Trung Quốc mở cuộc điều tra chống độc quyền đối với Alibaba
Ngày 23/12, Cơ quan quản lý thị trường Trung Quốc thông báo mở cuộc điều tra chống độc quyền đối với hãng thương mại điện tử Alibaba hàng đầu nước này.
Nhân viên đóng gói hàng hóa để giao cho khách hàng tại trung tâm dịch vụ của Alibaba ở Vô Tích, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc, ngày 6/11/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Thông báo của cơ quan trên nêu rõ cuộc điều tra nhằm vào những hoạt động bị nghi mang tính độc quyền của Alibaba. Thông tin trên lập tức đẩy cổ phiếu của Alibaba trên thị trường chứng khoán Hong Kong (Trung Quốc) rớt giá 5,48% trong phiên giao dịch sáng 24/12.
Trong khi đó, theo Tân Hoa xã, các cơ quan giám sát tài chính gồm Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, Ủy ban giám sát ngân hàng và bảo hiểm Trung Quốc, Ủy ban giám sát chứng khoán và Cơ quan quản lý hối đoái nhà nước sẽ làm việc với Tập đoàn Ant- công ty tài chính thuộc Alibaba- trong vài ngày tới. Tại các cuộc làm việc, cơ quan chức năng sẽ kêu gọi và định hướng Tập đoàn Ant tuân thủ các nguyên tắc thị trường và luật định, thực hiện các yêu cầu về giám sát tài chính, cạnh tranh công bằng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng và quản lý hoạt động và phát triển của các hoạt động tài chính.
Trong thông báo mới, Tập đoàn Ant cho biết sẽ nghiên cứu kỹ và tuân thủ các yêu cầu của cơ quan quản lý. Sản phẩm được biết đến nhiều nhất của Tập đoàn Ant là Alipay, nền tảng thanh toán trực tuyến và siêu ứng dụng đang xuất hiện trong mọi ngóc ngách của nền kinh tế Trung Quốc. Tuy nhiên, công ty này cũng mở rộng hoạt động sang lĩnh vực cho vay, tín dụng, đầu tư và bảo hiểm, với khoảng hàng trăm triệu khách hàng và các doanh nghiệp nhỏ, có nguy cơ tác động tới các chính sách tài chính nhà nước.
Vài tuần trước, kế hoạch phát hành cổ phiếu được cho là sẽ thu hút khoản vốn đầu tư kỷ lục của tập đoàn này đã bị hoãn vô thời hạn trong bối cảnh giới chức siết chặt quản lý. Trong năm 2020, Bắc Kinh cũng đã triển khai các biện pháp quản lý mới để kiểm soát những tập đoàn công nghệ đang ngày càng mở rộng ảnh hưởng trên thị trường như Alibaba hay Tentcent.
Ông Tập gửi cảnh báo trực diện tới Mỹ
Bài phát biểu mới nhất của Chủ tịch Trung Quốc hôm 23/10 là bước thay đổi giọng điệu đáng chú ý, cho thấy một thái độ cứng rắn hơn.
Video đang HOT
Trong bài phát biểu nhân kỷ niệm 70 năm chiến tranh Triều Tiên, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố thời kỳ mà Bắc Kinh phải chịu đựng "những kẻ xâm lược" đã qua.
Không nêu đích danh Mỹ, ông Tập nhắc lại lịch sử cuộc chiến tranh Triều Tiên, đồng thời chỉ trích "chủ nghĩa đơn phương, chủ nghĩa bảo hộ và chủ nghĩa vị kỷ cực đoan hiện nay".
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu tại lễ kỷ niệm 70 năm Chiến tranh Triều Tiên ở Đại lễ đường Nhân dân Bắc Kinh hôm nay. Ảnh: Reuters.
"Bất kể quốc gia nào, bất kể quân đội nào, bất kể họ mạnh đến đâu, nếu họ đứng đối lập với xu thế của thế giới, bắt nạt kẻ yếu, cố gắng lật ngược lịch sử, có hành động xâm lược và bành trướng, điều đó chắc chắn sẽ dẫn tới đổ máu", Chủ tịch Trung Quốc nói.
Bài phát biểu hùng hồn của ông Tập được đưa ra đúng lúc ở bên kia Thái Bình Dương, hai ứng viên tổng thống Mỹ, trên sân khấu tranh luận, đang tranh cãi nảy lửa về hàng loạt vấn đề, trong đó nổi bật là câu hỏi làm thế nào để chống lại ảnh hưởng ngày càng tăng của Bắc Kinh.
Steve Tsang, chuyên gia về Trung Quốc tại Đại học London, nhận định bài phát biểu mới nhất đánh dấu bước ngoặt đáng chú ý so với giọng điệu kiềm chế trước đây của Bắc Kinh và giống như "lời cảnh báo trực diện đối với Mỹ rằng hãy ngừng gây áp lực lên Trung Quốc".
"Đó không phải một dấu hiệu tốt hay dấu hiệu cho thấy ông Tập hiểu chính trị Mỹ bởi với tình trạng hiện tại của mối quan hệ Mỹ - Trung, điều này chỉ có thể phản tác dụng", Tsang đánh giá.
Giới phân tích nhận định khả năng nổ ra chiến tranh giữa hai nước rất khó xảy ra nhưng theo họ, dù kết quả cuộc bầu cử Mỹ ra sao, mối quan hệ sẽ chỉ xấu đi nếu ông Tập theo đuổi lập trường cứng rắn hơn trong khi Washington vẫn giữ thái độ cương quyết.
"Không có nhiều hy vọng ở tương lai bởi bất kể ai đắc cử tổng thống Mỹ, họ cũng sẽ không lịch sự với Trung Quốc", Cui Lei, chuyên gia tại Viện Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc, nhận xét. " Với Trung Quốc, sử dụng ngôn từ cứng rắn không có nghĩa họ sẵn sàng cho chiến tranh mà đó chỉ là sự chuẩn bị về tinh thần và lên kế hoạch cho điều tồi tệ nhất".
Cuộc tranh luận giữa Tổng thống Trump và đối thủ đảng Dân chủ Joe Biden tối 22/10 là minh chứng rõ ràng nhất cho thấy Mỹ sẽ không nhẹ tay với Trung Quốc. Biden tuyên bố ông sẽ khiến Trung Quốc "phải tuân thủ luật lệ quốc tế" và chỉ trích Trump vì đã nhẹ tay với các đối thủ như Bắc Kinh.
"Chúng ta cần cùng với những người bạn còn lại của mình nói thẳng với Trung Quốc rằng: Có những quy tắc buộc phải tuân theo", Biden nhấn mạnh, đề cập tới kế hoạch của ông nhằm kêu gọi các đồng minh gây áp lực lên Bắc Kinh. "Bạn phải tuân thủ luật hoặc sẽ phải trả giá, bằng kinh tế, vì từ chối tuân thủ".
Trong khi đó, Tổng thống Trump, như trước đây, tiếp tục đổ lỗi cho Trung Quốc vì khiến đại dịch Covid-19 lan ra toàn cầu, gây hỗn loạn trên toàn thế giới.
Nhưng ông Tập khẳng định Trung Quốc sẽ không bao giờ cho phép chủ quyền, an ninh và lợi ích phát triển của mình bị phá hoại. Mặt khác, ông cảnh báo mọi hành động của chủ nghĩa đơn phương, độc quyền hay bắt nạt đều sẽ không hiệu quả với Trung Quốc và sẽ chỉ dẫn tới ngõ cụt.
"Hãy để thế giới biết rằng người dân Trung Quốc đang vô cùng đoàn kết và không thể bị coi thường", ông nói.
Theo Wei Zongyou, giáo sư chuyên nghiên cứu quan hệ Mỹ - Trung tại Đại học Phục Đán, Trung Quốc, Bắc Kinh không muốn mối quan hệ xói mòn thêm nhưng "sẽ luôn sẵn sàng chiến đấu".
"Nếu Trump tái đắc cử, mối quan hệ chắc chắn sẽ tiếp tục trải qua nhiều thăng trầm và ngày một hướng về phía đối đầu", ông cho hay. "Nếu Biden được bầu, xu hướng đối đầu sẽ không thay đổi nhưng có lẽ vẫn còn không gian để đôi bên hợp tác, như vấn đề quản trị toàn cầu".
Chin-Hao Huang, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Yale-NUS, Singapore, đánh giá bài phát biểu của Chủ tịch Tập còn giống như lời nhắc nhở trong nước rằng phát triển năng lực quân sự luôn là ưu tiên hàng đầu của Trung Quốc.
"Một hàm ý cốt lõi khác được đưa ra trong bài phát biểu mang tinh thần dân tộc là Trung Quốc sẽ làm bất cứ điều gì cần thiết để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của mình, và đây được coi vừa là tiền đề, vừa là trung tâm của lợi ích quốc gia Trung Quốc", ông nói.
Theo Huang, giới chuyên gia Trung Quốc quan ngại họ "có thể vẫn sẽ trở thành mục tiêu của những chỉ trích do Washington dẫn đầu" về chính sách đối ngoại, dù ai đắc cử tổng thống Mỹ, tuy nhiên, không nhất thiết là một cuộc chiến tranh phải nổ ra.
Công tố viên điều tra luật sư của Trump từ chức Công tố viên liên bang Geoffrey Berman, người đang điều tra luật sư Rudolph Giuliani, từ chức, kết thúc thế đối đầu giữa ông với Bộ trưởng Tư pháp. "Tôi sẽ rời Văn phòng Công tố viên Quận Nam New York ngay lập tức", Geoffrey Berman nói trong một tuyên bố ngày 20/6. Cấp phó của Berman Audrey Strauss sẽ trở thành quyền...