Trung Quốc “mất ngủ” vì đối thủ khó chịu nhất
Thủ tướng Shinzo Abe cuối tuần này sẽ trình bày kế hoạch tạo dựng Nhật Bản trở thành một nước đối trọng với sức mạnh ngày càng gia tăng của Trung Quốc. Đây là thông tin khiến Trung Quốc “ toát mồ hôi” bởi nước này sẽ phải đối diện với một kỳ phùng địch thủ đầy khó chịu ở ngay sát nách.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe
Thủ tướng Abe sẽ nói tại Diễn đàn Shangri-La rằng, Nhật Bản và đối tác Mỹ sẵn sàng tăng cường hợp tác an ninh với Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), tờ Sankei Shimbun đưa tin.
Ông Abe sẽ không đề cập trực tiếp đến cái tên Trung Quốc nhưng chẳng ai hoài nghi về việc Nhà lãnh đạo Nhật Bản đang ấp ủ kế hoạch lập liên minh làm đối trọng với Trung Quốc, trong đó Tokyo sẽ có vai trò chủ lực. Điều này xuất phát từ mối lo ngại ngày càng tăng trước việc Trung Quốc liên tiếp “gây sóng gió” và khuấy đảo Biển Đông cũng như biển Hoa Đông vì các cuộc tranh chấp với các nước láng giềng xung quanh.
Thủ tướng Abe có thể sẽ “thông báo mục tiêu của ông trong việc tiến tới để Nhật Bản đóng vai trò lớn hơn, tích cực hơn ở Châu Á bằng cách tận dụng liên minh Nhật-Mỹ như một nền tảng”, ông Koichi Nakano – một giáo sư về khoa học chính trị thuộc trường Đại học Sophia ở thủ đô Tokyo cho biết.
Ông Abe đã có kế hoạch vạch ra những quy định, đường hướng mới nhằm để quân đội hùng mạnh nhưng ít được sử dụng của Nhật Bản tham gia vào các vấn đề an ninh bên ngoài. Đây là một phần trong học thuyết “chủ nghĩa hòa bình tích cực” của Thủ tướng Nhật Bản.
Nhà lãnh đạo Nhật Bản đều đã thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ, cả trên lời nói lẫn hành động, cho Philippines và Việt Nam trong cuộc tranh chấp giữa hai nước này với Trung Quốc ở Biển Đông. Điều này thể hiện dưới hình thức cung cấp tàu cho lực lượng bảo vệ và qua những tuyên bố công khai.
Thủ tướng Abe hy vọng, các nước khác trong khu vực sẽ xem sự giúp đỡ của Nhật Bản cho Philippines và Việt Nam là dấu hiệu chứng tỏ sự sẵn sàng của Tokyo trong việc tham gia vào các vấn đề khu vực, toàn cầu, và đưa Nhật Bản trở thành một đối trọng đối với Trung Quốc.
Kế hoạch của Thủ tướng Abe sẽ được đón nhận nhiệt thành ở khu vực
Theo các nhà phân tích, thông điệp của Thủ tướng Abe về vai trò an ninh toàn cầu lớn hơn cho Nhật Bản tại diễn đàn vào cuối tuần này có thể sẽ được các nước trong khu vực đón nhận nhiệt thành bởi họ đang ngày càng lo ngại về Trung Quốc. Mặc dù vậy, có thể có một số nước sẽ kiềm chế để không vỗ tay quá to, khiến Bắc Kinh tức giận.
Video đang HOT
Trong khi Nhật Bản đang có cuộc tranh chấp quyết liệt chưa từng có với Nhật Bản ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông thì căng thẳng cũng đang trào lên dữ dội ở Biển Đông khi Trung Quốc ngày một lấn tới trong các cuộc tranh chấp với các nước láng giềng Đông Nam Á xung quanh.
Theo dự kiến, Thủ tướng Abe sẽ có bài phát biểu quan trọng tại diễn đàn Shangri-La diễn ra trong ngày hôm nay (30/6) – một diễn đàn quy tụ sự tham gia của các chuyên gia an ninh, quốc phòng hàng đầu của Châu Á, trong đó có các nước thành viên của Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Mỹ và Australia.
Thủ tướng Abe được cho là sẽ giải thích những nỗ lực của ông trong việc dỡ bỏ lệnh cấm quân đội Nhật Bản tham gia vào các hoạt động bên ngoài kể từ sau thế chiến II.
“Căng thẳng đang leo thang ở Châu Á-Thái Bình Dương. Tôi muốn phát đi thông điệp với thế giới về sự đóng góp chủ động, tích cực của Nhật Bản đối với hòa bình dựa trên sự hợp tác quốc tế”, hãng tin Kyodo dẫn lời ông Abe phát biểu trước một hội đồng quốc hội ngày hôm qua (29/5).
Bất chấp những ký ức không mấy đẹp đẽ về thời đế quốc Nhật Bản chiếm đóng các nước Đông Nam Á, nhiều nước trong khu vực hiện giờ được cho là sẽ đón nhận tích cực thông điệp của Thủ tướng Abe bởi họ vốn đang ngày một quan ngại về Trung Quốc.
“Các nước ASEAN có tranh chấp với Trung Quốc sẽ ủng hộ ông ấy”, ông Malcolm Cook – một chuyên gia cấp cao thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore đã nhận định như vậy.
“Nhật Bản có thể thẳng thắn chỉ trích Trung Quốc hơn là ASEAN có thể làm”, ông Cook nói.
Một quan chức quốc phòng cấp cao của Philippines mới đây đã tuyên bố: “Chúng tôi hoan nghênh sự đóp góp của Nhật Bản nhằm tăng cường an ninh và sự ổn định trong khu vực, trong đó có kế hoạch đưa nước này đóng vai trò an ninh lớn hơn trong khu vực”.
Bài phát biểu của Thủ tướng Abe được cho là cũng nhấn mạnh đến việc các nước phải tôn trọng pháp quyền và phản đối việc thay đổi thế nguyên trạng. Trong một cuộc trả lời phỏng vấn tờ Thời báo Phố Wall hồi đầu tuần, Thủ tướng Abe đã thẳng thắn nói rằng, việc “Trung Quốc đơn phương tiến hành các hoạt động khoan thăm dò” ở vùng biển của Việt Nam đã dẫn đến “tình trạng căng thẳng leo thang”. Ông Abe tuyên bố đầy cứng rắn rằng: “Chúng tôi sẽ không bao giờ dung thứ cho hành động tìm cách thay đổi thế nguyên trạng bằng vũ lực hay sự dọa dẫm”.
Trung Quốc bị các nước cáo buộc đang tìm mọi cách để thay đổi thế nguyên trạng trong các cuộc tranh chấp ở Biển Đông và biển Hoa Đông nhằm giành giật những khu vực lãnh thổ, lãnh hải vốn thuộc chủ quyền của các nước khác.
Kiệt Linh – (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Chiến đấu cơ mang tên lửa của Trung Quốc vờn máy bay Nhật
Các chiến đấu cơ mang theo tên lửa của Trung Quốc đã áp sát máy bay quân sự của Nhật Bản ở khoảng cách nguy hiểm trên biển Hoa Đông. Đây là động thái khiến Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori onodera phải lên tiếng cáo buộc Bắc Kinh đã hành xử "quá đáng" khi tiếp cận với vùng lãnh thổ tranh chấp.
Ảnh minh họa
Bộ Quốc phòng Nhật Bản hôm qua (25/5) cho biết, những chiếc chiến đấu cơ SU-27 của Trung Quốc hôm 24/5 đã vờn đuổi, áp sát một chiếc máy bay do thám P-3C của họ ở khoảng cách 50m ở bầu trời trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Chiến đấu cơ của Trung Quốc còn áp sát máy bay tình báo điện tử YS-11EB của Nhật Bản ở khoảng cách 30m.
Theo một quan chức quốc phòng Nhật Bản, đây là lần chiến đấu cơ Trung Quốc áp sát máy bay của họ một cách gần nhất, nguy hiểm nhất như vậy.
"Hành động áp sát một máy bay khi nó đang bay một cách bình thường trên biển là một điều không thể. Đó là một cuộc chạm trán rất gần và hành động này đã lên mức quá đáng", Bộ trưởng onodera thẳng thừng chỉ trích Trung Quốc trong phát biểu được đăng tải trên đài truyền hình Asahi.
Bộ trưởng onodera cho hay, chính phủ Nhật Bản đã bày tỏ sự quan ngại đối với phía Trung Quốc thông qua các kênh ngoại giao. Ông này cũng nói thêm rằng, khi có hành động nguy hiểm như trên, máy bay Trung Quốc đang mang theo tên lửa.
Hai chiếc máy bay quân sự của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đang giám sát một cuộc tập trận hải quân chung giữa Nga và Trung Quốc ở gần lãnh hải của Nhật Bản, nguồn tin từ chính phủ ở Tokyo cho hay.
Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Trung Quốc hôm qua cho biết trên website của cơ quan này rằng, hôm 24/5, những chiếc máy bay của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đã đi vào vùng nhận diện phòng không của họ bất chấp việc phía Bắc Kinh đã ra thông báo "cấm bay" ở khu vực trước cuộc tập trận. Trung Quốc đã tuyên bố thành lập vùng nhận diện phòng không ở biển Hoa Đông hồi năm ngoái. Tuy nhiên, một loạt nước, đặt biệt là Mỹ và Nhật Bản đã phản đối gay gắt hành động trên, kiên quyết không thừa nhận vùng phòng không của Trung Quốc.
"Các máy bay quân sự của Nhật Bản đã xâm phạm không phận nơi diễn ra cuộc tập trận mà không nhận được sự cho phép và đã tiến hành những hành động nguy hiểm, vi phạm luật nghiêm trọng luật pháp và các tiêu chuẩn quốc tế. Điều đó có thể dễ dàng gây hiểu lầm và thậm chí dẫn đến một tai nạn ở giữa không trung", tuyên bố của Trung Quốc cho hay.
Bắc Kinh đã lên án hành động của Tokyo đồng thời kêu gọi Nhật Bản "ngừng tất cả các hoạt động can thiệp, do thám nếu không Nhật Bản sẽ là nước duy nhất phải chịu mọi hậu quả".
Đáp lại, Bộ trưởng Quốc phòng onodera miêu tả những hành động của Trung Quốc là "gây phẫn nộ" khi để những chiếc máy bay chiến đấu được trang bị tên lửa tiếp cận sát các máy bay của Nhật ở khoảng cách chỉ còn 30m.
"Tôi tin rằng, đó là những hành động nguy hiểm có thể dẫn tới những vụ tai nạn không thể ngờ tới. Một chuyến bay thông thường trên bầu trời mở không bao giờ nên trải qua một cuộc trạm chán gần như vậy. Rõ ràng, phía Trung Quốc đã vượt quá giới hạn", ông onodera chỉ trích.
Căng thẳng giữa Trung Quốc và các nước láng giềng đang sôi lên sùng sục kể từ sau khi Bắc Kinh gần đây liên tục áp dụng một lập trường hung hăng, quyết liệt trong các cuộc tranh chấp ở khu vực. Trung Quốc đang tranh giành chủ quyền với Nhật Bản đối với một quần đảo mà Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư và Tokyo gọi là Senkaku ở biển Hoa Đông. Trung Quốc cũng đang đòi chủ quyền đối với hầu hết Biển Đông, phớt lời mọi đòi hỏi chính đáng của các nước láng giềng Đông Nam Á xung quanh.
Hồi tháng 11 năm ngoái, Trung Quốc đã bất ngờ đơn phương tuyên bố thành lập vùng phòng không ở biển Hoa Đông, bao trùm lên cả những khu vực tranh chấp với Nhật Bản và Hàn Quốc. Hành động này của Bắc Kinh đã gây ra một cơn sóng gió lớn ở biển Hoa Đông. Các nước như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc không chỉ đồng loạt lên án gay gắt hành động của Trung Quốc mà còn thách thức trực diện Bắc Kinh bằng việc cho máy bay bay qua vùng phòng không của Trung Quốc để thể hiện sự không thừa nhận của họ đối với vùng này.
Những cuộc vờn đuổi, áp sát nhau giữa máy bay, tàu thuyền Trung, Nhật ở biển Hoa Đông ngày một diễn ra thường xuyên hơn. Theo con số thống kê được phía Tokyo cung cấp, trong năm tài chính vừa kết thúc tháng 3 vừa rồi, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đã phải ra lệnh cho máy bay chiến đấu của họ cất cánh khẩn cấp 415 lần để chặn các máy bay Trung Quốc tiếp cận gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Trong khi đó, tàu thuyền hai nước thường xuyên chơi trò "mèo vờn chuột" ở vùng lãnh hải gần quần đảo tranh chấp. Những diễn biến trên không ít lần gây quan ngại về khả năng xảy ra một cuộc đụng độ bất ngờ.
Tuần trước, các lực lượng không quân, lục quân và hải quân của Nhật Bản đã phối hợp diễn tập một kịch bản mà ở đó họ chiếm lại một quần đảo ở xa. Điều này cho thấy, Tokyo luôn có mối quan ngại về khả năng Trung Quốc chiếm quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang nằm trong quyền kiếm soát của họ.
Nhật Bản gần đây cũng khiến Bắc Kinh tức giận khi lên tiếng chỉ trích thẳng thắn hành động ngang ngược của Trung Quốc khi đưa một giàn khoan khổng lồ và hàng chục tàu thuyền vào vùng biển của Việt Nam. Trung Quốc hồi cuối tuần vừa rồi đã lên tiếng cảnh báo Nhật Bản tránh xa các cuộc tranh chấp giữa họ với các nước láng giềng Đông Nam Á ở Biển Đông.
Kiệt Linh - (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Quân đội Nhật Bản: Nhỏ nhưng... không sợ Trung Quốc? Chi tiêu quân sự tăng với tốc độ "chóng mặt" nhưng liệu quân đội Trung Quốc có thực sự mạnh hơn quân đội Nhật Bản - đối thủ của Bắc Kinh trong cuộc tranh chấp chủ quyền trên biển Hoa Đông. Ngân sách quân sự 188 tỷ USD của Trung Quốc đã vượt xa ngân sách 49 tỷ USD của Nhật Bản, đối...