Trung Quốc lo sợ tái diễn thảm họa “Thiên nga đen”
Theo Reuters, tình hình lũ lụt tại Trung Quốc có thể làm tái diễn các thảm họa “ Thiên nga đen”.
Một con đập của hồ chứa nhỏ tại tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc đã sập do những trận mưa lớn hồi tháng trước. Và đây có thể là điềm báo đối với hơn 94.000 con đập già cỗi của nước này, khi tình hình thời tiết đang ngày càng cực đoan hơn.
Con đập trên được xây dựng bằng đất nén và hoàn thành vào năm 1965, được thiết kế để chứa 195.000m3 nước, đủ để lấp đầy 78 bể bơi kích thước phục vụ Thế vận hội và đáp ứng việc tưới tiêu của nông dân làng Shazixi thuộc huyện Dương Tỏa.
“Tôi chưa từng thấy trận lũ nào như vậy. Mực nước mọi năm chưa bao giờ dâng cao thế, và con đập chưa từng sụp đổ”, ông Luo Qiyuan sống ở làng Shazixi nói với Reuters. Tuy vậy, không có người dân nào trong làng này bị thiệt mạng do nước lũ.
Nhiều nhà cửa tại huyện Dương Tỏa, Quảng Tây bị nước lũ phá hủy. Ảnh: THX
Video đang HOT
Tuy nhiên, vụ sập đập trên cho thấy các thiên tai lớn đủ sức ‘áp đảo’ cấu trúc những hồ chứa, nhất là khi thiết kế con đập kém và việc bảo trì bị chắp vá. Điều này làm tăng nguy cơ gây ra các thảm họa tại các vùng hạ lưu con đập, vốn có mật độ dân cư đông.
Các nhóm hoạt động môi trường cho biết, việc biến đổi khí hậu đang mang lại lượng mưa lớn hơn và tần suất thường xuyên hơn. Nước lũ ồ ạt có thể kích hoạt các thảm họa “thiên nga đen” không lường trước, với những hậu quả cực kỳ nghiêm trọng.
Hàng ngàn con đập đã được xây dựng vào những năm 1950 và 1960 trong một chiến dịch chống lại hạn hán tại Trung Quốc. Trong số đó có đập Bản Kiều nằm trên sông Hoàng Hà. Đập này được hoàn thành năm 1952 với sự giúp đỡ từ phía Liên Xô, nhưng tới năm 1975 thì bị sập khiến hàng chục nghìn người thiệt mạng.
Thứ trưởng Bộ Thủy lợi Trung Quốc Diệp Kiến Xuân trong một buổi họp báo gần đây nói rằng bản thân ông tin tưởng các dự án kiểm soát lũ tại các sông lớn như Hoàng Hà hay Dương Tử. Tuy nhiên, ông không dám chắc về các con đập nằm trên nhiều nhánh sông khác. Bởi mực nước lũ lớn có thể vượt quá khả năng chống chịu của những con đập này.
Trong một báo cáo được công bố năm 2006, Bộ Thủy Lợi Trung Quốc cho biết từ năm 1954 đến năm 2005, có 3.486 đập tại các hồ chứa đã bị sập do chất lượng dưới tiêu chuẩn và quản lý kém.
“Những sự kiện thời tiết cực đoan đang khiến các con đập gặp nguy hiểm. Nếu được thiết kế và xây dựng đúng cách, con đập phải có khả năng chịu được các hiện tượng thời tiết cực đoan ngay cả khi chúng xảy ra thường xuyên. Sau khi hết lụt, nó phải trở về nguyên trạng”, Reuters trích nhận định của chuyên gia David Shankman thuộc Đại học Alabama, Mỹ.
Trong vòng 24 giờ, 18 người dân Ấn Độ bị thiệt mạng vì sét đánh
Ngày 22/7, giới chức Ấn Độ cho biết trong 24 giờ qua, đã có thêm 18 người thiệt mạng do sét đánh tại bang Bihar, miền Đông nước này.
Như vậy, trong vài tuần qua, số người tử vong do sét đánh trên cả bang Bihar đã lên khoảng 200 người.
Cảnh ngập lụt sau những trận mưa lớn ở Amritsar, Ấn Độ, ngày 19/7/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Các huyện Banka, Jamui, Nalanda, Nawada, Gaya, Bhagalpur, Jehanabad, Lakhisarai và Đông Champaran là những nơi có nạn nhân thiệt mạng do sét đánh. Như vậy, trong vài tuần qua, số người tử vong do sét đánh trên cả bang Bihar đã lên gần 200 người.
Cơ quan quản lý thảm họa cho biết các nạn nhân đều gặp nạn khi đang làm việc ngoài đồng hoặc trú mưa dưới tán cây khi sét đánh. Thủ hiến bang Bihar Nitish Kumar đã gửi lời chia buồn và thông báo hỗ trợ tiền mặt cho gia đình các nạn nhân.
Ông kêu gọi người dân cần tránh ra ngoài khi có bão và sấm sét, tuân thủ nghiêm các biện pháp phòng tránh khi thời tiết xấu. Cơ quan khí tượng cảnh báo người dân cần duy trì cảnh giác do sấm sét và mưa lớn sẽ tiếp tục xuất hiện trong 24 giờ tới.
Trong khi đó, lũ lụt tiếp tục hoành hành tại 8 huyện của bang Bihar gồm Sitamarhi, Sheohar, Supaul, Kishanganj, Darbhanga, Muzaffarpur, Gopalganj và Đông Champaran, ảnh hưởng đến 413.952 người dân. Nhà chức trách đã thiết lập các khu tạm trú ở Supaul và Gopalganj.
Chính quyền cảnh báo nước sông Ganga, Baghmati, Kamlabalan và Mahananda đang vượt mức nguy hiểm tại một số nơi. Giới chức địa phương đang kiểm tra công tác phòng ngừa, cứu hộ - cứu nạn tại các khu vực thiên tai. Lực lượng ứng phó thảm họa đã có mặt tại các huyện bị ngập lụt để triển khai công tác cứu nạn.
Tại Đông Bắc Ấn Độ, hai bang Assam và Meghalaya cũng đang phải chịu cảnh nước lũ tàn phá.
Thảm họa tiềm ẩn với 94.000 con đập ở Trung Quốc Đập đất tại một hồ chứa nhỏ ở tỉnh Quảng Tây tháng trước vỡ sau nhiều ngày mưa lớn có thể là khảo nghiệm cho 94.000 con đập lâu năm ở Trung Quốc. Nằm tại huyện Dương Sóc, nơi nổi tiếng nhiều cảnh đẹp thuộc thành phố Quế Lâm, đập bị vỡ hôm 7/6, khiến đường sá, vườn tược và đồng ruộng ở...