/07/2024
Tuy nhiên, ca khúc ra mắt không lâu đã vướng loạt tranh cãi nghiêm trọng. Dù đạt được thành tích cao nhờ fandom mạnh nhưng ROCKSTAR vẫn khiến công chúng thất vọng.

Xem Esports World Cup 2024 ở đâu? Link trực tiếp EWC 2024

Mọt game

06:42:21 04/07/2024
Sự kiệnEsports World Cup 2024diễn ra tại thủ đô Riyadh của Ả Rập Xê-út từ ngày 28/06 - 25/08. Ở thời điểm hiện tại, cộng đồng game thủ Việt Nam đang cực kỳ quan tâm đến giải đấu con thuộc sự kiện này: LOL Esports World Cup 2024.

Chú gà nhận dạng được chữ cái, số và màu sắc

Lạ vui

06:42:15 04/07/2024
Bác sĩ thú y Emily Carrington ở đảo Gabriola cho biết bà đã mua năm con gà hyline vào năm ngoái để sản xuất trứng và bà đã sớm bắt đầu huấn luyện đàn gà mái nhận dạng các chữ cái và số.