Trung Quốc lớn tiếng đòi Nhật bỏ Biển Đông khỏi nghị sự G7
Trung Quốc đang gây sức ép đòi Nhật không đưa vấn đề biển Đông vào chương trình nghị sĩ của Hội nghị thượng đỉnh G7, sẽ diễn ra vào tháng 5 tới.
Đường băng dài 3.250 m và rộng 55 m mà Trung Quốc xây trái phép trên đá Xu Bi thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: CSIS
Hãng tin Kyodo dẫn một nguồn tin từ chính phủ Nhật tiết lộ ông Khổng Huyễn Hựu, trợ lý ngoại trưởng Trung Quốc, đưa ra yêu sách vô lý trong cuộc họp với Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Shinsuke Sugiyama ở Tokyo ngày 29/2.
Khi đó, ông Khổng tỏ ra bất mãn vì Tokyo chỉ trích các động thái hung hăng của Bắc Kinh trên Biển Đông. Ông Khổng cay cú chỉ trích Nhật không liên quan đến tranh chấp biển Đông nhưng “hành động như người trong cuộc”. Ông Khổng tỏ ý hoài nghi Tokyo không thực sự muốn cải thiện quan hệ với Bắc Kinh.
Nhà ngoại giao Trung Quốc còn ngang ngược cảnh cáo rằng cách hành xử của Nhật tại Hội nghị G7 sẽ là “phép thử” quan hệ song phương Bắc Kinh – Tokyo. Ông Khổng tỏ thái độ đe dọa khi tuyên bố Trung Quốc “sẽ theo dõi sát sao tình hình”.
Video đang HOT
Phản ứng lại, ông Sugiyama cho biết Nhật không chấp nhận hành vi thay đổi hiện trạng trên Biển Đông bằng sức mạnh quân sự. Ông nhấn mạnh việc thiết lập các quy tắc chung trên biển sẽ phục vụ cho lợi ích chung của cộng đồng quốc tế.
Ông Sugiyama khẳng định Nhật kiên quyết từ chối yêu sách của Trung Quốc và nhận định cộng đồng quốc tế không chấp nhận việc Bắc Kinh ngang nhiên xây đảo nhân tạo phi pháp và quân sự hoá Biển Đông.
Đoàn đại biểu do ông Khổng Huyễn Hựu, trợ lý ngoại trưởng Trung Quốc, dẫn đầu trao đổi với thứ trưởng Shinsuke Sugiyama và đoàn Nhật Bản tại Tokyo ngày 29/2. Ảnh: SCMP
Biển Đông cũng là chủ đề chính trong cuộc điện đàm giữa Ngoại trưởng Nhật Fumio Kishida và người đồng cấp của Trung Quốc Vương Nghị ngày 13/3.
Mới đây, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe cho biết Tokyo sẽ nêu rõ tầm quan trọng của việc thực thi pháp luật trên biển trong tuyên bố chung của các lãnh đạo G7. Hội nghị thượng đỉnh G7 năm nay sẽ diễn ra tại tỉnh Mie, Nhật trong hai ngày 26 và 27/5.
Quan hệ Bắc Kinh – Tokyo xấu đi nghiêm trọng sau khi chính phủ Nhật quốc hữu hóa quần đảo Senkaku/Điếu Ngư hồi tháng 9/2012. Trung Quốc cũng đòi chủ quyền quần đảo này.
Theo Zing News
Nhật sẽ đưa tranh chấp biển Hoa Đông ra tòa án quốc tế
Đảng Dân chủ Tự do (LDP) đã hối thúc Thủ tướng Shinzo Abe đưa vấn đề tranh chấp các đảo trên biển Hoa Đông với Trung Quốc ra tòa án quốc tế.
Quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư) gồm tám đảo không người ở thuộc khu vực nhiều mỏ dầu khí và Trung Quốc đã xây dàn khoan khai thác ở đây. Nghị sĩ Yoshiaki Harada cho biết LDP đã chuẩn bị cho giai đoạn đưa vấn đề tranh chấp quần đảo Senkaku ra tòa án quốc tế.
Trang web Breitbart News (Mỹ) ngày 17-3 nhận định Nhật đang mong muốn tìm kiếm sự ủng hộ từ các kênh pháp lý quốc tế để ngăn chặn đà bành trướng của Trung Quốc. Sách trắng quốc phòng Nhật đã chỉ rõ Trung Quốc không chỉ tìm cách khai thác tài nguyên ở quần đảo Senkaku mà còn có ý đồ sử dụng các dàn khoan làm trạm cảnh giới.
Báo Defense News (Mỹ) ngày 17-3 đưa tin Nhật sẽ đưa một trạm radar quan sát đi vào hoạt động vào ngày 28-3 để mở rộng mạng lưới giám sát vùng biển Hoa Đông quanh quần đảo Senkaku.
Đại tá Masashi Yamamoto, tùy viên quân sự đại sứ quán Nhật tại Mỹ, giải thích: "Xem xét đến hoạt động của CHDCND Triều Tiên và tình hình Trung Quốc thường xuyên xâm nhập quanh các đảo Senkaku, chúng tôi nghĩ rằng phải củng cố năng lực tình báo để Nhật có thể hành động tốt hơn".
Trạm radar mới được đặt trên đảo Yonaguni cách lãnh thổ Đài Loan 90 hải lý. Đây là đảo có dân cư trú (1.800 người) và Nhật sẽ bố trí 150 binh sĩ bảo vệ trên đảo.
Trong khi đó, Reuters đưa tin ngày 17-3, Đô đốc John Richardson tư lệnh hải quân Mỹ cho biết quân đội Mỹ quan sát thấy Trung Quốc đang tiến hành hoạt động ở bãi cạn Scarborough (ảnh). đây có thể là dấu hiệu Trung Quốc chuẩn bị bồi đắp trên đó. Trung Quốc chiếm cứ bãi cạn Scarborough của Philippines cách đây gần bốn năm. Bãi cạn chỉ cách căn cứ Subic khoảng 200 km.
Khi được hỏi Trung Quốc có thể lập vùng nhận dạng phòng không trên biển Đông nhằm phản ứng khi Tòa Trọng tài thường trực đưa ra phán quyết trong vụ Philippines kiện "đường chín đoạn" của Trung Quốc hay không, Đô đốc John Richardson khẳng định: "Chắc chắn đây là vấn đề đáng quan tâm".
TNL
Lính Mỹ lại cưỡng hiếp phụ nữ Nhật Nhật và Mỹ sẽ tiếp tục bàn phương án di chuyển lính Mỹ ở căn cứ không quân Futenma sang một căn cứ mới ở bờ biển Henoko thuộc đảo Okinawa. Ngày 14-3, cảnh sát Nhật cho biết họ vừa bắt một lính thủy Mỹ 24 tuổi vì cáo buộc cưỡng hiếp một phụ nữ Nhật ở đảo Okinawa. Lính thủy này tên...