Trung Quốc mở kho dự trữ dầu có tác động thế nào đến thị trường thế giới?
Hôm 24/11, Trung Quốc cho biết nước này sẽ cùng các quốc gia khác giải phóng kho dự trữ dầu quốc gia để khắc phục tình trạng bất ổn của thị trường dầu mỏ.
Các bồn chứa dầu và khí đốt tại kho dầu ở Chu Hải, Trung Quốc. Ảnh: Reuters
Theo báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng, trong cuộc họp báo hôm 24/11, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Triệu Lập Kiên cho biết: “Trung Quốc sẽ sắp xếp việc mở kho dự trữ dầu thô quốc gia dựa trên nhu cầu của mình và thực hiện các biện pháp cần thiết khác để ổn định thị trường, đồng thời sẽ sớm công bố các thông tin liên quan”.
Theo ông Triệu Lập Kiên, Trung Quốc nhận thấy rằng các quốc gia tiêu thụ dầu lớn đã chuyển sang giải phóng kho dự trữ dầu thô để đối phó với sự bất ổn của thị trường. Nước này đang liên hệ chặt chẽ với các bên liên quan – bao gồm cả các nước tiêu thụ và sản xuất dầu thô – với hy vọng sẽ đảm bảo hoạt động ổn định lâu dài của thị trường dầu mỏ trong dài hạn.
Tuy nhiên, Trung Quốc đã từ chối bình luận về câu hỏi liệu nước này có tham gia nỗ lực mở kho dự trữ dầu cùng các nước khác theo lời kêu gọi của Mỹ hay không.
Đề xuất mở kho dự trữ dầu chiến lược nhằm giảm giá dầu và kích thích phục hồi kinh tế được Tổng thống Mỹ Joe Biden đưa ra trong hội nghị thượng đỉnh trực tuyến với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hồi tuần trước.
Vào hôm 23/11, Mỹ đã tuyên bố sẽ xuất 50 triệu thùng dầu từ nguồn Dự trữ Dầu mỏ Chiến lược quốc gia trong những tháng tới. Theo Nhà Trắng, Tổng thống Biden đang phối hợp với các quốc gia trên thế giới nhằm đảm bảo nguồn cung đầy đủ khi đất nước thoát khỏi đại dịch.
Tổng thống Mỹ Joe Biden công bố kế hoạch giải phóng 50 triệu thùng dầu hôm 23/11. Ảnh: AFP
Động thái xuất dầu mới nhất của Trung Quốc sẽ là lần thứ hai trong vòng hai tháng quốc gia này mở kho dự trữ. Hồi tháng 9, Trung tâm Dự trữ Dầu Chiến lược quốc gia Trung Quốc đã mở bán dầu dự trữ công khai đợt đầu tiêm nhằm điều chỉnh thị trường nội địa.
Video đang HOT
Ông Yeap Jun Rong, chiến lược gia thị trường tại IG, cho biết: “Giá dầu thô Brent đã vượt mức 80 USD/thùng. Việc các thị trường đồng loạt xuất kho dự trữ dầu chiến lược là quá ít để giảm tình trạng mất cân bằng cung – cầu, bao gồm 50 triệu thùng từ Mỹ và đóng góp nhỏ hơn từ các quốc gia khác”.
Feng Xu, nhà phân tích dầu thô của Sublime China Information cho rằng: “Thị trường đang đồn đoán rằng Trung Quốc sẽ sớm xuất đợt dự trữ dầu thứ hai, nhưng điều đó hầu như không thể làm giảm giá thị trường”. Ông Feng dự đoán Trung Quốc có thể giải phóng 7,38 triệu thùng từ cơ sở Chu San, phía đông tỉnh Chiết Giang. Trữ lượng này ngang bằng với lượng xuất hồi tháng 9.
Ngoài Mỹ và Trung Quốc, Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ cũng cam kết xuất kho dự trữ dầu quốc gia trong nỗ lực hạ nhiệt giá năng lượng tăng vọt.
Ấn Độ cho biết họ sẽ xuất 5 triệu thùng, trong khi Anh tuyên bố họ sẽ cho phép các nguồn dự trữ tư nhân xuất 1,5 triệu thùng dầu. Cả Nhật Bản và Hàn Quốc cũng xác nhận hôm 24/11 rằng họ sẽ xuất lượng dầu dự trữ của mình.
Bộ trưởng Công nghiệp Koichi Hagiuda xác nhận Nhật Bản sẽ xuất một phần kho dự trữ dầu quốc gia nhưng không đưa ra mốc thời gian cụ thể. Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida trước đó đã xác nhận nước này sẽ xuất kho dự trữ dầu theo đề xuất của Mỹ mà không vi phạm các điều luật. Các báo cáo trước đó cho rằng Nhật Bản sẽ xuất kho khoảng 4,2 triệu thùng dầu.
Bể chứa dầu tại nhà máy khai thác dầu ở Ichihara, tỉnh Chiba, miền đông Nhật Bản, ngày 12/11/2021. Ảnh: Kyodo/ TTXVN
Tuy nhiên, bất chấp các động thái phối hợp, các nhà phân tích cho rằng giá dầu toàn cầu có khả năng vẫn tăng, chủ yếu do Tổ chức Các quốc gia Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đối tác (OPEC ) miễn cưỡng tăng tốc sản xuất dầu. Giá dầu kỳ hạn của West Texas Intermediate (WTI) được giao dịch tăng hơn 0,3% ở mức hơn 78 USD/thùng vào chiều ngày 24/11.
Ipek Ozkardeskaya, nhà phân tích cấp cao tại Swissquote, nhận định dù Tổng thống Biden đã thành công trong việc thuyết phục Trung Quốc và các nước khác gây áp lực lên OPEC để tăng tốc sản xuất dầu, nhóm này không có khả năng chấp nhận và thậm chí có thể xem xét cắt giảm nguồn cung trong vài tuần.
Liên minh OPEC dự kiến sẽ họp vào tuần tới để quyết định mức sản lượng trong tháng 1. Trước đó, tổ chức này cho rằng thế giới không thiếu dầu thô và họ chỉ có kế hoạch tăng dần sản lượng lên khoảng 400.000 thùng/ngày, để tránh tình trạng dư thừa nguồn cung vào năm 2022.
Cơ sở xử lý hơi dầu thô của Sinopec. Ảnh: Sinopec
Trong khi đó, năm nay, Trung Quốc đã phải trải qua một trong những cuộc khủng hoảng năng lượng tồi tệ nhất trong lịch sử. Quốc gia này đã phải đối mặt với tình trạng giá than, dầu diesel và xăng tăng cao. Nhà chức trách Trung Quốc đã phải đình chỉ xuất khẩu dầu diesel trong tháng 11 để giảm bớt tình trạng thiếu hụt nguồn cung trong nước.
Tuần trước, Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc (NDRC), cho biết ba công ty dầu khí lớn là PetroChina, Sinopec và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc, phải tổ chức sản xuất và vận chuyển các sản phẩm dầu tinh chế để đảm bảo thị trường cung ứng ổn định và thực hiện nghiêm túc chính sách giá quốc gia.
Trung Quốc không thường xuyên công bố quy mô dự trữ dầu thô của mình, nhưng vào năm 2018, Tổng cục Thống kê Quốc gia cho biết dự trữ dầu quốc gia, trong đó có cả một số kho chứa của doanh nghiệp, đạt tổng cộng 37,73 triệu tấn, tương đương 280,7 triệu thùng, tính đến giữa năm 2017. Nước này được cho là đã dự trữ một lượng dầu thô đáng kể khi giá dầu lao dốc vào tháng 3 và tháng 4 năm ngoái.
Wang Yongzhong, nhà nghiên cứu năng lượng tại Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, ước tính dự trữ dầu thô của Trung Quốc tương đương khoảng 40-50 ngày nhập khẩu, vẫn thấp hơn nhiều so với tiêu chí 90 ngày do Cơ quan Quản lý Năng lượng Quốc tế đưa ra.
Trong khi đó, Mỹ thành lập Kho Dự trữ Dầu mỏ Chiến lược (SPR) vào năm 1975 và tới nay có khoảng 600 triệu thùng, đủ để đáp ứng nhu cầu cả nước trong hơn một tháng.
Tiêm kích tác chiến điện tử Trung Quốc diễn tập thực chiến
Không quân Trung Quốc gần đây điều J-16D tham gia diễn tập thực chiến, động thái cho thấy mẫu tiêm kích sẽ sớm sẵn sàng chiến đấu.
Kênh CCTV của Trung Quốc ngày 6/11 đưa tin tiêm kích tác chiến điện tử J-16D đã tham gia các cuộc diễn tập thực chiến, sau khi ra mắt tại triển lãm hàng không ở Chu Hải cuối tháng 9, đầu tháng 10. Không quân Trung Quốc dự kiến triển khai J-16D phối hợp hoạt động với tiêm kích tàng hình J-20.
Một chuyên gia quân sự Trung Quốc nhận định J-16D tham gia diễn tập thực chiến cho thấy tiêm kích sẽ sớm sẵn sàng chiến đấu, sau khi các phi công làm quen với máy bay mới.
J-16D là tiêm kích đa năng hạng nặng hai chỗ ngồi do Trung Quốc phát triển trên cơ sở dòng J-16, dự kiến phối hợp với các loại tiêm kích khác của Trung Quốc để thiết lập hệ thống tác chiến điện tử hàng không hoàn chỉnh.
Máy bay tác chiến điện tử J-16D tại khu trưng bày tĩnh tại triển lãm hàng không ở Chu Hải, Trung Quốc ngày 28/9. Ảnh: AFP.
Khác biệt giữa J-16D và J-16 là J-16D có thể mang nhiều loại thiết bị hơn, bao gồm khoang nhỏ trên đầu cánh, dưới cánh và bụng máy bay, chuyên gia quân sự Wang Mingzhi cho biết.
Các khoang này chứa thiết bị giám sát điện tử, gây gián đoạn liên lạc và gây nhiễu radar. Chúng là hệ thống tác chiến chính của J-16D bên cạnh các loại tên lửa không đối không.
Wang Mingzhi cho biết J-16D và J-20 được thiết kế để gây khó dễ cho các hệ thống radar của đối phương. J-20 với khả năng tàng hình sẽ né các hệ thống radar, trong khi J-16D ngăn chặn chúng. "Khi hai loại tiêm kích này kết hợp với nhau sẽ mang lại hiệu quả tác chiến to lớn", chuyên gia này cho biết.
Không quân Trung Quốc gần đây điều nhiều tiêm kich J-16 áp sát đảo Đài Loan, bao gồm 16 chiếc hôm 6/11 và 4 chiếc một ngày sau đó. Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định tác chiến điện tử là một phần quan trọng trong chiến tranh hiện đại, do đó J-16D sẽ tham gia các đợt áp sát đảo Đài Loan trong tương lai.
Trung Quốc là quốc gia thứ hai phát triển máy bay tác chiến điện tử trên cơ sở tiêm kích, sau khi Mỹ chế tạo máy bay EA-18G trên cơ sở tiêm kích F/A-18. Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định sự xuất hiện của J-16D cho thấy PLA đã cải thiện đáng kể năng lực tác chiến của mình.
Nhật Bản có thể cấp phép lưu hành vaccine nội địa vào đầu năm sau Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, công ty dược phẩm Shionogi có trụ sở tại tỉnh Osaka vừa thông báo về kế hoạch thử nghiệm lâm sàng quy mô lớn đối với vaccine ngừa COVID-19 nội địa đầu tiên của Nhật Bản do công ty này nghiên cứu, sản xuất, sau kết quả khả quan của giai đoạn thử nghiệm đầu tiên. Nhân...