Trung Quốc mở ngân hàng 100 tỷ USD, giành quyền lực mềm với phương Tây

Theo dõi VGT trên

Ngày 21/7, Ngân hàng phát triển mới (NDB) do nhóm 5 nước công nghiệp mới (BRICS) thành lập với số vốn 100 tỷ USD đã khai trương tại Thượng Hải, Trung Quốc. NDB được tin sẽ phá thế độc tôn của đồng USD cũng như giành quyền lực mềm của phương Tây.

NDB ra đời dựa trên sáng kiến của nhóm 5 cường quốc công nghiệp mới nổi, gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi, hay còn gọi là nhóm BRICS.

Trên trang web của mình, NDB đã khẳng định rõ ràng vị thế là “một lựa chọn thay thế cho Ngân hàng thế giới (WB) và Quỹ tiề.n tệ quốc tế (IMF) đang do Mỹ dẫn dắt”, và sẽ đáp ứng nhu cầu vốn để phát triển hạ tầng và bền vững.

Trung Quốc mở ngân hàng 100 tỷ USD, giành quyền lực mềm với phương Tây - Hình 1

Các lãnh đạo Trung Quốc và Ấn Độ khai trương ngân hàng NDB (Ảnh: EPA)

Với quy mô vốn được cấp 100 tỷ USD, trong đó lượng vốn góp năm đầu tiên là 50 tỷ USD chia đều cho 5 quốc gia, NDB được ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov khẳng định, trong hội nghị thượng đỉnh BRICS hồi đầu tháng 7, sẽ “minh chứng cho một hệ thống quan hệ quốc tế mới đa cực”, khẳng định ảnh hưởng ngày càng tăng của “những trung tâm quyền lực mới”.

Theo cơ chế phân bổ quyền lực, Tổng giám đốc NDB, ông K. V. Kamath, người Ấn Độ sẽ giữ chức vụ này trong 5 năm đầu, conf Chủ tịch hội đồng thống đốc là người Nga, một chủ tịch hội đồng quản trị là người Brazil.

Phá thế độc tôn của phương Tây

BRICS ra đời trong bối cảnh Bắc Kinh đang muốn tìm kiếm vai trò lớn hơn trên sân khấu chính trị toàn cầu, sau những thành công về kinh tế khi vươn lên trở thành nền kinh tế số hai thế giới. Ngoài việc góp vốn vào NDB, Trung Quốc cũng đang thúc đẩy hình thành Ngân hàng đầu tư hạ tầng châu Á (AIIB).

Trong khi đó Nga, một trong những thành viên sáng lập NDB, đang phải đối diện với các lệnh trừng phạt của phương Tây, sau cuộc khủng hoảng Ukraine và gặp khó khăn trong huy động vốn từ thị trường quốc tế.

Bộ trưởng tài chính Trung Quốc, ông Lou Jiwei, đã “né” khi được hỏi về khả năng NDB cạnh tranh với WB hay IMF.

Video đang HOT

“NDB sẽ bổ sung cho hệ thống tài chính quốc tế hiện có theo một cách lành mạnh và tìm kiếm những đổi mới trong mô hình quản trị”, ông Lou phát biểu trong lễ khai trương NDB tại Thượng Hải.

Dù vậy, trong bài phân tích trên tờ Bưu điện Washington hồi năm ngoái, 2 phó giáo sư phát triển quốc tế Raj M. Desai và James Vreeland đến từ đại học Georgetown khẳng định, NDB ra đời chính từ thực tế các nước công nghiệp mới nổi đang có tiếng nói tại IMF và WB không tương xứng với sự phát triển của họ.

Trung Quốc mở ngân hàng 100 tỷ USD, giành quyền lực mềm với phương Tây - Hình 2

Nhóm BRICS (hàng trước) đang muốn giành thêm “quyền lực mềm” từ tay phương Tây (Ảnh: Tass)

Theo các học giả này, nhóm 5 nước BRICS đóng góp tới 1/5 GDP toàn cầu, trong khi chỉ được phân bổ 11% số phiếu biểu quyết tại IMF. Trong khi đó, các nước châu Âu được phân bổ tới 27,5% phiếu bầu dù chỉ đóng góp 18% GDP toàn cầu. Vị trí lãnh đạo IMF luôn thuộc về châu Âu, trong khi chủ tịch WB luôn do Tổng thống Mỹ đề bạt.

Năm 2010, các nước đã thống nhất sẽ cải tổ, tăng gấp đôi lượng vốn đóng góp cho IMF, lên 720 tỷ USD, qua đó giúp các nước nghèo hơn có thêm 6% số phiếu biểu quyết. Tuy vậy đề xuất cải cách sau đó lại bị Quốc hội Mỹ bác bỏ.

Đến nay kim ngạch mậu dịch Nam – Nam (giữa các nước ở Nam bán cầu) hiện đã cao hơn kim ngạch thương mại Bắc – Nam khoảng 2.200 tỷ USD. Brazil hiện có nhiều đại sứ quán tại châu Phi hơn cả Anh, còn Trung Quốc là đối tác thương mại quan trọng nhất của châu Phi.

Trong bối cảnh đó, các nước đang phát triển hy vọng ngân hàng của khối BRICS có thể thách thức vị thế độc tôn của WB và IMF trong các lĩnh vực như: tài trợ cho các dịch vụ cơ bản, hỗ trợ khẩn cấp, chính sách cho vay và tài trợ cho các quốc gia bị ảnh hưởng bởi xung đột.

WB ước tính, nhu cầu đầu tư hạ tầng tại các nước đang phát triển cao hơn nguồn lực của các nước này khoảng 1000 tỷ USD. Các ngân hàng phát triển đa phương hiện có thể đáp ứng 40% khoản thiếu hụt này. Do đó, việc NDB nhắm tới việc phát triển điện năng, giao thông, viễn thông và nước sinh hoạt, nước thải là rất hữu ích.

Dù vậy, NDB không phải liều thuố.c chữa bách bệnh. Theo các nhà phân tích, quy mô ngân hàng này là khá nhỏ. Hai nhà phân tích Ben Steil và Dinah Walker đến từ Hội đồng quan nghệ đối ngoại tại Mỹ từng chỉ ra rằng số nợ Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil vay từ WB lên tới 66 tỷ USD, nhiều hơn cả vốn của NDB hiện nay.

Tương tự, mặc dù các điều kiện vay vốn của IMF hay WB có thể đang quá ngặt nghèo, một phần lí do khiến các nước đang phát triển xem các định chế này là công cụ áp đặt ảnh hưởng của phương Tây, việc cho vay quá “thoáng” cũng không phải lựa chọn tốt của NDB.

Trong tương lai gần, một điều có thể chắc chắn là NDB khó có khả năng thay thế IMF hay WB, bởi đây vẫn là những định chế đầy ảnh hưởng trong trật tự kinh tế thế giới. Do đó mối quan hệ giữa họ sẽ mang tính bổ trợ tốt hơn là đối đầu.

Trong dài hạn, cuộc cạnh tranh giữa hai khối sẽ tăng lên và kết quả cuối cùng sẽ phụ thuộc vào sự cân bằng quyền lực giữa hai khối: các nước đang phát triển và các nước phát triển.

Thanh Tùng

Theo Dantri/ FT, WP, AFP

Ngân hàng hạ tầng châu Á: Sức hấp dẫn khó cưỡng thời khủng hoảng

Với vốn điều lệ lên tới 100 tỷ USD và cam kết cho vay dễ dàng, Ngân hàng đầu tư hạ tầng châu Á (AIIB) do Trung Quốc khởi xướng đang tạo ra sức hấp dẫn khó cưỡng khi thu hút tới 50 nền kinh tế tham gia, gồm cả những đồng minh quan trọng của Mỹ.

Ngân hàng hạ tầng châu Á: Sức hấp dẫn khó cưỡng thời khủng hoảng - Hình 1

AIIB ngày càng có sức hút mãnh liệt với các nền kinh tế trên thế giới (Ảnh:Wantchinatimes)

Trung Quốc đang hái những "trái ngọt" đầu tiên khi lời kêu gọi tham gia AIIB của họ được đáp lại bằng thái độ hào hứng của nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ, bất chấp sự phản đối của Mỹ và cái quay lưng lạnh lùng của Nhật Bản.

Theo danh sách do Chính phủ và Bộ tài chính Trung Quốc cung cấp, tính đến thời điểm chốt nhận đơn tham gia hôm 31/3, thể chế tài chính do Bắc Kinh khởi xướng và cầm trịch này đã nhận được đơn gia nhập của 49 quốc gia và một vùng lãnh thổ. Trong số này có 4 trên tổng số 5 thành viên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, 18 trong 34 thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) và toàn bộ 10 nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

Đáng chú ý, trong số các nước tham gia AIIB có những nước hữu hảo với Trung Quốc như Nga, Kazakhstan, Myanmar..., nhưng cũng có cả các đồng minh quan trọng của Mỹ như Anh, Pháp, Đức, Ý, Úc, Hàn Quốc... Sự đa dạng về thành viên với nhiều hệ thống dân chủ và định hướng thị trường được kỳ vọng sẽ giúp AIIB có cái nhìn bao quát về nhiều vấn đề và xây dựng được cơ chế cho vay thực sự hiệu quả. "Các nước tham gia AIIB có những vị thế nhất định và họ sẽ tiếp tục có nhiều ảnh hưởng lớn hơn trong tương lai", chuyên gia Christopher Balding thuộc Đại học Bắc Kinh nhận định.

Tuy nhiên ở một mặt khác, càng nhiều quốc gia tham gia AIIB, việc kiểm soát tình hình càng khó khăn và đạt được đồng thuận cũng không dễ dàng. "Lắm thầy nhiều ma" là điều mà nhiều chuyên gia đang nhắc tới, đặc biệt khi đây là lần đầu tiên Trung Quốc cầm trịch một thể chế tài chính đa phương lớn như thế này.

Thậm chí, một số chuyên gia còn lo ngại Bắc Kinh có thể lợi dụng việc điều hành AIIB để thúc đẩy các lợi ích kinh tế và địa chính trị riêng nhằm khẳng định vị thế cường quốc của mình. Một trong những khả năng có thể xảy ra là AIIB sẽ cấp một phần vốn cho Trung Quốc thực hiện sáng kiến "một con đường, một vành đai" (con đường tơ lụa trên biển và vành đai kinh tế trên đất liền) do Chủ tịch Tập Cận Bình đề xướng. Chuyên gia Damien Ma tại viện Paulson ở Washington nhấn mạnh: "Tất cả những thể chế mới được thành lập như AIIB, Quỹ con đường tơ lụa, Ngân hàng BRICS... đều là các phương tiện giúp Trung Quốc từng bước hiện thực hóa tham vọng của mình".

Ý tưởng thành lập AIIB được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đưa ra lần đầu tiên trong chuyến thăm Indonesia hồi tháng 10/2013 với tham vọng có thể tạo ra các dòng chảy tài chính mới ở châu Á để đầu tư cho các dự án kết nối cơ sở hạ tầng ở hai lục địa Á- Âu. AIIB sẽ có vốn điều lệ 100 tỷ USD, trong đó riêng Trung Quốc góp 50 tỷ USD.

Một số ý kiến khác lại đặt nghi vấn vào việc AIIB sẽ thu hẹp vai trò của Ngân hàng Thế giới (WB) do Mỹ chi phối, Quỹ tiề.n tệ quốc tế (IMF) do châu Âu cầm trịch và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) do Nhật Bản dẫn đầu. Việc Mỹ và Nhật Bản thẳng thừng từ chối tham gia AIIB, thậm chí Mỹ còn liên tiếp cảnh báo các đồng minh phải suy xét cẩn trọng trước khi tham gia AIIB càng củng cố thêm quan ngại này. Thế giới hẳn chưa quên bài học nhỡn tiề.n về việc Trung Quốc từng phóng khoáng rót tiề.n và.o các dự án tại châu Phi và Mỹ Latinh nhưng chỉ quan tâm tới số lượng thay vì chất lượng, và tìm cách đưa ồ ạt lao động Trung Quốc sang các quốc gia nhận tiề.n.

Để hóa giải những nghi ngại trong giới chuyên gia cũng như các nước, giới chức lãnh đạo Trung Quốc một mực khẳng định họ không hề có bất kỳ tham vọng bí mật hay mục đích riêng nào trong việc thành lập AIIB. "Đây là một sáng kiến mang lại lợi ích cho nhiều nước và là nhân tố tích cực đóng góp vào trật tự kinh tế quốc tế hiện hành", Thứ trưởng Bộ Tài chính Trung Quốc Sử Diệu Bân khẳng định, không quên nhấn mạnh rằng "AIIB sẽ được xây dựng trên cơ sở cởi mở, minh bạch và hiệu quả cao".

Tất nhiên, chẳng phải vì quá tin lời Trung Quốc mà các nền kinh tế thấy nguy vẫn lao vào. Tâm lý cảnh giác ngày càng lớn đối với chi tiêu quốc phòng không ngừng phình to của Trung Quốc, các hoạt động gia tăng căng thẳng liên tiếp của Bắc Kinh ở Biển Đông và Hoa Đông, cũng như triển vọng AIIB có thể tăng cường ảnh hưởng của Trung Quốc trong lĩnh vực tài chính khu vực và toàn cầu... chắc chắn đang khiến nhiều nước phải dè chừng, thận trọng.

Nhưng trong bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn, các nước châu Á có nhu cầu rất lớn về đầu tư cơ sở hạ tầng nhưng lại khó tiếp cận vốn vay từ các thể chế tài chính lớn (như WB, IMF và ADB), việc AIIB ra đời được coi như một "cứu cánh". Ngân hàng này sẽ giúp châu Á ứng phó tốt hơn với các cuộc khủng hoảng trong tương lai, thay vì phải ngồi chờ sự hỗ trợ nhỏ giọt từ các thể chế tài chính quốc tế do Mỹ, châu Âu và Nhật Bản kiểm soát. Đây là điều đã được nhiều nước châu Á rút ra sau cuộc khủng hoảng tài chính khu vực năm 1997. Khi đó, các thể chế tài chính quốc tế chỉ phản ứng một cách chậm chạp chứ không ráo riết và quyết liệt như khi khủng hoảng tấ.n côn.g khu vực đồng euro và Mỹ Latinh.

Theo ước tính, mỗi năm các nước châu Á cần 800 tỷ USD để đầu tư cơ sở hạ tầng. Trong khi đó, ADB và WB chỉ có thể đáp ứng 200 tỷ USD, IMF thậm chí còn chặ.t ta.y hơn do châu Âu vẫn chưa thoát khỏi khủng hoảng. Rõ ràng nhu cầu phát triển hạ tầng trên toàn châu Á đang nới rộng khoảng cách tài trợ mà các thể chế tài chính cũ không thể lấp đầy, Vì vậy, AIIB rõ ràng là một phương án bổ sung tốt, vừa san sẻ phần nào gánh nặng cho các thể chế tài chính đa phương "đàn anh", vừa giúp đáp ứng nhu cầu phát triển ở khu vực đang có tốc độ tăng trưởng năng động nhất thế giới.

Với các nền kinh tế phát triển gồm cả các đồng minh của Mỹ, tham gia AIIB ngoài việc giúp họ tiếp cận với các cơ hội kinh doanh béo bở ở châu Á, còn góp phần đảm bảo tính minh bạch cần có trong thể chế tài chính non trẻ này. Bởi, chỉ bằng cách tham gia sáng lập AIIB, các nước này mới có quyền chi phối quá trình ra quyết sách của AIIB nhằm đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế và tương đồng với mặt bằng chung của "đại gia đình" ngân hàng đa phương hiện nay. Cũng chỉ bằng cách tham gia sâu vào AIIB, các đồng minh của Mỹ mới có thể giúp "chú Sam" ngăn chặn kịp thời những bước đi nguy hiểm của thể chế do người Trung Quốc cầm trịch, đặt trụ sở tại Bắc Kinh và nắm quyền cổ đông chi phối.

Đức Vũ

Theo dantri

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Bão "thần tốc nhất lịch sử" đã đổ bộ, diễn biến trùng khớp với dự đoán bà Vanga?
21:55:03 27/09/2024
Tử tù chờ thi hành án lâu nhất thế giới được tuyên trắng án
06:27:20 27/09/2024
Xung đột ở Ukraine: Bà Harris chính thức lên tiếng về công thức đổi lãnh thổ lấy hoà bình
09:13:59 27/09/2024
Ông Trump đồng ý gặp ông Zelensky
13:30:14 27/09/2024
Bão mạnh Helene đổ bộ Mỹ, nguy cơ gây thiệt hại lớn
14:26:57 27/09/2024
Iran và Nga bất đồng về Hành lang chiến lược Zangezur
05:47:32 27/09/2024
Iran: Mọi phong trào kháng chiến tại Trung Đông hợp sức, Israel sẽ hối tiếc
22:08:53 28/09/2024
Ông Trump gặp Tổng thống Zelensky, cam kết chấm dứt xung đột Ukraine
11:21:31 28/09/2024

Tin đang nóng

Cô giáo "dỗi" vì phụ huynh không hỗ trợ mua laptop: Xin lỗi vì gây hiểu nhầm, mong được sửa sai
20:26:33 28/09/2024
NSX Anh Trai Say Hi treo poster thiếu hẳn 1 nghệ sĩ, xử lý thiếu chuyên nghiệp khiến netizen khó chịu vô cùng!
18:19:09 28/09/2024
Lễ tang Phó Giáo sư Đặng Bích Hà - Phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp
21:04:03 28/09/2024
TP.HCM: Tạm ngưng phân lớp cô giáo vận động phụ huynh mua laptop cá nhân
18:24:23 28/09/2024
Em trai của bà Trương Mỹ Lan "năn nỉ" toà xin lại 10 tỷ để trị bệnh
18:38:35 28/09/2024
Cô bé 13 tuổ.i thừa kế gần 30 tỷ, bố mẹ ruột bất ngờ tìm đến hé lộ sự thật gây xôn xao
18:54:37 28/09/2024
Lộ thời điểm nghi Hoa hậu Lê Hoàng Phương và "bà trùm Hoa hậu" trục trặc?
19:52:58 28/09/2024
Hồ Việt Trung bỏ đam mê đá bóng, nhậu cũng phải rén, Saka Trương Tuyền cấm tiệt
17:44:42 28/09/2024

Tin mới nhất

Trung Quốc lần đầu tiên phóng vệ tinh thử nghiệm có thể tái sử dụng và thu hồi

19:55:05 28/09/2024
Vệ tinh Thực Tiễn-19 đã đạt được nhiều đột phá về công nghệ và được kỳ vọng sẽ nâng cao đáng kể trình độ kỹ thuật, cũng như hiệu quả ứng dụng của các vệ tinh có thể thu hồi của Trung Quốc.

Mỹ trao trả Iran hơn 1.000 phiến đất sét cổ

19:49:29 28/09/2024
Ông Ali Darabi - Thứ trưởng Bộ Di sản Văn hóa Iran - nhấn mạnh những phiến đất sét này là tài liệu ghi chép về nghi lễ và lối sống của tổ tiên người Iran.

CH Séc bầu cử thượng viện vòng hai

19:47:32 28/09/2024
Truyền thông Séc nhận định phong trào ANO đối lập của cựu Thủ tướng Andrej Babis có khả năng giành chiến thắng và lần đầu tiên trong lịch sử có một vị trí lãnh đạo tại cơ quan lập pháp này.

Mở rộng cơ hội đầu tư, hợp tác của doanh nghiệp Việt Nam tại Cộng hòa Tatarstan (LB Nga)

19:34:11 28/09/2024
Về phần mình, Đại sứ quán Việt Nam luôn sẵn sàng là cầu nối để góp phần tăng cường, phát triển hơn nữa hợp tác giữa các địa phương hai nước nói chung và giữa Tatarstan với các địa phương của Việt Nam nói riêng.

Lễ hội Cá voi 2024 - Điểm nhấn du lịch của thành phố cảng Ulsan, Hàn Quốc

19:28:25 28/09/2024
Cuộc diễu hành ban đêm càng thêm đặc sắc khi lần đầu tiên có hiệu ứng chiếu sáng lên đoàn người tham gia làm tăng độ phấn khích của sự kiện.

Mỹ phác thảo kế hoạch rút quân khỏi Iraq

18:30:30 28/09/2024
Mối quan hệ quốc phòng Mỹ - Iraq sau đó sẽ chuyển từ liên minh sang mối quan hệ an ninh song phương mở rộng. Giai đoạn này sẽ diễn ra trong 12 tháng tới, kết thúc muộn nhất là vào tháng 9/2025.

Đại sứ quán Afghanistan tại Anh chính thức đóng cửa

18:30:19 28/09/2024
Theo thông báo trên trang web chính thức, bộ phận lãnh sự của đại sứ quán Afghanistan ở London đã đóng cửa vào ngày 20/9. Về phần mình, chính phủ Anh phủ nhận có liên quan đến quyết định này.

Israel không kích thị trấn Đông Nam Liban; hàng chục nghìn người ở Liban vượt biên vào Syria

18:28:19 28/09/2024
Theo Bộ Y tế Liban, các cuộc không kích của Israel vào các thị trấn và làng mạc ở miền Nam Liban trong 24 giờ qua đã làm 49 người thiệ.t mạn.g và 80 người khác bị thương.

Các nghiệp đoàn quốc tế yêu cầu Israel hoàn trả tiề.n lương cho lao động Palestine

18:25:14 28/09/2024
Trong số các nghiệp đoàn trên có Tổng công đoàn quốc tế (ITUC); Nghiệp đoàn Lương thực, Nông nghiệp, Khách sạn, Nhà hàng, Ăn uống, Thuố.c l.á Quốc tế và Nghiệp đoàn Công nhân khai thác gỗ và xây dựng (BWI).

Mỹ không loại trừ khả năng Ukraine phải nhượng lãnh thổ đổi lấy hòa bình với Nga

18:23:41 28/09/2024
Điện Kremlin cho biết những điều khoản này sẽ không được đưa ra thảo luận nữa, sau khi Ukraine tiến hành cuộc tấ.n côn.g vào khu vực Kursk của Nga vào đầu tháng 8 vừa qua.

ISW: Bất cập khi lực lượng tinh nhuệ nhất của an ninh Nga chiến đấu tại Kursk

18:22:13 28/09/2024
Theo nguồn tin trên, một quân nhân Spetsnaz của FSB đã được xác định là đã tử trận khi chiến đấu trong khu vực vào tháng 8/2024, xác nhận sự hiện diện của lực lượng đặc nhiệm FSB trong khu vực.

FAO tái khẳng định cam kết hỗ trợ châu Phi sau năm 2025

18:20:35 28/09/2024
Hơn nữa, lộ trình toàn cầu của FAO, hướng tới đạt được Mục tiêu phát triển bền vững 2 (SDG2) của LHQ mà không vi phạm ngưỡng 1,5C, sẽ đảm bảo rằng các hành động của châu Phi phù hợp và hưởng lợi từ chương trình nghị sự toàn cầu.

Có thể bạn quan tâm

James Rodriguez vỡ mộng

Sao thể thao

00:58:33 29/09/2024
Từ khi gia nhập đại diện thành Madrid trong những ngày cuối của kỳ chuyển nhượng hè 2024, James Rodriguez mới thi đấu 30 phút. Trong các trận gặp Osasuna và Atletico Madrid

Negav phát ngôn "sốc óc" tại concert Anh Trai Say Hi: Mẹ thấy đúng khi cho con nghỉ học chưa!

Nhạc việt

23:42:30 28/09/2024
Ngay lúc này, cư dân mạng liên tục bàn tán về những sân khấu, khoảnh khắc tại show diễn của 30 anh trai. Negav lại trở thành tâm điểm tranh cãi vì một phát ngôn.

Hoa hậu Khánh Vân mặc crop top chụp ảnh cưới, Lan Phương khoe cơ bụng săn chắc

Sao việt

23:36:57 28/09/2024
Diễn viên Lan Phương khoe cơ bụng săn chắc sau hơn 6 tháng sinh em bé thứ hai. Hoa hậu Khánh Vân diện áo crop top phối cùng chân váy ngắn, tạo dáng trên xe mui trần chụp ảnh cưới.

Mỹ nhân thị phi "Đảo thiên đường": Nhan sắc ngọt ngào, học thạc sĩ ở Hàn

Tv show

23:26:35 28/09/2024
Khác với hình ảnh gây tranh cãi trong chương trình hẹn hò Đảo thiên đường , ngoài đời, Yuna Vũ mang đến hình ảnh tích cực, nhiều năng lượng.

Siêu mẫu Naomi Campbell bật khóc khi bị cấm hoạt động từ thiện

Sao âu mỹ

23:16:24 28/09/2024
Tổ chức từ thiện của siêu mẫu Naomi Campbell đang bị điều tra và phải đóng cửa, sau khi cảnh sát phát hiện ra phần lớn số tiề.n quyên góp được dùng sai mục đích.

Thông điệp Tarot ngày 28/9/2024 cho 12 cung hoàng đạo: Kim Ngưu bốc lá The Devil, Thiên Bình bốc lá Knight of Swords

Trắc nghiệm

22:29:18 28/09/2024
Khám phá những thông điệp từ những lá bài Tarot tới 12 Cung Hoàng Đạo trong ngày 28/9/2024 nhé. Bạch Dương (21/3 - 19/4)Kim Ngưu (20/4 - 20/5)Song Tử (21/5 - 20/6)

Baifern Pimchanok ngày càng quyến rũ sau khi chia tay bạn trai

Sao châu á

22:24:18 28/09/2024
Nhiều dân mạng nhận định Baifern Pimchanok ngày càng đẹp sắc sảo và sexy hơn sau khi chia tay bạn trai Nine Naphat.

NSND Kim Xuân trải lòng khi đồng hành cùng các chương trình về HIV

Hậu trường phim

22:20:43 28/09/2024
NSND Kim Xuân mong muốn qua dự án, các bạn trẻ sẽ lắng nghe và tìm hiểu kiến thức về HIV/AIDS một cách văn minh, rõ ràng, từ đó lan tỏa thông điệp tích cực cho xã hội.

Phim hoạt hình kinh điển 'Mộ đom đóm' ra rạp Việt

Phim châu á

22:16:16 28/09/2024
Bộ phim hoạt hình (anime) nổi tiếng về nước Nhật trong Thế chiến thứ hai là Mộ đom đóm của đạo diễn gạo cội Isao Takahata sẽ chiếu thương mại rộng rãi tại VN từ ngày 4.10.

Khởi tố, bắt tạm giam đối tượng tấ.n côn.g CSGT ở Hà Tĩnh

Pháp luật

22:10:05 28/09/2024
Công an huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) vừa ra quyết định khởi tố và bắt tạm giam Nguyễn Văn Hào (SN 1992, trú xã Kỳ Bắc) về tội Chống người thi hành công vụ .

Quân đội chuẩn bị những bước cuối cùng thiết lập cầu phao Phong Châu

Tin nổi bật

21:11:27 28/09/2024
Khoảng 29 đốt cầu phao dã chiến đang được lực lượng công binh thả xuống khu vực cầu phao Phong Châu, chuẩn bị cho việc thiết lập cầu phao, phục hồi giao thông hai bờ những ngày tới.