Trung Quốc lo sợ Việt Nam dùng F-16 ở Trường Sa
Truyền thông Trung Quốc cho rằng, nếu Việt Nam mua được F-16 từ Mỹ sẽ tạo ra ưu thế vượt trội so với J-15 hay Su-30MK2 của Trung Quốc.
Việt Nam có cơ hội sở hữu F-16 khi Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí
Xung quanh việc Mỹ gỡ bỏ một phần lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam, thời gian qua, một số trang mạng Trung Quốc có bài phân tích, xem nhẹ ảnh hưởng của tiêm kích Su-30MK2 và 6 tàu ngầm Kilo nhưng lại có ý cảnh giác trước việc Việt Nam có thể mua F-16.
Họ cho rằng các máy bay F-16 dù là cũ của Mỹ cũng vượt trội Su-30MK2 hay J-15 của Trung Quốc, vậy thực hư vấn đề này như thế nào?
Vừa vỗ ngực vừa giật mình
Cũng như lâu nay, các vũ khí do Trung Quốc sản xuất luôn được quảng bá là có tính năng ngang ngửa thậm chí vượt trội so với vũ khí của Nga hoặc Mỹ.
Nhưng trong khi vỗ ngực tự hào thì Trung Quốc cũng không khỏi giật khi mình đề cập đến những vũ khí Mỹ có thể bán cho Việt Nam, trong đó có F-16C/D.
F-16 tuy là hàng cũ nhưng khi được tân trang sẽ có sức mạnh vượt trội và đóng vai trò xoay chuyển tương quan về lực lượng không quân ở biển Đông.
Kẻ tám lạng, người nửa cân?
Để làm rõ thực hư vấn đề này, trước hết chúng ta thử so sánh tương quan về tính năng kỹ chiến thuật giữa Su-30MK2 và F-16C/D.
Su-30MK2 là tiêm kích đa năng hạng nặng, 2 động cơ phản lực, trọng lượng cất cánh tối đa 35 tấn, do 2 phi công điều khiển, có thể dùng để chiếm ưu thế trên không, phòng không, tuần tra, hộ tống, tấn công các mục tiêu trên mặt đất, mặt biển,…
Video đang HOT
Tốc độ bay tối đa của Su-30MK2 đạt 2.120 km/h, tầm hoạt động 3.000 km và có thể lên đến hơn 8.000 km khi được tiếp nhiên liệu trên không, trần bay 17.300 m.
Còn F-16 là nguyên bản là tiêm kích hạng nhẹ do 1 phi công điều khiển với 1 động cơ, có nhiệm vụ ngăn cản máy bay địch bảo vệ không phận.
Những phiên bản sau chuyển thành chiến đấu cơ đa năng sử dụng trong mọi thời tiết có trọng lượng cất cánh 20 tấn. F-16 có thể đạt tốc độ tối đa lên tới 2.410 km/h, tầm tác chiến trên 550 km và trần bay cao trên 15.000 m.
Đặc biệt nhất, F-16 là máy bay chiến đấu đầu tiên dùng hệ điều khiển “fly by wire” hay còn gọi là “bay bằng dây”.
Với phương pháp “fly by wire”, máy tính nhận lệnh thi hành, sẽ điều chỉnh thích hợp mọi điều kiện của máy bay theo ý phi công và tạo ổn định với tình trạng mới không cần thêm sự can thiệp khác.
F-16 được đánh giá cao nhờ thiết bị điện tử và hệ thống vũ khí hiện đại
Được sản xuất từ nửa cuối những năm 1970, cho tới nay F-16 không ngừng được nâng cấp và được trang bị các trang thiết bị điện tử, các bộ cảm biến và tên lửa hiện đại. Đã có hơn 4.500 chiếc F-16 được đưa vào hoạt động với 26 quốc gia sử dụng.
Su-30 bay thử lần đầu tiên năm 1989 và bắt đầu đưa vào sử dụng từ 1996. Đến nay đã có hơn 420 máy bay được sản xuất và còn tiếp tục với nhiều phiên bản thích hợp với những nhiệm vụ khác nhau của không quân, hải quân hay bộ binh.
Việt Nam nên tin dùng F-16 hay Su-30 cho sứ mệnh ở Trường Sa?
Với sự tương quan của các thông số như trên thì rõ ràng F-16 có thể giành chiến thắng trong cuộc đối đầu trên không trước Su-30MK2. Điều này đã được các chuyên gia Nga thừa nhận.
Cùng với giá thành rẻ, hệ thống điện tử tiên tiến và đặc biệt, F-16 được coi như một vũ khí đầy “bí ẩn” với Trung Quốc.
Hàng trăm chiếc F-16 ở nghĩa địa máy bay Davis-Monthan của Mỹ vẫn còn hoạt động tốt
Tuy nhiên nếu chiến trường là ở Trường Sa thì mọi chuyện lại khác. Máy bay F-16 có tầm hoạt động chỉ là 550 km, khoảng cách này không đủ để giành ưu thế.
Ngược lại, Su-30MK2 với tầm bay xa, thời gian hoạt động lâu, mang được nhiều vũ khí, có thể vừa đối không vừa đối hải lại là lựa chọn hợp lý hơn. Toàn bộ các đảo, bãi mà Việt Nam kiểm soát hiện nay tại Trường Sa đều cách đất liền từ 400 – 600 km.
Việc F-16 của Việt Nam có mặt ở Trường Sa cũng chỉ là sự “võ đoán” của truyền thông Trung Quốc.
Từ việc Mỹ bỏ một phần lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam đến thời điểm có thể sở hữu F-16 thực sự là một quãng thời gian còn rất dài.
Bộ Ngoại giao Mỹ đã nói rõ khi công bố việc dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam là trước mắt, có thể chuyển giao những thiết bị đảm bảo an ninh hàng hải và sẽ xem xét trong từng trường hợp cụ thể.
F-16 dù sao cũng là một máy bay chiến đấu chủ lực của Mỹ, đi kèm với nó là các loại tên lửa và hệ thống radar, tác chiến điện tử… hiện đại. Do đó việc Việt Nam sở hữu F-16 không phải là chuyện có thể trả lời được lúc này.
Chưa kể việc huấn luyện chuyển loại phi công, nhân viên kỹ thuật để khai thác sử dụng máy bay cần rất nhiều thời gian, từ lúc vận hành được đến khi chiến đấu hiệu quả cũng không phải là chuyện đơn giản.
Trong tương lai Su-30MK2 vẫn là át chủ bài của Không quân Việt Nam trong sứ mệnh bảo vệ Trường Sa
Nói như vậy để thấy rằng, chiến lược trước mắt của Việt Nam là các máy bay Su-27/30, Su-22 vẫn đóng vai trò quân bài chủ lực bảo vệ Trường Sa. Khi vũ khí tương đồng thì yếu tố địa lý và con người đóng vai trò quyết định.
Báo Trung Quốc đã bỏ quên chi tiết quan trọng, đó là với một loại vũ khí như máy bay chiến đấu, phụ thuộc rất nhiều vào bản lĩnh và trình độ của phi công.
Điều này thì Không quân Việt Nam đã chứng tỏ được qua cuộc chiến trên bầu trời miền Bắc với một lực lượng hùng hậu nhất thế giới như Không quân Mỹ.
Theo Trí Thức Trẻ
Chiêm ngưỡng 2 bảo vật "huyền thoại" của thế kỷ 20
Sau khi được công nhận là hiện vật quốc gia, tấm bản đồ Quyết tâm chiến dịch Hồ Chí Minh và chiếc máy bay Mig 21 từng bắn rơi 14 máy bay Mỹ đã được giới thiệu trong lễ tiếp nhận danh hiệu Bảo vật Quốc gia tại Bảo tàng lịch sử Quân sự Việt Nam.
Đây là 2/12 hiện vật được Thủ tướng Chính Phủ công nhận là Bảo vật Quốc gia đợt 3 (2015). Trong đó, máy bay Mig 21 số hiệu 4324 được sản xuất tại Liên Xô (cũ) và phiên chế vào sư đoàn Không quân 371 của Việt Nam kể từ tháng 1/1967. Liên tục 12 tháng sau đó, máy bay này đã được 9 phi công VN sử dụng và bắn rơi tổng cộng 14 máy bay Mỹ các loại, trong thời gian từ 30/4 đến 17/12. Đặc biệt, 8/9 phi công lái chiếc máy bay này đã được phong tặng anh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang, trong đó có những cái tên đã trở thành huyền thoại như Phạm Thanh Ngân, Nguyễn Văn Cốc, Nguyễn Hồng Nhị...
Chiếc máy bay Mig 4324 được trưng bày tại bảo tàng
Có mặt trong buổi lễ sáng 10/3, Thượng tướng Phạm Thanh Ngân, phi công từng sử dụng máy bay này để bắn rơi 2 chiếc F105, cho biết: Chiếc Mig 21 số hiệu 4324 có chất lượng thuộc nhóm tốt nhất trong số các máy bay Mig của Việt Nam khi đó. Và, binh chủng không quân Việt Nam gọi đây chiếc máy bay "14 sao" - bởi theo truyền thống của binh chủng, mỗi lần lập công của máy bay đều được đánh dấu bằng một ngôi sao đỏ sơn lên vỏ.
Chiếc máy bay nhiều "sao" thứ nhì là chiếc Mig 21 số hiệu 4326 với 13 lần lập công, hiện đang trưng bày tại Bảo tàng Phòng không không quân). Được biết, từ cuối năm 1974, máy bay Mig 21 số hiệu 4324 đã được chuyển về lưu giữ tại Bảo tàng quân sự Việt Nam .
Còn với trường hợp bảo vật "Quyết tâm chiến dịch Hồ Chí Minh", tấm bản đồ này từng được Đại tướng Văn Tiến Dũng lưu giữ từ năm 1975 và chuyển tặng bảo tàng vào năm 1990, nhân kỷ niệm 15 năm thống nhất đất nước. Đây là tấm bản đồ duy nhất được tướng Dũng - Tư lệnh Chiến dịch Hồ Chí Minh - và Chính ủy Chiến dịch - Phạm Hùng - cùng ký phê duyệt trong cuộc họp tại Sở chỉ huy Chiến dịch Hồ Chí Minh (đặt tại Lộc Ninh) trong ngày 22/4/1975.
Có chiều dài 185cm, rộng 170cm, đây là tấm bản đồ về miền Nam Việt Nam, được Phòng Tác chiến của Chiến dịch vẽ và trình Bộ chỉ huy Chiến dịch phê duyệt. Theo thời gian, dù đã sờn rách ở một số nếp gấp, bản đồ này vẫn còn giữ nguyên nét bút vẽ các mũi tên đỏ (vạch hướng tấn công của các cánh quân vào Sài Gòn) và chữ ký của những người chỉ huy chiến dịch.
Theo Sơn Tùng
Thể thao & Văn hóa
"Thập niên 80 nếu có tàu sân bay, Trung Quốc đã đánh toàn bộ Trường Sa"?! Tống Trung Bình cho rằng khi đó có cơ hội thôn tính toàn bộ Trường Sa, nhưng vì sợ sức mạnh không quân Việt Nam nên chỉ dám đánh chiếm 6 bãi đá rồi rút. Tống Trung Bình đang lộng ngôn "chém gió" trên đài Phượng Hoàng". Chương trình bình luận thời sự "Mỗi hổ ngồi một chỗ đàm thoại" hôm 28/2 của...