Trung Quốc lợi dụng MH370 cho mục tiêu chính trị gì?
Với đa số hành khách trên chuyến bay MH370 là người Trung Quốc, việc Bắc Kinh sốt sắng trong hoạt động tìm kiếm là lẽ tất nhiên. Nhưng phải chăng Trung Quốc còn một động cơ nào khác?
Chỉ cách đây một tháng, chỉ cần một chiếc máy bay của Quân đội Trung Quốc bay qua Biển Đông cũng là “tiếng chuông báo động” đối với một số quốc gia Đông Nam Á. Nhưng khi cuộc tìm kiếm chiếc máy bay MH370 của hãng hàng không Malaysia diễn ra, máy bay quân sự và tàu hải quân Trung Quốc đã được đi lại tự do trên vùng biển này.
Gần như tất cả chính phủ các quốc gia Đông Nam Á huy động các nguồn lực quân sự để phục vụ cho hoạt động tìm kiếm chiếc máy bay Boeing 777. Trong 2 tuần tìm kiếm, các vấn đề về tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông được gạt sang một bên.
Người nhà hành khách MH370 biểu tình phản đối chính phủ Malaysia trước Đại sứ quán nước này ở thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc.
Tuy nhiên, theo tác giả Michelle FlorCruz trên tờ International Business Times (Thời báo kinh doanh quốc tế), Trung Quốc đã sử dụng cơ hội này để thể hiện địa vị thống trị trong khu vực.
Theo FlorCruz, Trung Quốc thể hiện vị thế lãnh đạo và chỉ huy trong cuộc tìm kiếm nhằm thể hiện thông điệp rằng chỉ nước này mới đủ nguồn lực và vị thế chính trị để kiểm soát vùng biển này. Điều đó tương tự với việc Mỹ hành xử như người điều khiển các tuyến đường hàng hải trên thế giới như ở vịnh Ba Tư và vịnh Panama. Có vẻ Trung Quốc cũng đang tìm cách thể hiện vai trò tương tự đối với Biển Đông.
Việc Trung Quốc tham gia vào hoạt động tìm kiếm MH370 là lẽ tất nhiên do phần lớn hành khách trên chiếc máy bay là công dân nước này và Trung Quốc có nguồn lực lớn để đóng góp cho việc tìm kiếm. Tuy nhiên, không khó để nhận thấy chính quyền Trung Quốc có động cơ khác ngoài mục tiêu tìm MH370.
Video đang HOT
Ray Kwong, một chuyên gia của Viện nghiên cứu Trung Quốc thuộc Đại học Nam California, Mỹ, cho rằng Trung Quốc tận dụng hoạt động tìm kiếm để khiến dư luận nhìn nhận nước này như một quốc gia lãnh đạo trong khu vực.
“Trung Quốc chưa bao giờ bỏ qua một cơ hội chính trị nào và thảm họa MH370 là một cơ hội đó”, chuyên gia Kwong bình luận.
“Việc Trung Quốc yêu cầu Malaysia chuyển giao các dữ liệu vệ tinh là hành động bất lịch sự. Những bài phát biểu được chuẩn bị trước và có chủ ý của người nhà nạn nhân có vẻ được truyền thông nhà nước Trung Quốc viết nên”, ông nhận định.
Có vẻ các cuộc biểu tình của người nhà hành khách MH370 đã nhận được sự ủng hộ của chính quyền Trung Quốc.
“Các cuộc diễu hành tới Đại sứ quán Malaysia ở Bắc Kinh với biểu ngữ và mặc áo phông do các đặc vụ chính quyền phân phát. Điều đó cho thấy đây có lẽ là kế hoạch hợp tác được chuẩn bị kĩ lưỡng để lợi dụng cuộc điều tra vụng về của chính phủ Malaysia”, chuyên gia Kwong nói.
Sự phối hợp nhịp nhàng trên giữa chính quyền Trung Quốc và người nhà nạn nhân MH370 dường như đã có tác dụng. Trên trang mạng xã hội Weibo, cư dân mạng Trung Quốc ngày càng tỏ ra tin tưởng vào chính quyền nước này và mất niềm tin vào các quốc gia Đông Nam Á.
Thậm chí, một số blogger còn kêu gọi chính quyền Trung Quốc thể hiện sự quyết liệt hơn nữa ở khu vực Đông Nam Á và cho rằng Trung Quốc nên đẩy mạnh vị thế là một quốc gia “tai to mặt lớn” trên trường quốc tế.
“Vụ việc của Malaysia Airlines cho thấy tầm ảnh hưởng của Trung Quốc trên thế giới còn chưa đủ lớn. Các quốc gia như Philippines, Việt Nam, Malaysia, Australia và Thái Lan vẫn coi thường người Trung Quốc. Trung Quốc phải mạnh hơn, tiếp tục phát triển và tiếp tục nâng cao vị thế trên thế giới”, một blogger viết.
Lúc này hoạt động tìm kiếm đã chuyển tới khu vực Ấn Độ Dương và Australia cũng cảm thấy Trung Quốc đang tìm cách khẳng định sự hiện diện của nước này.
“Một trong những điều chúng ta có thể rút ra từ vụ việc này (MH370 mất tích) là trong những vụ việc Trung Quốc có lợi ích lớn, nước này không sẵn lòng ngồi bên chiếc điện thoại và nghe thông tin từ các quốc gia khác. Trung Quốc sẽ nhanh chóng “vào cuộc” và sử dụng các nguồn lực quân sự của mình”, Peter Jennings, Giám đốc viện chính sách chiến lược Australia, nhận xét trên tờ Sydney Morning Herald.
Theo Infonet
Lật lại bí ẩn thảm khốc 37 năm của Malaysia Airlines
Chuyến bay MH370 mất tích đã gợi lại ký ức đau đớn cho những người đang chịu một thảm kịch khác của Malaysia Airlines khi họ phải chờ đợi câu trả lời hơn 37 năm, CNN đưa tin.
Năm 1977, chuyến bay MH653 bị không tặc khi trên đường từ Penang tới Kuala Lumpur. Chiếc Boeing 737-200 đâm xuống một đầm lầy toàn cây đước, làm toàn bộ 100 người trên máy bay thiệt mạng.
Đây là tai nạn thảm khốc nhất trong lịch sử hàng không Malaysia trước khi vụ MH370 xảy ra.
"Đã 37 năm trôi qua song tới giờ chúng tôi vẫn chưa biết được sự thật", Ruth Parr, lúc đó mới 19 tuổi khi cha anh là Thomas qua đời trong vụ máy bay rơi.
Tên không tặc hay những kẻ không tặc chuyến bay MH653 không bao giờ được nhận diện bất chấp ghi âm trong buồng lái đã giữ lại tất cả mọi thứ, từ phát đạn làm thủng buồng lái tới tiếng súng giết chết cả hai phi công.
Theo cơ quan hàng không dân dụng Malaysia, máy bay bị không tặc khi đến gần Kuala Lumpur. Dường như có sự nhầm lẫn về việc nó hạ cánh ở Kuala Lumpur và máy bay tiếp tục bay tới Singapore.
Khi máy bay hạ cánh, tổ lái bị bắn và máy bay chao liệng bất thường trước khi đâm xuống đầm lầy. Báo cáo, được CNN trích dẫn, kết luận rằng máy bay rơi do các phi công đã chết, khiến máy bay không có người điều khiển.
Tuy nhiên, một số nhân chứng vào thời điểm đó cho hay, đã thấy máy bay bốc cháy trước khi đâm xuống đất. Trong khi đó, một số người khác lại thông báo, đã nghe thấy một tiếng nổ trước khi máy bay rơi, dù không có bằng chứng nào về việc đó.
Khi cuộc tìm kiếm chuyến bay MH370 bước sang ngày thứ 21, đối với gia đình các nạn nhân của chuyến bay MH653 thì MH370 đã gợi lại ký ức đau đớn dù họ đã học được cách đương đầu với nỗi đau.
"Ban mang nó theo mình mọi lúc mọi nơi", Tom Sherrington, con của một nam hành khách trên MH653 tên là Richard nói với CNN.
Theo Richard, những cuộc nói chuyện về kỷ niệm của cha, người mà anh mô tả là hài hước, phiêu lưu, đã giúp gia đình đương đầu với nỗi đau. Gia đình của Richard đã tới đài tưởng niệm ở gần khu vực máy bay rơi ở thành phố duyên hải Tanjung Kupang, Johor, và việc này đã giúp gia đình Richard có một nơi hữu hình để suy ngẫm về nỗi đau.
Richard chia sẻ, gia đình các nạn nhân MH370 nên tập trung tưởng nhớ người thân và đừng quá ám ảnh về việc gán trách nhiệm cho ai đó về thảm kịch.
Hoài Linh
Theo_VietNamNet
Mở rộng phạm vi lùng sục máy bay MH370 Hôm nay (17/3), Malaysia đã mở rộng phạm vi tìm kiếm máy bay mất tích xuống sâu hơn về phía hai bán cầu, lùng sục từ Úc tới phía Nam Ấn Độ Dương và Ka-zắc-tan. Các nhà điều tra người Pháp đã tới Kuala Lumpur để chia sẻ về kinh nghiệm tìm kiếm từ vụ tìm kiếm máy bay phản lực Air France...