Trung Quốc mang chiến hạm mạnh nhất đến dọa Indonesia?
Theo Reuters ngày 26/3, sau những căng thẳng liên quan đến vấn đề xâm phạm lãnh hải, Trung Quốc đã đưa chiến hạm mạnh nhất của mình đến Indonesia diễn tập.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc ngày 26/3 thông báo đã gửi một đội tàu chiến gồm tàu hộ vệ tên lửa Weifang và tàu cứu hộ Changxingdao đến Indonesia tham gia tập trận chung. Hai chiếc tàu này đã rời cảng Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông vào ngày 26/3.
Cuộc tập trận do Hải quân Indonesia tổ chức với 48 tàu, 8 trực thăng và 4 máy bay của 16 nước, có cả Mỹ, Nga và Pháp tham gia. Theo kế hoạch, cuộc tập trận sẽ diễn ra từ ngày 12-15/4 tại tỉnh Padang và các đảo xung quanh; gồm các hoạt động huấn luyện, tập trận và thực hiện cứu hộ thiên tai.
Theo thông tin công khai, hộ vệ hạm tên lửa Weifang là lớp chiến hạm mạnh và đông đảo nhất hiện nay của Hải quân Trung Quốc. Theo thiết kế, tàu hộ vệ Weifang có khả năng tiêu diệt mọi mục tiêu trên biển, trên không và dưới mặt nước bằng hệ thống tên lửa chống hạm, tên lửa phòng không và hệ thống ngư lôi chống ngầm và hệ thống pháo tự động, đánh chặn tên lửa chống hạm tầm gần.
Hệ thống trang bị, vũ khí chính trên tàu bao gồm: 1 bệ pháo 100 mm, 4 hệ thống pháo bắn nhanh tầm gần AK-630, 2 hệ thống tên lửa chống hạm YJ-83 (C-802), 1 máy bay trực thăng chống ngầm Z-9C, 1 hệ thống sonar MGK-335…
Khả năng chống hạm của tàu Weifang không quá mạnh với hệ thống tên lửa hạm đối hạm YJ-83 (Ưng Kích-83), được chế tạo trên cơ sở công nghệ thập niên 70, thế kỷ trước của Nga. Loại tên lửa này có chiều dài 6,392m, đường kính 0,36m, trọng lượng 715 kg, tầm bắn tối đa chỉ đạt 120km.
Mặc dù YJ-83 có trọng lượng không phải là nhẹ nhưng riêng tầng đẩy đã nặng tới 530kg, đầu nổ vẻn vẹn 165kg, sức công phá rất thấp, trong khi các loại tên lửa chống hạm hiện đại có đầu nổ thông thường ít nhất là 200kg, thậm chí có loại đầu nổ tới 450kg.
Video đang HOT
Hơn nữa, tên lửa chỉ có khả năng bay với vận tốc hành trình hạ âm, 30 km cuối bay với vận tốc siêu âm 1,3 – 1,5Mach. Kích thước lớn, tốc độ chậm, khả năng điều khiển, dẫn đường kém khiến YJ-83 rất dễ bị các hệ thống phòng thủ tên lửa trên hạm bắn hạ.
Điểm đặc biệt nhất là thiết kế hệ thống phóng tên lửa phòng không thẳng đứng với 32 ống phóng loại HHQ-16, là phiên bản của hệ thống tên lửa đất đối không tầm thấp, cận trung HQ-16, có tầm phóng 45km, độ cao tối đa 25km.
Phiên bản trên hạm có chiều dài 2,9m, đường kính thân 0,232m, trọng lượng 165kg, đầu nổ 17kg, vận tốc 2,8Mach (khoảng trên 3000km/h). Thực tế, nhiều chuyên gia quân sự đánh giá, độ cao đánh chặn của HHQ-16 chỉ có hiệu quả từ 16km trở xuống, tầm bắn hiệu quả 30km. Theo Want China Times, không giống như chiến hạm Type 052C nhiều tai tiếng, tàu Weifang sở hữu khả năng công – thủ toàn diện.
Được biết, ngay trước khi Bộ Quốc phòng Trung Quốc ra thông báo điều tàu đến Indonesia diễn tập chung, quan hệ giữa Bắc Kinh và Jakarta đã rất căng thẳng liên quan đến việc xâm phạm lãnh hải của tàu Trung Quốc. Vụ việc xảy ra gần quần đảo Natuna, phía nam Biển Đông. Indonesia ngày 21/3 đã triệu tập đại sứ Trung Quốc để phản đối hành động trên. Vụ tranh cãi căng thẳng đến nỗi Bộ trưởng Bộ Ngư nghiệp và Hàng hải Indonesia còn nói có thể kiện Trung Quốc ra toà án quốc tế.
Trong khi đó, Trung Quốc khăng khăng cho rằng các tàu của nước này vẫn hoạt động tại “ngư trường truyền thống” và tàu hải cảnh không hề xâm phạm lãnh hải Indonesia. Tuy nhiên, trong khi căng thẳng chưa lắng xuống thì bất ngờ Trung Quốc điều dàn chiến hạm cực mạnh của mình đến diễn tập chung với Indonesia – một động thái mang nhiều dụng ý của Trung Quốc.
1/11
Theo_Báo Đất Việt
SIPRI tái khẳng định: Việt Nam đã mua chiến hạm SIGMA
Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) vừa công bố báo cáo mới nhất cho thấy, Hải quân Việt Nam đã chính thức mua chiến hạm SIGMA9814 của Hà Lan.
Trong báo cáo mới nhất về tình hình thị trường vũ khí thế giới giai đoạn 2011-2015 của SIPRI, Việt Nam đã ký mua hai tàu hộ vệ SIGMA-9814 vào năm 2013. Theo hợp đồng, một trong hai chiếc sẽ được triển khai chế tạo tại Việt Nam.
Dựa trên hình ảnh được giới thiệu tại Triển lãm VietShip 2016 khai mạc vào ngày 24/2 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội) cho thấy, chiến hạm SIGMA 9814 của Hải quân Việt Nam sẽ được trang bị các hệ thống vũ khí tối tân, kết hợp giữa các nền tảng của Nga và phương Tây.
Dựa vào hình ảnh trên, có thể đưa ra kết luận đầu tiên đó là thiết kế chiếm hạm SIGMA 9814 của Việt Nam rất giống với thiết kế SIGMA 10514 mà Hà Lan từng đóng cho Hải quân Indonesia, chỉ có điều là nó (SIGMA 9814) ngắn hơn 7m.
Cụ thể, phía thân trước tàu là một ụ pháo hạm 76mm Oto Melara, ngay sau phần kiến trúc thượng tầng radar là vị trí đặt 8 ống phóng tên lửa chống hạm Exocet Block III (2 bệ, mỗi bệ 4 ống phóng tên lửa đặt chéo nhau). Phía đuôi tàu có bãi đáp đủ rộng cho một trực thăng chống ngầm Kamov của Nga có thể cất và hạ cánh. Tuy nhiên, theo quan sát thì nhà chứa cạnh bãi đáp trực thăng là quá nhỏ, có lẽ không có khả năng chứa được một máy bay trực thăng như kiểu Ka-27/28.
Tuy nhiên, nhà chứa này hoàn toàn thừa sức để có thể triển khai một máy bay trực thăng không người lái như loại Camcopter S-100 của Áo và nó cũng hợp lý với những thông tin mà truyền thông nước ngoài gần đây đã tiết lộ, nhà phát triển UAV trực thăng S-100 là Schiebel đang tham gia thảo luận với hãng đóng tàu của Hà Lan để tích hợp các hệ thống của UAV S-100 lên khoang 2 tàu hộ tống Sigma 9814 của Việt Nam trong quá trình sản xuất.
Phía dưới phần đáy phía mũi tàu được gắn một hệ thống sonar thủy âm để phát hiện tàu ngầm của đối phương. Điều đó đồng nghĩa với SIGMA 9814 có khả năng phát hiện và tiêu diệt tàu ngầm bằng ngư lôi.
Về các hệ thống vũ khí, cần lưu ý thêm về vị trí phía sau ụ pháo chính 76mm có thể có thêm hệ thống các ống phóng thẳng đứng (VLS) cho tên lửa phòng không VL MICA của MBDA (Pháp) mà các thông tin trước đây đã đưa. Phía trước đài chỉ huy, sau hệ thống VLS có thêm một ụ pháo đặt trên cao, có thể là loại pháo phòng thủ tầm gần CIWS 35mm Rheinmetall Millenium giống như thiết kế của chiến hạm SIGMA 10513 của Hải quân Indonesia. Trên nóc nhà chứa trực thăng là một ụ pháo nhưng chưa rõ cỡ nòng cũng như chủng loại.
Về các hệ thống điện tử, không có gì thay đổi với cấu hình tàu SIGMA 9814 mà hãng tin IHS Jane của Anh từng tiết lộ, tàu được trang bị hệ thống quản lý tác chiến TACTICOS, radar tìm kiếm mục tiêu SMART-S MK2 và hệ thống điều khiển hỏa lực STING EO MK2 do hãng Thales Netherlands phát triển. Đây đều là những hệ thống điện tử thuộc hàng tiên tiến nhất của châu Âu.
Như vậy, có thể nhận định thiết kế của tàu chiến SIGMA 9814 Việt Nam là khá nhỏ gọn, đã được tối ưu hóa về kích thước, trang bị vũ khí đầy đủ và toàn diện, cả chống hạm, chống ngầm, khả năng phòng không, cũng như vũ khí phòng thủ tầm gần.
Việc phía đuôi tàu có thể bố trí một trực thăng hải quân Kamov cũng hé lộ khả năng Việt Nam có thể sẽ mua thêm một vài trực thăng hải quân Ka-27/28 hoặc Ka-31 trong tương lai gần. Trong ảnh: Chiến hạm SIGMA trong Hải quân Indonesia.
1/10
Theo_Báo Đất Việt
Sức mạnh chiến hạm tàng hình của HQ Ấn Độ vừa đến Đà Nẵng Chiến hạm tàng hình INS Sahyadri của Hải quân Ấn Độ đã cập cảng Tiên Sa, Đà Nẵng vào sáng ngày hôm nay (2/10). Sáng 2/10, chiến hạm tàng hình INS Sahyadri của lực lượng Hải quân Ấn Độ cập cảng Tiên Sa (Đà Nẵng) thăm hữu nghị Việt Nam. Đại diện lãnh đạo Vùng 3 Hải quân Nhân dân Việt Nam cùng...