Trung Quốc mất ăn mất ngủ vì láng giềng Triều Tiên
Trung Quốc sẽ không cho phép chiến tranh xảy ra trên bán đảo Triều Tiên. Đây là tuyên bố vừa được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đưa ra tại lễ khai mạc Hội nghị cấp cao lần thứ tư về Phối hợp hành động và Các biện pháp xây dựng lòng tin ở châu Á (CICA) diễn ra sáng nay (28/4).
Ảnh minh họa
Phát biểu trên được ông Tập Cận Bình đưa ra trong bối cảnh Bình Nhưỡng đang “khuấy đảo” khu vực bằng hàng loạt vụ thử hạt nhân và phóng tên lửa. Triều Tiên được tin là sắp tiến hành một vụ thử hạt nhân nữa và một vụ phóng tên lửa tầm trung.
Nỗ lực phát triển vũ khí hạt nhân và tên lửa của Bình Nhưỡng là hành động thách thức nghiêm trọng các nghị quyết của Liên Hợp Quốc và gần đây đang khiến đồng minh Trung Quốc lo ngại, tức giận.
Trước các đại biểu Châu Á đến tham dự hội nghị CICA, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã phát biểu rằng, Bắc Kinh sẽ không cho phép sự hỗn loạn và chiến tranh xảy ra trên bán đảo Triều Tiên bởi điều này không có lợi cho ai cả.
“Với tư cách là một nước láng giềng gần gũi của bán đảo Triều Tiên, chúng tôi tuyệt đối không cho phép chiến tranh hay sự hỗn loạn xảy ra ở nơi này. Tình huống đó sẽ không có lợi cho bất kỳ ai”, ông Tập Cận Bình nhấn mạnh.
Trung Quốc vốn là đồng minh thân thiết nhất, gắn bó nhất của nước láng giềng Triều Tiên. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất và cũng là nhà cung cấp viện trợ lớn nhất cho Triều Tiên. Trung Quốc cũng luôn đứng ra bênh vực Triều Triêu trong những cuộc đối đầu của nước này với các cường quốc phương Tây và các nước láng giềng. Chính vì thế, Trung Quốc được tin là nước có ảnh hưởng duy nhất đối với Bình Nhưỡng.
Tuy nhiên, Bắc Kinh không ủng hộ chương trình phát triển vũ khí hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên. Trung Quốc từ lâu đã luôn kêu gọi giải trừ vũ khí hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên. Bắc Kinh luôn là nước dẫn đầu trong các nỗ lực nhằm thúc đẩy đàm phán phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên dù tiến trình này trong thời gian qua đang rơi vào bế tắc.
Video đang HOT
Giới phân tích tin rằng, nếu như trước đây, tiếng nói của Bắc Kinh với chính quyền Bình Nhưỡng còn có ảnh hưởng nhất định thì giờ đây dưới thời của ông Kim Jong Un, Triều Tiên thường xuyên phớt lờ lập trường của đồng minh lớn của mình. Thực tế này khiến Bắc Kinh không tránh khỏi cảm giác tức giận và khó chịu.
Trong 3 lần thử hạt nhân trước đây của Triều Tiên, Trung Quốc thường thể hiện một lập trường né tránh, không công khai chỉ trích Bình Nhưỡng cũng không muốn thẳng thừng ra tay trừng phạt đồng minh.
Tuy nhiên, lần này mọi việc đã khác hẳn. Bắc Kinh đã thay đổi lập trường khi Ngoại trưởng Trung Quốc Wang Yi hôm 12/2 lên tiếng kêu gọi trừng phạt mạnh tay đối với đồng minh Triều Tiên. Trả lời cuộc phóng vấn ở Munich khi đó, Ngoại trưởng Wang đã khiến nhiều người ngỡ ngàng khi nói rằng, đã đến lúc phải đưa ra một nghị quyết “mạnh” để xử lý Triều Tiên vì vụ thử hạt nhân và tên lửa mới nhất.
Trung Quốc đã tích cực ủng hộ Liên Hợp Quốc đưa ra nghị quyết trừng phạt mạnh tay nhất từ trước đến nay nhằm vào Bình Nhưỡng. Bắc Kinh còn cam kết sẽ thực hiện đầy đủ và nghiêm túc nghị quyết trừng phạt này.
Với việc Bình Nhưỡng được cho là lại chuẩn bị tiến hành vụ thử hạt nhân thứ năm và một vụ phóng tên lửa tầm trung mới, Trung Quốc sẽ khó lòng mà kiềm chế được sự tức giận với đồng minh của mình.
Tuy nhiên, Bắc Kinh cũng rất lo ngại viễn cảnh tình hình vượt quá tầm kiểm soát ở Triều Tiên bởi một nước láng giềng bất ổn ngay bên cạnh sẽ gây khó khăn rất nhiều cho Trung Quốc, đặc biệt khi mà Bình Nhưỡng lại đối đầu với Mỹ và Hàn Quốc. Mỹ đang có gần 30.000 quân đóng tại Hàn Quốc. Triều Tiên vốn được coi là “vùng đệm an toàn” của Trung Quốc.
Kiệt Linh (tổng hợp)
Theo_VnMedia
3 điều Trung Quốc có thể làm để giảm căng thẳng ở Biển Đông
Trong bối cảnh đối đầu Trung - Mỹ đang ngày càng gay gắt, Trung Quốc cần làm an lòng Mỹ và các quốc gia Châu Á, đồng thời cần minh bạch hơn về tham vọng của mình.
Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. (Ảnh: Washington Post)
Khi chiếc may bay giám sát P8-A của Mỹ bay trên không phận những công trình nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng ở khu vực Biển Đông, thì tất cả mọi sự chú ý đều tập trung vào việc Trung Quốc sẽ làm gì tiếp theo, và liệu tình hình có thể leo thang thành một cuộc đối đầu nguy hiểm giữa Mỹ và Trung Quốc. Hành động của Mỹ cho thấy rõ ràng Washington không thể chịu đựng hơn nữa khi mà những hành động lấn đất của Trung Quốc cứ liên tục tái diễn.
Theo ý kiến của chuyên gia nghiên cứu Trung Quốc David Lampton và nhiều học giả khác, hiện có nhiều bằng chứng cho thấy quan hệ Mỹ-Trung đang bước vào giai đoạn đỉnh điểm. Dường như giới chính trị gia Mỹ đã đạt được đồng thuận là phải có một biện pháp nào đó để chấm dứt cách ứng xử theo kiểu "chủ nghĩa bành trướng" của Trung Quốc trên Biển Đông. Đã qua rồi quan điểm cũ "Trung Quốc đồng thuận", với hy vọng và "niềm tin thơ ngây" rằng Trung Quốc có thể nhập vào một trật tự do với Mỹ đứng đầu và trở thành một chủ thể có trách nhiệm.
Trong bối cảnh có nhiều người Mỹ rất lo lắng về mối đe dọa Trung Quốc và việc Bắc Kinh đang cố đánh đổ quyền lãnh đạo của Washington tại Châu Á, hiện đang có một mối lo ngại về làn sóng chống Trung Quốc gia tăng ở Mỹ. Tương tự, đang có một tinh thần chống lại Mỹ ở Trung Quốc, cho rằng bất cứ hành động nào của Washington đều nhằm kiềm chế sự trỗi dậy của Bắc Kinh. Điều rất quan trọng trong giai đoạn phức tạp này là không bên nào đổ lỗi cho bên kia, khiến căng thẳng leo thang, đồng nghĩa cả hai bên có trách nhiệm làm giảm căng thẳng.
Theo đề xuất của giáo sư Lyle Goldstein, Trường chiến tranh Hải quân Mỹ, không cần phải "giảm dần căng thẳng ", thay vào đó, hai bên nên thực hiện một bước tiếp cận gọi là "hợp tác tăng dần". Để đạt được mục tiêu này, Trung Quốc cần thực hiện 3 điều qua đó thể hiện rõ nước này sẵn sàng hợp tác.
Công trình xây dựng lấn chiếm đất của Trung Quốc tại Biển Đông. (Ảnh: Rappler)
Thứ nhất, Trung Quốc cần nỗ lực hơn nữa trong việc làm an lòng Mỹ. Giáo sư David Lampton, thuộc Đại học John Hopkins, Mỹ đã phân tích một cách chính xác rằng Washington nên xem xét vai trò lãnh đạo có nghĩa như thế nào trong kỷ nguyên toàn cầu hóa, trong khi đó, Bắc Kinh cần thực tế về khả năng và sức mạnh của mình.
Dường như những nỗ lực trước đây của Trung Quốc nhằm làm an lòng Mỹ đã bị bỏ ngoài tai, vì vậy, Bắc Kinh cần phải nỗ lực gấp đôi. Ý kiến cho rằng Trung Quốc sẽ thách thức quyền lãnh đạo của Mỹ ở Châu Á vẫn còn là một điều hoài nghi lớn. Dù rằng Bắc Kinh tiếp tục lớn mạnh và sẽ có tầm ảnh hưởng lớn dần trong khu vực, nhưng đây không nhất thiết là điều tồi tệ đối với Mỹ. Bởi nhiều ý kiến cho rằng Châu Á cần cả Mỹ và Trung Quốc cho việc duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực.
Nhà lãnh đạo Trung Quốc, Tập Cận Bình có thể dùng chuyến viếng thăm Mỹ vào tháng 9 tới để nhấn mạnh rằng: "Bắc Kinh tôn trọng vai trò lãnh đạo của Mỹ tại Châu Á".
Thứ hai, Trung Quốc cần nỗ lực hơn nữa để làm an lòng các nước láng giềng Châu Á trong khu vực. Đây là điều quan trọng mà Trung Quốc phải "nằm lòng" để có thể thực hiện "giấc mộng Trung Hoa", một Châu Á hòa bình và ổn định là điều kiện cần thiết cho "giấc mộng" này.
Những tranh chấp lãnh thổ đang tồn tại giữa Trung Quốc và các quốc gia trong khu vực là vấn đề phức tạp nhưng vẫn có thể giải quyết một cách hòa bình. Bắc Kinh cần bắt đầu các cuộc đối thoại song phương hoặc đa phương với các nước có cùng tranh chấp trong khu vực, còn các quốc gia bên ngoài nên đứng trung lập, không nghiêng theo bất cứ bên nào. Đây chính là nội dung "cách tiếp cận kép" của Trung Quốc.
Thứ ba, trong bối cảnh nhiều nước quan ngại rằng một ngày nào đó Trung Quốc sẽ biến Biển Đông thành "ao nhà", Bắc Kinh cần phải cởi mở và rõ ràng hơn về ý định trong khu vực. Liên quan đến những "công trình nhân tạo" trên Biển Đông, Trung Quốc phải cam kết rằng những công trình này chỉ được sử dụng cho những mục đích hòa bình và phòng vệ.
Khi điều kiện chín muồi, Bắc Kinh có thể mời một số chuyên gia và phóng viên quốc tế thăm những công trình này. Trung Quốc cũng cần bắt đầu tham gia các hoạt động cứu hộ hoặc các dự án phát triển với các nước khác.
Tóm lại, có những việc mà cả Mỹ và Trung Quốc có thể làm để dịu đi căng thẳng trên Biển Đông. Đã đến lúc hai nền kinh tế lớn nhất thế giới thể phải hiện trách nhiệm một cách nghiêm túc.
Uyên Châu
Theo The Diplomat
Năm cách "trị" Triều Tiên nếu thử vũ khí hạt nhân lần 5 National Interest ngày 25.4 đăng tải bài phân tích của chuyên gia Doug Bandow, thuộc Viện Cato và từng là cựu trợ lý cho cựu Tổng thống Mỹ Ronald Reagan, đưa ra 5 cách đáp trả nếu Triều Tiên tiến hành vụ thử vũ khí hạt nhân tiếp theo, khi thời điểm đại hội đảng Lao động Triều Tiên đang đến gần. National...