Trung Quốc lo sợ loạt tên lửa chống hạm Việt Nam
Việt Nam đang nâng cấp hệ thống radar dưới sự giúp đỡ của Công ty Thales Pháp, hơn nữa sở hữu khoảng 500 quả tên lửa chống hạm.
Đó là thông tin được tờ Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc đưa ra.
Đây không phải là lần đầu tiên báo chí Trung Quốc nhắc đến các tên lửa chống hạm của Việt Nam. Trước đó, tờ Phượng Hoàng đã điểm danh 4 loại tên lửa chống hạm khủng nhất được trang bị cho Hải quân Việt Nam.
“Sát thủ” đầu tiên được báo này điểm danh là Kh-35, loại tên lửa hành trình chống tàu được trang bị cho chiến hạm lớp 1241.8 và Gepard 3.9 của Việt Nam. Mỗi chiến hạm loại này mang được 16 tên lửa hành trình Kh-35.
Theo các chuyên gia quân sự, Việt Nam có nhiều loại tên lửa trang bị cho quân đội nhưng tên lửa Kh-35 có lẽ là loại tên lửa hành trình đặc biệt nhất.
Không chỉ có tính năng hiện đại, khả năng bay xa, hay uy lực công phá lớn, Kh-35 còn phù hợp với những lối đánh sở trường, độc đáo trong nghệ thuật quân sự Việt Nam.
Tên lửa 3M-54E được trang bị cho tàu ngầm Kilo 636 của Việt Nam
Sát thủ thứ 2 sau Kh-35, theo Phượng Hoàng là 3M-54E được trang bị cho tàu ngầm Kilo 636 của Việt Nam.
Tên lửa chống hạm 3M-54E Club-S có tốc độ dưới âm, là biến thể của họ tên lửa Club do Viện OKB Novator (Nga) phát triển, tầm bắn 220 km.
Tên lửa được phóng từ tàu ngầm Projekt 636 lớp Kilo (trong hạm đội Ấn Độ là các tàu ngầm điện-diesel cải tiến lớp Projekt 877EKM), chủ yếu dùng để tiêu diệt các mục tiêu mặt đất
Trước thông tin Việt Nam sắp sở hữu chiến hạm lớp Sigma của Hà Lan, báo quân sự Phượng Hoàng cũng nêu tên thêm loại tên lửa sát thủ được trang bị cho loại tàu chiến này là tên lửa hành trình đối hạm Exocet MM40 Block II. Tên lửa này lắp đầu đạn thuốc nổ mạnh nặng 165kg.
Sát thủ thứ 4 của Hải quân Việt Nam, theo Phượng Hoàng là tên lửa hành trình chống tàu P-15.
Tên lửa P-15M (NATO gọi là SS-N-2C) trang bị cho các tàu hộ vệ project 1241.1 và tàu tên lửa cỡ nhỏ OSA-II. P-15M dài 6,5m, đường kính thân 0,76m và tổng trọng lượng phóng là 2.500kg.
Tên lửa được radar chủ động dẫn đường trong pha cuối. Tên lửa lắp động cơ nhiên liệu lỏng, tầm bắn 80km, lắp đầu đạn thuốc nổ mạnh nặng 513kg.
Khi báo chí Ấn Độ loan tin nước này chuẩn bị cung cấp tàu tuần tra và tên lửa BrahMos cho Việt Nam tuần tra và tự vệ trên Biển Đông, báo chí Trung Quốc phản ứng rất mạnh mẽ và xem đây là hành động khiêu khích của Ấn Độ. Rõ ràng, Trung Quốc rất ngại khi Việt Nam sở hữu tên lửa chống hạm Brahmos.
BrahMos có khả năng đánh trúng cả các mục tiêu trên mặt nước ở độ cao thấp hơn 10m. Nó có thể đạt tốc độ Mach 3 (khoảng 3.400 km/h) và có tầm bắn 290km. Tên lửa Brahmos phóng từ tàu nổi hoặc trên bờ sẽ được gắn đầu đạn 200kg trong khi mẫu phóng từ máy bay (BrahMos A) có thể mang đầu đạn nặng 300kg.
Video đang HOT
Với tốc độ cao, BrahMos có thể dễ dàng đâm xuyên qua mục tiêu hơn các loại tên lửa hạng nhẹ khác như Tomahawk của Mỹ. Ngoài ra, với trọng lượng gấp đôi (3.000kg) và tốc độ nhanh hơn bốn lần tên lửa Tomahawk, BrahMos có lực tác động mạnh hơn 32 lần tên lửa Tomahawk khi đâm vào mục tiêu.
Đặc biệt, BrahMos có thể phóng từ tàu ngầm lớp Kilo, từ tàu chiến Gerpard, máy bay Su-30 hay bệ phóng cơ động trên bộ. Những khí tài này quân đội Việt Nam đều có và điều đó khiến Trung Quốc lo sợ.
Theo Đất Việt
Điểm mặt 5 tên lửa khiến thế giới phải e ngại
Các vụ xung đột tàu xảy ra thường xuyên khi quan hệ Trung-Nga leo thang. Tên lửa chống hạm trở thành quân át chủ bài để tiêu diệt tàu của đối phương. Vậy quốc gia nào sẽ sỡ hữu bộ ngũ sát thủ này.
Thế giới đã trải qua Chiến tranh lạnh, cuộc chiến chống khủng bố trên toàn cầu cùng những thay đổi sâu sắc trong nhiều thập kỉ qua nhưng phương Tây chưa bao giờ từ bỏ việc phát triển tên lửa chống hạm. Hải quân phương Tây sẽ gửi phương tiện chiến đấu phù hợp tới Trung Đông.
Chính vì thế, lực lượng hải quân đã thông qua việc hỗ trợ lục quân vào hoạt động ở khu vực duyên hải. Đối với hầu hết các khu vực, ác vụ xung đột tàu trong khu vực đã giảm rõ rệt khi một tàu khu trục 9.000 tấn trấn áp một tàu nặng 2 tấn.
Tên lửa chống hạm thế hệ mới (ASM) được phát triển. Các tên lửa tàng hình, siêu âm là những tên lửa có khả năng "qua mặt" hệ thống quan sát của đối thủ. Chúng Bài viết này sẽ đề cập đến 5 loại tên lửa chống hạm (ASM) tối tân nhất vượt thời gian.
Tên lửa BrahMos
Tên lửa chống hạm này là kết quả hợp tác giữa Ấn Độ và Nga trong giai đoạn 1990-2000. BrahMos được đặt tên từ hai con sông Brahmaputra và Moscow. Đây là một trong số ít tên lửa chống hạm được phát triển trong thời gian này. Hiện tại, BrahMos đang phục vụ trong lực lượng vũ trang Ấn Độ.
Tên lửa chống hạm BrahMos.
Tên lửa siêu thanh tân tiến BrahMos là tên lửa tầm thấp nhanh nhất trên thế giới. Tên lửa có tầm bắn 290 km, với vận tốc độ Mach 2.8 và bay ở độ cao 10m so với mặt nước.
Tên lửa BrahMos được trang bị máy bay Su-30MK1 của lực lượng không quân Ấn Độ. Một phiên bản của BrahMos có tầm bắn xa hơn 500 km.
BrahMos được mệnh danh là "quả đấm thép", nó được đầu đạn 200 kg đối với tàu ngầm và 300 kg với máy bay.Mặc dù, BrahMos không mang đầu đạn hạt nhân nhưng nó vẫn công phá thành công mục tiêu.
BrahMos ứng dụng công nghệ tàng hình, vận tốc siêu âm thanh và khả năng phóng từ mặt nước đẻ "bịt mắt" hệ thống phòng không của đối phương. "Cú đấm thép" chỉ bị phát hiện ở phạm vi 27 km khi mà radar của đối phương ở độ cao 20 mét. Lúc này, đối phương chỉ có 28 giây để nhắm và bắn hạ BrahMos trước khi nó tấn công mục tiêu.
Tên lửa LRASM
Hải quân Mỹ cần một tên lửa chống hạm mới vì tên lửa Harpoon hiện nay không thể kết hợp cùng các tiến bộ công nghệ mới nhất. Harpoon ra mắt năm 1977 và có thể coi là tên lửa tầm thường của quân đội Mỹ trong thời điểm hiện tại.
Tên lửa LRASM.
Tên lửa hành trình diệt hạm tầm xa LRASM được coi là ứng cử viên hàng đầu cho sự lựa chọn của Mỹ. LRASM là một phiên bản cải tiến của JASSM-ER và có khả năng tích hợp công nghệ mới nhất của không quân Mỹ. Tên lửa hành trình JASSM-ER của hãng Lockheed Martin ứng dụng công nghệ tàng hình và có tầm bắn xa 500 dặm. JASSM-ER được thiết kế để tự chủ phát hiện và tấn công đánh trúng một mục tiêu giả định đang di chuyển hiện trên radar. Nó có thể mang 1.000 đầu đạn đánh trúng mục tiêu trong vòng ba mét. Tính năng này có ở hầu hết các máy bay tấn công không quân Mỹ.
LRASM có nhiều khác biệt so với tên lửa BrahMos. Tên lửa LRASM không sử dụng vận tốc Mach để chống truy kích của đối phương như BrahMos mà nó lại sử dụng tính năng tàng hình cận âm để tự mình quyết định phương án đề phòng.
Tầm bắn của LRASM dự kiến khoảng 500 dặm tương tự như JASSM-ER. Đây là ưu điểm của LRASM khiến Mỹ "để mắt" tới.
Không giống như Harpoon, LRASM phù hợp hệ thống ống phóng thẳng đứng Mk. 41 của tàu tuần dương hạm lớp Ticonderoga và tàu khu trục Burke và hệ thống Mk. 57 phóng tên lửa trên tàu khu trục mới lớp Zumwalt. Điều này sẽ cho phép các tàu cá nhân mang nhiều tên lửa chống tàu hơn bao giờ hết, mặc dù điều này sẽ ảnh hưởng đến một số lượng tên lửa khác, chẳng hạn như tên lửa đất đối không SM-6 và ASROC tên lửa chống tàu ngầm trong các tàu chứa hàng tồn kho.
Tên lửa chống hạm 3M-54E1
Hải quân Nga đã trang bị tên lửa này. Tên lửa đối hạm Club được coi là "xương sườn" của kho vũ khí của Nga. Nó là một hệ thống vũ khí linh hoạt với khả năng năng chống tàu (3M-54E1), tấn công mặt đất, và nhiệm vụ chống tàu ngầm. Tên lửa này được xuất khẩu sang Algeria, Trung Quốc và Ấn Độ.
Tên lửa 3M-54E1.
Club có bốn phiên bản. Club-S được thiết kế phóng đi từ ống phóng ngư lôi có đường kính 533mm phù hợp tiêu chuẩn cho tàu ngầm trên toàn thế giới. Club-N được thiết kế để phóng từ tàu nổi, Club M phóng từ đất, và Club K phóng đi những tàu hàng ngụy trang.
Điểm mạnh của phiên bản chống tàu mới nhất 3M-54E1 là radar chủ động tìm nó, hệ thống định vị mục tiêu toàn cầu toàn cầu GLONASSvà hệ thống định vị nội bộ. Tên lửa 3M-54E1 mang đầu đạn nặng 881 .
Về mặt kỹ thuật, tên lửa hành trình 3M-54E1 đạt vận tốc Mach 0,8 ở độ cao 10-15 m so với mặt nước. Một số phiên bản khác đạt vận tốc Mach 2,9 trong giai đoạn nước rút khi đối đầu với tên lửa của đối phương.
3M-54E1 có tầm bắn tối đa 300 km, hoặc 186 dặm. Đây chắc chắn là sự trùng hợp ngẫu nhiên khi tầm bắn tối đa của 3M-54E1 chạm đến ngưỡng tối đa cho phép tên lửa hành trình hoạt động theo như thỏa thuận MCTR mà Nga đã ký kết.
Công ty quốc phòng Morinformsystem - Agat(Nga) đã khuấy động thị trường vũ khí thế giới khi ra mắt tên lửa tấn công Club K vào năm 2010. Nó có khả năng ngụy trang đáng nể và có thể phóng từ các vị trí như trên tàu hàng, tàu hỏa hoặc xe tải.
XASM-3
Học thuyết quân sự phòng thủ của Nhật Bản đã đề xuất trang bị tên lửa chống hạm nhỏ ASM trên tàu nổi, máy bay.
XASM-3 là một loại tên lửa chống tàu hiện đang được phát triển tại Viện phát triển và nghiên cứu công nghệ quốc gia Nhật Bản và Công ty công nghiệp nặng Mitsubishi (MHI). Nếu XASM-3 được đưa vào sản xuất thì đây sẽ là điểm sáng cho bước nhảy vọt đáng kể trong khả năng tác chiến của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản trong gia đoạn này.
Tên lửa XASM-3.
XASM-3 sẽ là một tên lửa siêu thanh, sử dụng nhiên liệu rắn và tích hợp vận tốc lên tới Mach 5. Tên lửa được ứng dụng thiết kế tàng hình. Giống như BrahMos, XASM-3 sẽ sử dụng lợi thế tốc độ để hạn chế phản ứng của đối phương. XASM-3 sử dụng các thông số điều khiển tương tự như BrahMos, XASM-3 cho phép đối phương chỉ có 15 giây để "đón nhận" đòn tấn công chớp nhoáng của nó.
XASM-3 tích hợp khả năng tìm kiếm mục tiêu theo hai hướng chủ động và bị động. Tên lửa có khối lượng 1.900 và hiện kích thước đầu đạn vẫn chưa rõ. Tầm bắn dự kiến của XASM-3 là 120 dặm.
Nhật Bản sẽ phóng XASM-3 trên máy bay chiến đấu F-2. Ngoài ra, họ còn thực hiện trên cả máy bay tuần tra hàng hải Kawasaki P và máy bay chiến đấu F-35A. XASM-3 rất có thể sẽ không phù hợp với kho vũ khí bên trong của F-35 và sẽ phải thực hiện bên ngoài chiến đấu cơ, điều này khiến cho F-35 dễ dàng bị đối thủ "sờ gáy".
Tên lửa chống hạm XASM-3 bắt đầu phát triển vào năm 2002 và dự kiến sẽ kết thúc vào năm 2016. Vào thời điểm đó, MHI sẽ cần phải quyết định nếu nó sản xuất tên lửa. Nếu XASM-3 đi vào sản xuất thì rất có thể nó sẽ có mặt trong kho vũ khí của nhiều quốc gia.
Naval Strike Missile (NSM - tên lửa tấn công hải quân)
Công ty Kongsberg Defence & Aerospace (Na Uy) đã phát triển thành công loại tên lửa chống hạm tấn công chính xác thế hệ 5 duy nhất trên thế giới hiện nay.
Tên lửa Naval Strike Missile (NSM - tên lửa tấn công hải quân).
NSM sử dụng một tên lửa để khởi động ban đầu và sau đó đi qua một động cơ động cơ phản lực.
Kongsberg chào hàng rằng NSM là tên lửa "hoàn toàn thụ động", nghĩa là nó không sử dụng bộ hoạt động cảm biến để theo dõi các mục tiêu. NSM không phát ra tia hồng ngoại hay tín hiệu trên radar nên đối phương rất khó phát hiện. NSM có trọng lượng 410 kg và nhỏ hơn tên lửa BrahMos, LRASM, 3M-54E1 và XASM-3. NSM mang theo đầu đạn nặng 125kg, tầm bắn tối đa khoảng 185km.
NSM hiện đang phục vụ trong tàu tên lửa lớp Norwegian của Hải quân Na Uy và các tàu khu trục lớp Fridtjof Nansen. Quân đội Ba Lan cũng sử dụng loại tên lửa chống hạm tấn công chính xác thế hệ 5này.
Trong tháng 10/2014, Hải quân Mỹ đã thử phóng tên lửa LSM từ tàu tuần dương USS Coronado. Cuộc thử nghiệm đã diễn ra thành công và là một phần trong chương trình kiểm tra khả năng tác chiến của hải quân Mỹ ở nước ngoài.
Joint Strike Missile là phiên bản của Naval Strike Missile, hiện đang được phát triển. Tên lửa JSM sẽ có khả năng tác chiến cả trên không và dưới mặt đất, chống tàu, và sẽ phù hợp với khoang vũ khí bên trong của máy bay chiến đấu F-35. Nó sử dụng ống phóng ngư lôi hợp tiêu chuẩn quốc tế. JSM dự kiến đi vào hoạt động vào năm 2023.
Đỗ Huế (Theo Nationalinterest)
Theo_Người Đưa Tin
'Tổ tiên' của tên lửa chống hạm Dự án tên lửa không đối đất Hs 293 dẫn đường bằng sóng radio của Đức quốc xã đã mở đường cho việc phát triển các loại tên lửa chống hạm hiện đại. Ý tưởng táo bạo của Đức Tên lửa không đối đất Hs 293 đã khai sáng kỷ nguyên tên lửa chống hạm hiện đại. Ảnh: Naval Theo Russianspace, đầu năm...