Trung Quốc lớn tiếng tuyên bố tiếp tục tuần tra Biển Đông và Hoa Đông
Không quân Trung Quốc hôm nay 15/12 lớn tiếng tuyên bố lực lượng này sẽ vẫn tiếp tục các cuộc huấn luyện và tuần tra ở khu vực Biển Đông và Hoa Đông trong thời gian tới, bất chấp phản ứng của các nước trong khu vực.
Máy bay ném bom H-6 và 2 chiến đấu cơ J-11 của Trung Quốc (Ảnh: SCMP)
“Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc sẽ vẫn tiếp tục huấn luyện và tuần tra tại không phận theo lịch trình”, SCMP dẫn thông báo Không quân Trung Quốc trên trang web của cơ quan này.
Cũng trong thông báo trên, người phát ngôn của Không quân Trung Quốc Shen Jinke cho biết thông tin trên là nhằm đáp trả những phản ứng gần đây của truyền thông Đài Loan cũng như báo chí nước ngoài về việc Bắc Kinh triển khai máy bay ném bom tầm xa chiến lược H-6 tới khu vực gần Đài Loan, qua kênh Bashi nối giữa Đài Loan – Philippines, và qua eo biển Miyako của Nhật Bản.
Gần đây nhất, 6 máy bay Trung Quốc, gồm 2 chiến đấu cơ Su-30, 2 máy bay ném bom H-6 và 2 máy bay thu thập tin tình báo, ngày 10/12 đã bay theo hướng tây nam từ biển Hoa Đông và bay qua vùng trời của eo biển Miyako tại Okinawa, tây nam Nhật Bản. Tokyo đã xuất kích chiến đấu cơ để phản ứng trước động thái trên của Bắc Kinh. Trước đó, ngày 26/11, Không quân Trung Quốc cũng điều hai máy bay ném bom hạt nhân tầm xa H-6 cùng hai máy bay hộ tống là Tupolev Tu-154 và Shaanxi Y-8 bay lượn xung quanh Đài Loan.
Video đang HOT
Những chuyến bay tuần tra do Không quân Trung Quốc tiến hành đã trở nên thường xuyên hơn từ sau cuộc điện đàm gây tranh của của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump và lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn hôm 2/12, vốn phá vỡ nguyên tắc ngoại giao duy trì suốt 40 năm qua giữa hai nước. Đại diện của Không quân Trung Quốc lớn tiếng nói rằng những chuyến bay như vậy nhằm thực hiện “các sứ mệnh tuần tra và huấn luyện thông thường, hợp pháp” của nước này.
Theo đó, ông Shen cho biết Không quân Trung Quốc sẽ vẫn tiếp tục triển khai các chuyến bay tương tự theo kế hoạch đã được định sẵn. Mặc dù không nói rõ loại máy bay nào sẽ tham gia vào các hoạt động bay trên, song trang web của Không quân Trung Quốc hôm nay đã đăng tải hình ảnh của hai máy bay H-6K và chiến đấu cơ Su-30.
Thành Đạt
Theo Dantri
Phi công chiến đấu Trung Quốc bị chê thiếu kỹ năng ứng phó khẩn cấp
RAND cho rằng các phi công chiến đấu Trung Quốc còn yếu kém về tư duy chiến thuật và khả năng ứng phó do bị kiểm soát quá nhiều khi huấn luyện.
Hai phi công Trung Quốc trên tiêm kích J-10, phiên bản huấn luyện. Ảnh: Reuters.
Viện nghiên cứu Chính sách RAND của Mỹ hồi cuối tháng 10 công bố báo cáo đánh giá rằng phi công quân sự Trung Quốc từ lâu vẫn tồn tại hai điểm yếu lớn nằm ở tư duy chiến thuật và khả năng ứng phó trong các tình huống không được lên kế hoạch từ trước.
Các hạn chế này được cho là sẽ ảnh hưởng đáng kể đến khả năng tác chiến của một trong những lực lượng không quân lớn nhất và tinh nhuệ nhất thế giới.
Theo các chuyên gia quân sự của RAND, điểm yếu này xuất phát từ cách thức huấn luyện phi công chiến đấu của Bắc Kinh. Theo đó, các phi công trong quá trình huấn luyện thường bị phụ thuộc quá nhiều vào sự điều khiển và kiểm soát của bộ phận chỉ huy dưới mặt đất. Họ cũng thường chỉ diễn tập trong những môi trường chiến đấu giả định chưa sát với thực tế chiến trường.
Gần đây, các tướng lĩnh không quân Trung Quốc mới bắt đầu có những biện pháp cải tổ phương pháp huấn luyện để trang bị cho phi công những kỹ năng cần thiết nhằm đánh bại những đối thủ mạnh như Mỹ.
Trọng tâm của phương pháp này là huấn luyện phi công trong "điều kiện chiến đấu thực tế" như tác chiến ban đêm, tác chiến trong môi trường gây nhiễu điện tử phức tạp, tác chiến trong môi trường địa lý đặc biệt và điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
Không quân Trung Quốc bắt đầu thử nghiệm biện pháp cho phép phi công có nhiều quyền tự chủ hơn và phải tự chịu trách nhiệm về kế hoạch và hành trình bay của mình, đồng thời không phụ thuộc nhiều vào trạm kiểm soát mặt đất.
Bên cạnh đó, hoạt động huấn luyện chuyên môn cao không theo kịch bản có sẵn trên chiến trường cũng được triển khai. Điều này được cho là nhằm nhắc nhở phi công về khả năng chiến đấu thực sự của họ, thay vì việc cố gắng hoàn thành bài kiểm tra để đạt điểm cao.
Tuy nhiên, phi công chiến đấu Trung Quốc vẫn bị đồng nghiệp Mỹ bỏ xa trên phương diện chiến thuật và kỹ năng chiến đấu, bởi trên thực tế, họ còn thiếu khả năng ứng phó với các tình huống thay đổi đột ngột trên chiến trường và đưa ra các quyết định độc lập khi đang bay.
Nhiều phi công vốn quen với việc tuân theo chỉ dẫn của chỉ huy từ trạm điều khiển mặt đất vẫn chưa thể làm quen với những kỹ năng này.
Theo RAND, hiện một số phi công Trung Quốc thậm chí khó có thể tấn công chính xác mục tiêu trên mặt đất do bị phụ thuộc vào các mệnh lệnh của chỉ huy mặt đất về hành trình bay hay các kế hoạch không kích, cũng như tâm lý e dè không dám mạo hiểm.
Báo cáo của RAND nhận định, để xây dựng cho phi công khả năng tự chủ thật sự trong những tình huống không có trong kịch bản, Trung Quốc có thể sẽ phải mất hàng chục năm và đòi hỏi một hệ thống đồng bộ có thể đánh giá chính xác những điểm yếu và sai sót.
Nguyễn Hoàng
Theo VNE
Trung Quốc có thể đã biên chế tiêm kích tàng hình J-20 Số hiệu và dải phản quang trên đuôi tiêm kích tàng hình J-20 cho thấy loại máy bay hiện đại này nhiều khả năng đã được biên chế vào không quân Trung Quốc. Những hình ảnh chụp tiêm kích tàng hình J-20 vừa được lan truyền trên mạng xã hội Trung Quốc cho thấy nước này nhiều khả năng đã biên chế chính...