Trung Quốc luôn thất bại ở Biển Đông vì phi chính nghĩa

Theo dõi VGT trên

Năm 2003 định hoạt động giàn khoan, năm 2006 cho tàu hoạt động gần Lý Sơn, năm 2007 thuê nhà thầu đưa giàn khoan vào khu vực biển Việt Nam, năm 2010 mời thầu 9 lô dầu khí thuộc vùng biển VN… Lần nào Trung Quốc cũng thất bại vì phi chính nghĩa.

Trung Quốc luôn thất bại ở Biển Đông vì phi chính nghĩa - Hình 1

Tại buổi họp báo quốc tế chiều 16/6, Trung Quốc đã tiến hành cải tạo một số đảo đá ở quần đảo Trường Sa, Việt Nam phản ứng như thế nào?

Ông Lê Hải Bình khẳng định Việt Nam có đầy đủ chứng lý khẳng định chủ quyền của Việt Nam với khu vực. Gần đây Trung Quốc đã tiến hành các hoạt động xây dựng ở một số bãi đá đã chiếm từ quần đảo Trường Sa. Việc này vi phạm Công ước Liên Hợp quốc về luật biển (UNCLOS), Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC). Việt Nam yêu cầu Trung Quốc dừng ngay các hoạt động mở rộng hoạt động ở khu vực.

Trung Quốc luôn thất bại ở Biển Đông vì phi chính nghĩa - Hình 2

Ông Lê Hải Bình: Việt Nam có đầy đủ chứng lý khẳng định chủ quyền của Việt Nam với khu vực Trường Sa và Hoàng Sa (Ảnh: Hữu Nghị)

Trước câu hỏi Trung Quốc từng thông tin là thời Pháp thuộc, Pháp từng công nhận chủ quyền của Trung Quốc với Hoàng Sa. Sự thật vấn đề này?, ông Trần Duy Hải, Phó Chủ nhiệm UB Biên giới Quốc gia khẳng định, thông tin này của Trung Quốc là hoàn toàn bịa đặt. Sau khi vào Việt Nam, Pháp đã thực hiện việc thực thi chủ quyền với 2 quần đảo, có cơ quan đặt tại Hoàng Sa, thậm chí đã cấp giấy khai sinh cho công dân sinh ra tại quần đảo này. Đây là hoạt động quản lý ở mức rất cao. Pháp cũng nhiều lần phản đối hành động xâm phạm của Trung Quốc, thậm chí đã đề nghị đưa vấn đề ra cơ quan tài phán quốc tế nhưng Trung Quốc đã từ chối yêu cầu cầu này.

Một công hàm nêu rõ, nếu Trung Quốc không đồng ý thương lượng thì Pháp sẽ buộc đưa vấn đề ra cơ quan tài phán quốc tế.

Trung Quốc luôn thất bại ở Biển Đông vì phi chính nghĩa - Hình 3

Các phóng viên quốc tế chăm chú theo dõi những clip, hình ảnh được công bố (Ảnh: Hữu Nghị)

Phóng viên AP đặt câu hỏi: Việt Nam đã ký hơn 100 hợp đồng với các đối tác nước ngoài, có hơn 60 hợp đồng đang hoạt động. Vậy các đối tác có quan ngại gì về tình hình trên Biển Đông? Cuộc gặp của ông Dương Khiết Trì với Việt Nam tới đây sẽ giải quyết vấn đề trên biển, có làm ổn định hơn tình hình?

Phó Tổng GĐ Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Nguyễn Quốc Thập trả lời, trước việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan, sau đó tuyên bố 57 lô dầu khí trái phép dựa vào đường lưỡi bò phi lý, Việt Nam đã tiến hành gặp gỡ mọi công ty dầu khí Trung Quốc cho là nằm trong khu vực tranh chấp như các công ty của Mỹ, Nga, Ấn Độ… Tại các cuộc gặp này, đại diện các đơn vị đó đều thông tin, tổng hành dinh các đơn vị đã nhận được thông báo và ủng hộ các tuyên bố của PetroVietnam cũng như Chính phủ Việt Nam. Khẳng định hoạt động của Việt Nam hoàn toàn hợp pháp nên các đối tác vẫn cam kết tiếp tục hoạt động, triển khai các hoạt động đầu khí đã ký với Việt Nam.

Về vế sau của câu hỏi, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình tiếp lời: Ông Dương Khiết Trì sẽ thăm Việt Nam tới đây; ông Bình tin rằng việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan chắc chắn sẽ được bàn đến trong cuộc họp. Việt Nam luôn hết sức kiên trì, tìm mọi kênh thông tin trao đổi hòa bình với Trung Quốc về vấn đề trên. Cuộc gặp này của 2 bên cũng sẽ là một kênh để trao đổi về việc này.

Với câu hỏi về bình luận trước thông tin Trung Quốc yêu cầu Việt Nam rút khỏi 49 đảo đá thuộc quần đảo Trường Sa, ông Trần Duy Hải phản ứng cho rằng đề nghị của Trung Quốc hết sức phi lý, Việt Nam kiên quyết bác bỏ vì Việt Nam có đủ chứng cứ về việc quản lý với quần đảo Trường Sa. Chính Trung Quốc là người dùng vũ lực chiếm đóng một số bãi đá quần đảo này nên Trung Quốc phải trao trả những bãi đá đã chiếm từ năm 1988.

Philippines yêu cầu Trung Quốc dừng hoạt động xây dựng trên đảo Phú Lâm, vậy Việt Nam có yêu cầu ASEAN có động thái gì phản đối hoạt động của Trung Quốc?

Ông Trần Duy Hải một lần nữa khẳng định, Việt Nam có đầy đủ chứng lý chứng minh chủ quyền của Việt Nam với 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Việt Nam ủng hộ nỗ lực của ASEAN để duy trì tình hình ổn định trong khu vực.

Liên quan đến đề nghị Cục Kiểm ngư bình luận về thông tin Trung Quốc nêu lực lượng Việt Nam đã cản trở hoạt động bảo vệ giàn khoan của Trung Quốc, ông Hà Lê, Phó Cục trưởng Cục Kiểm ngư Việt Nam khẳng định, Hoàng Sa là ngư trường truyền thống của Việt Nam nên ngư dân Việt Nam hoạt động ở khu vực này là hoàn toàn bình thường. Không biết Trung Quốc nói tàu cá Việt Nam quấy nhiễu hoạt động của lực lượng chấp pháp nước này thế nào vì tàu cá Việt Nam thực tế là tàu gỗ rất nhỏ, trong khi các tàu của Trung Quốc lớn hơn rất nhiều, trang bị đầy đủ. Vậy nên nói như phía Trung Quốc, ông Lê cho là vô lý.

Trung Quốc luôn thất bại ở Biển Đông vì phi chính nghĩa - Hình 4

Phó Cục trưởng Cục Kiểm ngư Việt Nam – Hà Lê tuyên bố, tàu cá, ngư dân Việt Nam hoạt động ở Hoàng Sa là hoàn toàn bình thường bởi đây là ngư trường truyền thống của ta. (Ảnh: Hữu Nghị)

Trả lời câu hỏi về Những bằng chứng thu được từ những văn bản từ thế kỷ 17 sẽ giúp Việt Nam thế nào trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền?, ông Trần Duy Hải nhấn mạnh, các châu bản của nhà Nguyễn đã thể hiện việc nhà nước phong kiến cử các đội ra quản lý Hoàng Sa. Đây là hoạt động quản lý của nhà nước nên có giá trị về mặt pháp lý.

Trước việc Trung Quốc bác bỏ thông tin đã xâm chiếm Hoàng Sa năm 1974 và ngụy biện, thực ra đó chỉ là hành động tự vệ của nước này,ông Trần Duy Hải – Phó Chủ nhiệm UB Biên giới Quốc gia đáp lại: Các phát biểu của Trung Quốc là xuyên tạc, bóp méo sự thật lịch sử. Sau khi Pháp rút khỏi Việt Nam đã bàn giao quyền quản lý 2 quần đảo cho chính quyền Việt Nam cộng hòa. Năm 1974 Trung Quốc đã lợi dụng tình hình chiến tranh đã tấ.n côn.g lực lượng đồn trú của Việt Nam cộng hòa trên 2 quần đảo. Ngay các trang web của Trung Quốc cũng đưa những hình ảnh, thông tin về cuộc xâm chiếm này.

PV hãng truyền hình Asahi của Nhật Bản đặt câu hỏi với ông Thu: PV đã được xem những hình ảnh Trung Quốc cung cấp về việc tàu Việt Nam đâ.m va tàu Trung Quốc và đề nghị đại diện Cảnh sát biển Việt Nam bình luận về những hình ảnh này? Phóng viên Nhật cũng đề cập việc Trung Quốc thông tin Việt Nam cử lực lượng đặc công người nhái đến hoạt động trong khu vực biển?

Video đang HOT

Ông Thu nói chưa xem clip do Trung Quốc đưa ra trong buổi họp báo ngày 13/6 vừa qua. Thông tin Trung Quốc nói tàu Việt Nam đâ.m vào tàu Trung Quốc 1.547 lần, ông Thu khẳng định là hoàn toàn sai sự thật. Thực tế, tại khu vực, chỉ có hoạt động đâ.m va, phun nước để chế áp của tàu Trung Quốc với tàu Việt Nam. Hình ảnh Trung Quốc đưa ra là tàu Trung Quốc b.ị đâ.m chùn mũi, rõ ràng chỉ có thể dùng mũi tàu nọ đâ.m vào mạn tàu kia chứ không thể có chuyện bị tấ.n côn.g vào đúng mũi tàu.

Ông Thu cũng bác bỏ thông tin Việt Nam sử dụng người nhái trên hiện trường khu vực giàn khoan. Về các vật trôi nổi và lưới mà Trung Quốc vớt được, chụp ảnh đưa về, ông Thu lý giải là do tàu Trung Quốc chủ động cắt lưới tàu ngư dân Việt Nam, ngư dân Việt cũng nhiều lần bị truy đuổi buộc phải bỏ lưới để chạy tránh. Ngoài ra còn có những vật dụng như thùng sơn, thùng dầu sơn dùng làm vật huấn luyện của lực lượng chấp pháp Việt Nam, bị vòi rồng phun văng xuống biển, Trung Quốc vớt và lại coi đó là bằng chứng chống lại Việt Nam.

17h59′, clip do Kiểm ngư Việt Nam và Cảnh sát biển Việt Nam cung cấp được trình chiếu tại cuộc họp báo.

Trung Quốc luôn thất bại ở Biển Đông vì phi chính nghĩa - Hình 5

Những hình ảnh trên thực địa được trình chiếu tại buổi họp báo t.ố cá.o hành vi bóp méo sự thật của Trung Quốc (Ảnh: Hữu Nghị)

Ông Ngô Ngọc Thu chỉ rõ hình ảnh giàn khoan Hải Dương 981 trên biển. Hình ảnh một tàu tên lửa tấ.n côn.g nhanh số hiệu 571 đã được ghi lại, đối lập với thông tin Trung Quốc khẳng định không đưa tàu chiến đến khu vực. Trên màn hình cũng liên tục xuất hiện hình ảnh máy bay chiến đấu của Trung Quốc lượn đi lượn lại với tầm bay rất thấp.

Hình ảnh cận cảnh tàu Việt Nam bị phun vòi rồng cho thấy luồng nước mạnh thổi bay nhiều thiết bị trên tàu Việt Nam xuống biển, từ phao cứu sinh cho tới giàn ăng ten thông tin… Hình ảnh cũng cho thấy một thực tế khác: tàu cá Việt Nam với sức giãn nước chỉ 30 tấn rõ ràng không thể nào tấ.n côn.g, đâ.m chìm tàu cá lớn gấp 6-8 lần của Trung Quốc.

Trung Quốc luôn thất bại ở Biển Đông vì phi chính nghĩa - Hình 6

Ông Ngô Ngọc Thu khẳng định, tàu cá Việt Nam không thể nào tấ.n côn.g, đâ.m chìm tàu cá lớn gấp 6-8 lần của Trung Quốc. (Ảnh: Hữu Nghị)

Ông Thu cũng luận giải, Trung Quốc nói tàu Trung Quốc b.ị đâ.m móp hỏng mũi tàu là rất phi lý vì không thể có chuyện tàu Việt Nam dùng mạn tàu để đâ.m vào mũi tàu Trung Quốc. Thực tế, chỉ có tàu Trung Quốc lao thẳng đầu vào hông tàu Việt Nam, đâ.m thủn.g thân tàu Việt Nam nên phần mũi mới bị ảnh hưởng.

17h54′, Cục phó Cục Kiểm ngư Việt Nam, ông Hà Lê, thông tin thêm, lực lượng Kiểm ngư Việt Nam có mặt trên thực địa, cùng Cảnh sát biển yêu cầu Trung Quốc hút giàn khoan khỏi vùng biển Việt Nam. Suốt thời gian qua, Trung Quốc duy trì trung bình 120 tàu bảo vệ trên khu vực mỗi ngày, chủ động tấ.n côn.g, đâ.m va tàu Kiểm ngư Việt Nam.

Trung Quốc cũng dùng các phương thức để tạo cớ như chặn đuôi, cắt mặt tàu Việt Nam để tạo tư liệu giả vu cáo Việt Nam đâ.m va tàu Trung Quốc. Kiểm ngư Việt Nam có đầy đủ bằng chứng để khẳng định Việt Nam chưa hề có hành động chủ động đâ.m va, gây hấn nào trên biển.

Ngày 16/5, Trung Quốc có lệnh cấm đán.h bắt cá nhưng thực tế có cả trăm tàu cá vỏ thép của Trung Quốc có mặt trên vùng biển trong ngày này, với mục đích không phải để khai thác hải sản mà để phá hoại hoạt động của ngư dân Việt Nam trên ngư trường truyền thống, như cắt lưới của ngư dân, đâ.m va gây hư hỏng tàu, làm bị thương hàng chục ngư dân, trong đó có 3 ngư dân bị thương nặng.

Phản đối thông tin Trung Quốc đưa ra rằng chiều 23/5 tàu cá Việt Nam đâ.m tàu cá Trung Quốc, tàu Trung Quốc định vào cứu nhưng có 30 tàu cá Việt Nam ngăn cản, không thể cứu hộ được; ông Hà Lê khẳng định trên khu vực chỉ luôn có chuyện tàu Việt Nam bị tấ.n côn.g, b.ị đâ.m đến lật úp, chìm. Ngoài ra, tàu Trung Quốc còn ngăn cản hoạt động cứu hộ của Việt Nam với 10 ngư dân trên con tàu b.ị đâ.m chìm.

17h42′, ông Ngô Hải Thu – Phó Tư lệnh Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam – trình bày tình hình trên thực địa Trung Quốc hạ đặt giàn khoan. Điểm lại ngày 27/5, giàn khoan di chuyển từ vị trí Tây Nam Tri Tôn 27 hải lý đến vị trí Đông Nam Tri Tôn 25 hải lý, ông Thu cho biết, giàn khoan đến nay đã ổn định tại vị trí mới và bắt đầu tác nghiệp.

Ngày 15/6 vừa qua, Trung Quốc sử dụng 115 lượt tàu để bảo vệ giàn khoan, trong đó có 6 tàu chiến (2 tàu hộ vệ tên lửa, 2 tàu tên lửa tấ.n côn.g nhanh, 2 tàu quét mìn, 34 tàu hải cảnh, 2 tàu hải giám, 14 tàu vận tải, 33 tàu cá…). Cũng ngày này, có 2 lần máy bay quân sự của Trung Quốc bay nhiều vòng trên các tàu Việt Nam trên độ cao 300-500m.

Phương thức hoạt động của các tàu bảo vệ Trung Quốc từ đầu tháng 6 đến nay cơ bản không thay đổi. Trung Quốc dùng nhóm 15 tàu áp sát bao vây phía 2 mạn, đầu, đuôi mỗi tàu chấp pháp của Việt Nam để tàu Việt Nam không thể tiếp cận giàn khoan. Trung Quốc còn dùn.g sún.g phun nước, dùng sóng âm tần số cao để gây nhiễu loạn, ảnh hưởng đến tàu Việt Nam, sức khỏe và tâm lý lực lượng trên tàu.

Nói về những vụ việc cụ thể trên thực địa, ông Thu nói, ngày 13/6, Trung Quốc tổ chức họp báo về vụ giàn khoan, nêu những thông tin sai lệch về sự việc, nói các tàu Việt Nam đã đâ.m húc 1.547 lần các tàu Trung Quốc làm các tàu này hư hỏng nhiều phần mũi tàu. Bác bỏ thông tin này, ông Thu khẳng định, thực tế chỉ có tàu Trung Quốc chủ động đâ.m va, phun nước làm 36 lượt tàu của Việt Nam bị hư hỏng.

Đặc biệt nhấn mạnh vụ đâ.m chìm tàu cá Đà Nẵng, ông Thu cho biết, tính đến thời điểm này đã có 15 kiểm ngư viên và 2 ngư dân Việt Nam bị thương. Cảnh sát biển Việt Nam có đầy đủ bằng chứng về việc này. Những vật nổi trên biển mà Trung Quốc thu nhặt được là các mảnh ván của tàu Việt Nam b.ị đâ.m va vỡ văng xuống biển, không có chuyện Việt Nam thả lưới, vật cản trở cũng như cho người nhái hoạt động trên biển.

Trong hơn 40 ngày qua, ông Thu cho rằng, không thể nói ngày nào cũng có 4-6 chiếc tàu chiến của Trung Quốc “ngẫu nhiên” đi qua khu vực này. Trong khi đó, Việt Nam cho đến nay vẫn nhất quán không sử dụng vũ lực, không đ.e dọ.a sử dụng vũ lực trên biển.

17h25, Phó Tổng GĐ Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Nguyễn Quốc Thập trình bày bài phát biểu phản đối hành động sai trái của Trung Quốc về các hoạt động khai thác, thăm dò dầu khí trên vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Ông Nguyễn Quốc Thập điểm lại những hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí Việt Nam thực hiện liên tục từ thời Pháp thuộc đến nay, không vấp phải bất cứ sự phản ứng nào của quốc tế.

Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam cũng tiến hành nhiều hoạt động đán.h giá tiềm năng dầu khí tại Hoàng Sa và khu vực lân cận, được trình bày công khai tại nhiều hội thảo quốc tế và được công nhận. Ông Thập khẳng định, thời gian tới, Tập đoàn Dầu khí tiếp tục các hoạt động khai thác bình thường trong khu vực.

Về vấn đề phản đối hành động của Trung Quốc, ông Thập nhấn mạnh, Trung Quốc đã dựa vào yêu sách đường lưỡi bò một cách phi lý mà cả thế giới không thừa nhận để xác lập chủ quyền với 57 lô dầu khí trên vùng biển Việt Nam là hoàn toàn phi lý. Thực tế, khu vực này nằm hoàn toàn trong vùng biển của Việt Nam.

Đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc có hành vi vi phạm này. Năm 2003, giàn khoan của Trung Quốc đã định khoan ở lô 133D và bị phản ứng mạnh nên phải dừng hoạt động. Năm 2006, tàu Phấn Đấu 4 của Trung Quốc hoạt động gần khu vực đảo Lý Sơn và bị lực lượng chấp pháp của Việt Nam tiến hành ngăn chặn, xua đuổi. Năm 2007, nhà thầu của Công ty Western Pico đã đưa giàn khoan vào khu vực biển Việt Nam do Trung Quốc thuê song đã thất bại và phải rút lui. Lần thứ 8, năm 2010, Trung Quốc mời thầu với 9 lô dầu khí thuộc vùng biển của Việt Nam nhưng vì phi chính nghĩa, không đơn vị nào bỏ thầu…

Với những luận cứ không thể chối cãi như trên, ông Thập một lần nữa nêu quan điểm phản đối các hoạt động sai trái của Tập đoàn Dầu khí Hải Dương Trung Quốc trên thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

17h16′, một clip thể hiện nội dung xác lập chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa, Trường Sa từ khi đây còn là những vùng đất vô chủ được trình chiếu.

17h4′, ông Trần Duy Hải trình bày những hoạt động làm gia tăng căng thẳng trên Biển Đông của Trung Quốc. Ông Hải nêu rõ, từ năm 1995, Trung Quốc đã có nhiều hành vi vi phạm chủ quyền của Việt Nam tại khu vực.

Việc Trung Quốc nói tàu cá Việt Nam tự chìm khi chủ động đâ.m vào tàu Trung Quốc, ông Hải cho rằng, những hình ảnh từ thực địa đã thể hiện rõ hành vi bóp méo sự thật của nước này.

Việt Nam bác bỏ tuyên bố của Trung Quốc với Hoàng Sa mà Trung Quốc gọi là Tây Sa. Các tư liệu Trung Quốc đưa ra, ông Hải khẳng định là không rõ ràng, mô tả quần đảo một cách thiếu nhất quán, do cá nhân đưa ra. Trên thực tế, theo UNCLOS, việc xác lập chủ quyền phải căn cứ trên hoạt động của chính quyền, nhà nước.

Trong khi đó Việt Nam đã công bố bằng chứng công khai cho thấy nhà nước phong kiến Việt Nam đã xác lập chủ quyền của mình đối với 2 quần đảo từ thế kỷ 17, qua nhiều châu bản cổ vẫn lưu truyền đến nay. Sau khi Pháp ký hiệp định bảo hộ với triều đình phong kiến Việt Nam, Pháp đã tiếp quản quyền quản lý này, tiến hành nhiều hoạt động đảm bảo quyền cai quản của mình ở Hoàng Sa, Trường Sa.

Khi đó, Pháp cũng đã có nhiều hoạt động đấu tranh chống các hoạt động xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc đối với 2 quần đảo này.

Tại các hội nghị quốc tế sau đó, Việt Nam cũng bác bỏ những thoả thuận về việc từ bỏ chủ quyền của Việt Nam tại khu vực.

Trung Quốc đã 2 lần xâm chiếm trái phép Hoàng Sa Việt Nam. Chính quyền Việt Nam cộng hoà đã phản đối mạnh mẽ hoạt động xâm chiếm của Trung Quốc từ năm 1956.

Năm 1974, lợi dụng tình hình chiến tranh ở Việt Nam, Trung Quốc đã dùng vũ lực chiếm trọn quần đảo Hoàng Sa từ chính quyền Việt Nam cộng hoà. Tuy nhiên, hành động dùng vũ lực để xâm chiếm này, ông Hải khẳng định, không giúp Trung Quốc xác lập chủ quyền với quần đảo.

Công thư của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng không đề cập gì đến vấn đề chủ quyền. Trong bối cảnh năm 1958, công thư này chỉ thể hiện quan điểm ủng hộ của Việt Nam với việc mở rộng chủ quyền của Trung Quốc trên biển thêm 13 hải lý.

Nhà lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình khi đó hiểu rõ việc này nên sau này, khi trao đổi với Tổng Bí thư Lê Duẩn, ông này thừa nhận quan điểm khác nhau của 2 nước về chủ quyền trên biển. Việt Nam yêu cầu Trung Quốc thừa nhận sự thật lịch sử đó.

Trung Quốc luôn thất bại ở Biển Đông vì phi chính nghĩa - Hình 7

Quang cảnh buổi họp báo quốc tế chiều 16/6 (Ảnh: Hữu Nghị)

17h, mở đầu cuộc họp báo, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình nêu rõ, xung quanh khu vực hoạt động của giàn khoan, các tàu, máy bay, lực lượng của Trung Quốc vẫn hung hăng đâ.m va, xua đuổi tàu Việt Nam, tàu các của ngư dân Việt Nam còn b.ị đâ.m chìm. Bên cạnh đó, Trung Quốc vẫn liên tiếp đưa ra các luận điểm sai lệch, bị bóp méo về chủ quyền của Việt Nam trên vùng biển.

Cuộc họp báo quốc tế vì thế được tổ chức để phản bác những thông tin đưa ra của phía Trung Quốc và để thông tin những diễn biến thực tế trên thực địa, để dư luận trong và ngoài nước nắm rõ những sự thật khác với thông tin Trung Quốc đưa ra.

Chủ trì buổi họp báo có Phó Chủ nhiệm UB Biên giới Quốc gia Trần Duy Hải; Phó Tổng GĐ Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Nguyễn Quốc Thập; Phó Tư lệnh Tham mưu trưởng Bộ tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam Ngô Ngọc Thu; Phó Cục trưởng Cục Kiểm ngư Việt Nam (Bộ NN&PTNT) Hà Lê; Quyền Vụ trưởng Vụ Thông tin báo chí, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình.

Bước vào buổi họp báo, đại diện UB Biên giới Quốc gia và đại diện Tập đoàn Dầu khí có phần phát biểu phản bác các luận điểm thiếu căn cứ và một số nội dung sai trái Trung Quốc đưa ra về các hoạt động liên quan đến vụ giàn khoan Hải Dương 981.

Phương Thảo

Ảnh: Hữu Nghị

Theo Dantri

Trung Quốc xây dựng ở Gạc Ma: Bước đi cực kỳ nguy hiểm!

"Trung Quốc xây dựng ở đảo Gạc Ma cho thấy mục đích khống chế toàn bộ khu vực này. Nếu đó là hoạt động quân sự thì là bước đi phiêu lưu hết sức nguy hiểm", ông Lê Việt Trường - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh Quốc hội nói.

Bên lề kỳ họp Quốc hội, ông Lê Việt Trường - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh Quốc hội - trao đổi với báo chí trước thông tin Trung Quốc đang xây dựng căn cứ quân sự trên đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Trung Quốc xây dựng ở Gạc Ma: Bước đi cực kỳ nguy hiểm! - Hình 1

Ông Lê Việt Trường - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh Quốc hội

Có thông tin Trung Quốc đang cho tàu chở xi măng, sắt thép và các phương tiện để mở rộng mặt bằng, xây dựng cảng, sân bay trên đảo Gạc Ma. Hành động này của Trung Quốc bộc lộ ý đồ gì, thưa ông?

Đường lưỡi bò mà Trung Quốc đã vẽ ra không phải là để chơi. Họ đã đặt mục tiêu thực thi trên thực tế nó bằng rất nhiều hành động như lệnh cấm đán.h bắt cá, tịch thu ngư cụ trái phép của ngư dân, cắt cáp thăm dò dầu khí... Đến giờ là đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của ta ở khu vực Hoàng Sa. Trung Quốc sẽ tiếp tục có những hành động leo thang nữa. Do vậy, tôi cũng không loại trừ khả năng họ làm cái gì đó ở Gạc Ma.

Ông có lo ngại gì trước hành động được cho là leo thang này của Trung Quốc ở biển Đông?

Tôi cho rằng, Trung Quốc lựa chọn xây dựng ở đảo Gạc Ma vì đó là vị trí rất nhạy cảm, nó gắn liền với khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam đang thực thi quyền quản lý toàn bộ quần đảo Trường Sa, do vậy Trung Quốc xây dựng ở đó là có vấn đề. Nếu như có hoạt động như vậy, cho thấy mục đích của Trung Quốc là nhằm khống chế toàn bộ khu vực này.

Hiện chúng tôi cũng chưa nhận được thông tin chính thức là Trung Quốc xây dựng căn cứ quân sự hay là các hoạt động dân sự bình thường khác. Nếu Trung Quốc có hoạt động quân sự ở đó thì là bước đi phiêu lưu hết sức nguy hiểm.

Nhiều người cho rằng việc Trung Quốc xây dựng đường băng ở đảo Gạc Ma là bước đi để phục vụ cho việc xây dựng vùng nhận dạng phòng không (ADIZ), thưa ông?

Họ đã làm ở biển Hoa Đông, do vậy tôi cũng không loại trừ nếu họ xây dựng đường bay để thành lập vùng thông báo bay trên vùng biển của chúng ta. Nếu Trung Quốc thành lập vùng nhận dạng phòng không thì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới Việt Nam và các nước xung quanh.

Trung Quốc xây dựng ở Gạc Ma: Bước đi cực kỳ nguy hiểm! - Hình 2

Hình ảnh cho thấy Trung Quốc tiến hành các hoạt động phi pháp tại bãi Gạc Ma

Chúng ta phải làm cách nào để đẩy lùi ý đồ cực kỳ nguy hiểm này của Trung Quốc?

Tôi cho rằng các cơ quan chuyên môn, đặc biệt là Bộ Quốc phòng đang điều tra động thái này. Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ, kiểm chứng thông tin cụ thể.

Nếu đó là hành động thực sự thì chúng ta phải kiên trì thực hiện các biện pháp đang làm, đó là chủ trương chung của Đảng và Nhà nước: phản đối các hoạt động trái phép của Trung Quốc. Chúng ta yêu cầu Trung Quốc giữ nguyên hiện trạng, không được thay đổi theo đúng như Trung Quốc đã cam kết trong DOC (Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông).

Trách nhiệm của chúng ta là phải làm rõ vấn đề này với dư luận quốc tế và ngay với các nước trong khu vực ASEAN. Trên cơ sở đó thể hiện quyết tâm hướng tới một cộng đồng ASEAN đoàn kết, bảo vệ hòa bình, an ninh trong khu vực.

Xin cảm ơn ông!

Ông đán.h giá thế nào về vị trí của đảo Gạc Ma đối với hoạt động quân sự, quốc phòng? Đảo Gạc Ma thì ai cũng biết đó là một vị trí rất quan trọng đối với quốc phòng, quân sự. Nếu có một căn cứ quân sự được xây dựng trên đảo Gạc Ma nó sẽ khống chế toàn bộ mọi hoạt động quân sự trong toàn khu vực đảo Trường Sa. Vị trí chiến lược của hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa ai cũng biết. Nó nằm án ngữ toàn bộ đường hàng hải, nếu nước nào khống chế được vị trí đó thì cũng có nghĩa họ đã khống chế được toàn bộ tuyến đường hàng hải qua đây.

Quang Phong (ghi)

Theo Dantri

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Túi Hermès bạch tạng mà bà Trương Mỹ Lan xin lại đắt đỏ ra sao?
10:57:08 28/09/2024
Lễ tang Phó Giáo sư Đặng Bích Hà - Phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp
21:04:03 28/09/2024
Thảm họa lũ quét ở Làng Nủ: Tìm thấy thêm một th.i th.ể
17:34:57 27/09/2024
Cứu chồng bị điện giật, vợ t.ử von.g
16:46:40 27/09/2024
Tạm ngưng giảng dạy cô giáo xin phụ huynh ủng hộ tiề.n mua máy tính cá nhân
21:00:28 28/09/2024
Cô giáo xin phụ huynh ủng hộ tiề.n mua máy tính cá nhân: "Tôi đã sai"
18:25:19 28/09/2024
Bệnh nhân vỡ ruột thừa nguy kịch, người nhà tố bệnh viện tắc trách
19:52:17 27/09/2024
Phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã sống một cuộc đời thanh bạch, cao đẹp
07:46:25 29/09/2024

Tin đang nóng

Lộ bí mật 2 chiếc túi Hermes bạch tạng Trương Mỹ Lan xin lại, chấn động thế giới
10:27:27 29/09/2024
MC Concert "Anh trai say hi" nhận bão phẫn nộ vì "ồn như cái chợ"
07:30:22 29/09/2024
Fan1 "Anh trai say hi" phẫn nộ vì bị phân biệt đối xử tại concert
07:06:03 29/09/2024
Kiểu túi Hermès bà Trương Mỹ Lan xin lại: Trên thế giới ai từng sở hữu?
08:04:34 29/09/2024
Xót làng Nủ: Nghẹn lời cậu bé tìm thấy mẹ sau 17 ngày, anh Thới chưa nguôi ngoai
10:03:15 29/09/2024
Mẹ Đức Tiến "cấm cửa" 1 ca sĩ Việt đến viếng 100 ngày con trai, CĐM xôn xao
12:59:14 29/09/2024
Quyết tâm lấy bạn trai nghèo khó, vào lễ ăn hỏi nhìn quà cưới nhà trai mang sang, cả nhà tôi ai nấy đều giật mình thảng thốt
09:02:18 29/09/2024
Tập 2 Rap Việt: Bạn thân HIEUTHUHAI khiến giám khảo phải thốt lên 1 câu, thót tim với cú twist phút cuối!
08:11:54 29/09/2024

Tin mới nhất

Công an hỗ trợ một phụ nữ lấy lại 320 triệu đồng chuyển khoản nhầm

11:22:57 29/09/2024
Một phụ nữ ở Đắk Lắk chuyển khoản nhầm 320 triệu đồng đến tài khoản của một người ở Hưng Yên, được cơ quan công an hỗ trợ lấy lại tiề.n.

Lũ lịch sử 53 năm qua ở sông Hồng do đâu?

11:13:57 29/09/2024
Bão Yagi (bão số 3) là cơn bão mạnh, dị thường, có sức tàn phá rất lớn khi đổ bộ khu vực Quảng Ninh - Hải Phòng gió vùng tâm bão mạnh cấp 13 - cấp 14, giật cấp 16 - cấp 17.

Miền Bắc mưa trên 200 mm, đề nghị 26 tỉnh thành ứng phó

11:04:20 29/09/2024
Theo dự báo, từ nay đến đêm 30.9, ở miền Bắc và Thanh Hóa mưa lớn với tổng lượng mưa phổ biến từ 50 - 100 mm, có nơi trên 200 mm.

5 bài học lớn sau bão số 3

11:00:46 29/09/2024
Theo Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan, bão số 3 gây thiệt hại kinh tế cũng như về người rất lớn (344 người chế.t và mất tích), trong đó số người chế.t do sạt lở đất, lũ quét (264 người chế.t và mất tích) chiếm tỷ lệ cao.

Sập sân khấu Miss Cosmo 2024 tại Nhà thi đấu Phú Thọ

10:24:54 29/09/2024
Sân khấu Miss Cosmo 2024 tại Nhà thi đấu Phú Thọ gặp sự cố kỹ thuật, ban tổ chức khẳng định không có thiệt hại nghiêm trọng.

4 cơn bão và áp thấp nhiệt đới gần Biển Đông di chuyển thế nào?

10:05:26 29/09/2024
Cơ quan khí tượng của Việt Nam cho biết, ở tây bắc Thái Bình Dương có 2 cơn bão, 2 áp thấp nhiệt đới, các cơn bão này có tỷ lệ đi vào Biển Đông rất thấp.

Một bé 3 tháng tuổ.i từng ở Mái ấm Hoa Hồng viêm phổi nặng, t.ử von.g

09:57:00 29/09/2024
Tối 28.9, thông tin từ Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM) cho biết, một b.é tra.i (3 tháng tuổ.i) từng ở Mái ấm Hoa Hồng (Q.12, hiện đã bị đình chỉ) bị viêm phổi, sau 20 ngày nhập viện điều trị tích cực nhưng đã không qua khỏi.

Thêm kỷ lục chưa từng xảy ra ở Việt Nam của bão Yagi

09:52:48 29/09/2024
Khi đổ bộ khu vực Quảng Ninh - Hải Phòng, gió vùng tâm bão Yagi (bão số 3) mạnh cấp 13 - cấp 14, giật cấp 16 - cấp 17, cấp gió giật 17 chưa từng xảy ra trong lịch sử của Việt Nam.

Hai thiếu niên bị chế.t đuố.i khi đi câu cá

09:46:13 29/09/2024
Ngày 28/9, theo thông tin từ UBND xã Hoằng Đạt (huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa), trên địa bàn xã vừa xảy ra vụ đuối nước khiến 2 người t.ử von.g.

"Chuyến công tác của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đạt được tất cả các mục tiêu"

07:57:15 29/09/2024
Theo Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, chuyến công tác của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại Hoa Kỳ thành công tốt đẹp, đạt được ở mức cao tất cả các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

Yêu cầu xử lý nghiêm vụ cô giáo xin phụ huynh tiề.n mua laptop

07:51:52 29/09/2024
UBND quận 1 đã chỉ đạo các đơn vị xử lý nghiêm vụ việc trên. Ban giám hiệu các trường thuộc địa bàn quận cũng rà soát lại toàn bộ và không được để xảy ra trường hợp tương tự , Phó chủ tịch quận 1 nhấn mạnh.

Quân đội chuẩn bị những bước cuối cùng thiết lập cầu phao Phong Châu

21:11:27 28/09/2024
Khoảng 29 đốt cầu phao dã chiến đang được lực lượng công binh thả xuống khu vực cầu phao Phong Châu, chuẩn bị cho việc thiết lập cầu phao, phục hồi giao thông hai bờ những ngày tới.

Có thể bạn quan tâm

Hoa hậu Kỳ Duyên chăm sử dụng 3 loại mặt nạ này để da dẻ mịn căng như em bé

Làm đẹp

13:57:40 29/09/2024
Mặt nạ giấy cũng rất tiện lợi cho những ai có lịch trình bận rộn. Chỉ cần đắp trong khoảng 15-20 phút là bạn đã có thể cảm nhận được sự khác biệt rõ rệt. Kỳ Duyên thường tận dụng thời gian này để thư giãn và nạp lại năng lượng cho bản t...

Sam bị tình cũ 'gạt' mất 2 thứ, vay ngân hàng trả nợ, có bố nuôi là Thiếu tướng

Sao việt

13:53:08 29/09/2024
Sam hiện là một trong những bà mẹ bỉm sữa nhận được nhiều sự chú ý từ cư dân mạng. Dù thoải mái tham gia các sự kiện và thường xuyên đăng tải hình ảnh cặp song sinh đáng yêu như thiên thần là Ijin và Ijun, cô vẫn quyết định giữ kín danh...

ADB dự báo kinh tế Mông Cổ tăng trưởng bền vững đến năm 2025

Thế giới

13:30:37 29/09/2024
Tuy nhiên, rủi ro cho tăng trưởng có thể đến như suy giảm nhu cầu từ Trung Quốc, chậm mở rộng mỏ Oyu Tolgoi và gián đoạn nguồn cung do căng thẳng địa chính trị và khí hậu.

Visual "đỉnh nóc, kịch trần" của BB Trần: Chỉ thay đổi 1 thứ mà suýt nhận không ra!

Tv show

13:28:51 29/09/2024
Theo đó, khi biểu diễn tiết mục Rơi, BB Trần đội tóc giả màu trắng, trang điểm đậm khiến nhiều người ngỡ ngàng suýt nhận không ra.

The Simpsons: 1 tập hot lại vì phơi bày tiệc trắng Diddy, rùng mình cảnh Beyoncé

Phim âu mỹ

13:03:55 29/09/2024
Sự kiện liên quan đến ông trùm Diddy gây chấn động những ngày qua khiến bộ phim The Simpsons một lần nữa hot trở lại. Tác phẩm được cho là đã tiên đoán chính xác về vụ việc này.

Game "sexy" nhất 2024 bán được hơn 1 triệu bản, lên kế hoạch khiến người chơi phấn khích

Mọt game

13:01:29 29/09/2024
Nếu như để tìm ra một trò chơi gặp phải nhiều tranh cãi nhất cho tới thời điểm hiện tại của năm 2024, nhiều người chắc hẳn sẽ gọi tên Stellar Blade.

Bạn trai Nam Em bị khịa chia tay là content, đáp 1 câu khiên CĐM đơ người

Trẻ

13:01:14 29/09/2024
Sau màn chia tay rồi lại yêu , mới đây, bạn trai Nam Em đã đăng tải bài viết phản hồi về những lời chỉ trích từ một bộ phận khán giả, cho rằng cả hai cố tình chia tay để tạo sự chú ý.

"Đào, Phở và Piano" lên sóng VTV vào tháng 10

Hậu trường phim

12:41:13 29/09/2024
Bộ phim Đào, phở và piano sẽ được phát sóng vào 21h20 ngày 13/10 trên kênh VTV1. Thông tin đã được dàn diễn viên của bộ phim chính thức chia sẻ trên mạng xã hội.

Cách bố trí phòng ngủ trong gia đình 6 người khiến vợ chồng tôi lục đục: "Nếu đồng tình với bố mẹ, vợ sẽ tiếp tục giận"

Sáng tạo

12:34:33 29/09/2024
Bố trí phòng riêng sao cho đúng ý các thành viên vẫn là một bài toán khó với bất kỳ gia đình nào. Mới đây, cư dân mạng đã bàn tán xôn xao về câu chuyện chia phòng ngủ trong một gia đình 6 người.

Lisa nghi sắp rời BLACKPINK, sự nghiệp bỏ xa đồng đội, không còn chung đẳng cấp?

Sao châu á

11:41:19 29/09/2024
Sau 10 tháng kể từ khi ngừng hợp đồng cá nhân với YG Entertainment, Lisa có những bước tiến lớn trong sự nghiệp. Sau hơn 7 năm hoạt động, Lisa mới khai thác hết tiềm năng và thử sức với những lĩnh vực mới.

TP.Thủ Đức: Đang bơi, tá hỏa phát hiện kỳ đà quý hiếm lặn dưới đáy hồ

Lạ vui

11:07:03 29/09/2024
Một người đàn ông nước ngoài đang bơi thì tá hỏa phát hiện một con kỳ đà 8 kg lặn dưới đáy hồ bơi ở P.Thảo Điền, TP.Thủ Đức (TP.HCM).