Trung Quốc lo Nhật hô “biến” tên lửa đẩy thành tên lửa đạn đạo liên lục địa
Lần đầu tiên Nhật Bản đã phóng thành công tên lửa nhiên liệu rắn “ Epsilon” sau gần 12 năm ngưng sử dụng. Tên lửa này đã mang theo một vệ tinh nghiên cứu khoa học hạng nhẹ vào không gian đã định sẵn từ trước.
Theo Kyodo News, lúc 14h ngày 14-09, cơ quan nghiên cứu và phát triển hàng không vũ trụ Nhật Bản (JAXA) đã phóng một quả tên lửa nhiên liệu rắn kiểu mới, mang tên “Epsilon” tại Viện quan trắc không gian vũ trụ Uchinoura, nằm ở tỉnh Kagoshima.
“Epsilon” là loại tên lửa đẩy nhiên liệu rắn thế hệ mới của Nhật Bản được phóng lần đầu sau gần 12 năm. Đây là tên lửa thế hệ kế tiếp tên lửa nhiên liệu rắn M5 do nhật Bản nghiên cứu chế tạo đã ngưng sử dụng từ năm 2006. Giá thành nghiên cứu cho tên lửa này khoảng 37 triệu USD, bằng một nửa chi phí cho M5, giá thành phóng cũng thấp hơn.
Tên lửa “Epsilon” nhỏ hơn rất nhiều so với M5, là loại tên lửa hạng nhẹ, dài 24m, có thể đưa được vệ tinh có trọng lượng khoảng 1,2 tấn vào quỹ đạo thấp khoảng từ 100 đến hàng nghìn km.
Tên lửa đẩy “Epsilon” được phóng lên quỹ đạo
Theo kế hoạch ban đầu, tên lửa này sẽ được phóng đi lúc 13h45 phút ngày 14-09. Nhưng do khả nghi có tàu lạ xâm nhập vào khu bảo vệ an toàn, nên thời điểm phóng phải lùi lại 15 phút. Đúng 14 giờ, “Epsilon” đã đưa thành công vệ tinh khoa học “SPRINT-A”, có chiều dài khoảng 1m, cao 4m, nặng 365kg lên quỹ đạo đã định sẵn từ trước.
Video đang HOT
Vệ tinh này sẽ vận hành ở quỹ đạo cách trái đất khoảng 1.000km, làm nhiệm vụ quan sát tình hình biến đổi của khí quyển sao hỏa, sao kim và sao mộc. Đúng ra vệ tinh này được phóng đi từ tháng 8, nhưng do gặp sự cố đã bị hoãn lại hai lần cho đến tận ngày 14-09 mới tiến hành được.
Những tên lửa đẩy như “Epsilon” hoàn toàn có thể biến thành tên lửa đạn đạo liên lục địa
Nhật báo Bắc Kinh cho biết, những loại tên lửa đẩy nhiên liệu rắn, 3 tầng như “Epsilon” hoàn toàn có thể vận dụng để phát triển thành tên lửa đạn đạo liên lục địa. Trên thế giới, rất nhiều nước đã phát triển theo xu hướng như vậy, điển hình là Triều Tiên, ngay cả Nga, Mỹ và Trung Quốc cũng có những tiêu chuẩn so sánh để sử dụng tên lửa đạn đạo thay tên lửa đẩy và ngược lại.
Từ lâu, người Trung Quốc rất lo lắng về viễn cảnh Nhật Bản phá bỏ chế ước của bản “Hiến pháp hòa bình”. Lúc đó, với trình độ phát triển tên lửa đẩy vệ tinh và 29,5 tấn nhiêu liệu Plotunium làm giàu hiện đang sở hữu, họ sẽ nhanh chóng chế tạo thành công tên lửa đạn đạo mang vũ khí hạt nhân. Khi đó, Trung Quốc chẳng có thứ vũ khí chiến lược nào đủ tầm để chế áp người Nhật.
Theo Đức Sơn
Su-30MKI sẽ mạnh nhất trong các phiên bản Su-30?
Vừa qua, Trang mạng "Cán cân quân sự" của Nga cho biết, cho đến cuối năm 2014 các máy bay Su-30MKI của Ấn Độ sẽ được trang bị tên lửa chống bức xạ và bom liệng thế hệ mới nhất có khả năng hủy diệt các mục tiêu của đối phương cực kỳ chính xác.
Loại bom liệng này do Tổ chức nghiên cứu và phát triển quốc phòng Ấn Độ DRDO lần đầu nghiên cứu chế tạo. Nó sẽ giúp cho máy bay chiến đấu Su-30MKI có khả năng tấn công phá hủy các mục tiêu mặt đất cực kỳ chính xác, từ cự ly rất xa.
Trong thời gian quan DRDO đã nỗ lực phát triển loại bom liệng có cánh tấn công chính xác này và họ dự định sẽ chế tạo 3 phiên bản với 3 trọng lượng khác nhau là: 100kg, 250kg và 500kg. Quan chức lãnh đạo của Tổ chức nghiên cứu và phát triển quốc phòng Ấn Độ cho biết: "Sau khi được thả từ máy bay, loại bom liệng có cánh này sử dụng chính thiết kế khí động tối ưu của nó để tự điều khiển bay đến tấn công mục tiêu".
Nòng cốt của không quân Ấn Độ sẽ là 270 - 300 chiếc Su-30MK
Hiện nay DRDO đã hoàn tất 2 cuộc thử nghiệm loại bom này. Dự kiến, đến cuối năm nay họ sẽ tiếp tục thử nghiệm thả thêm nhiều lần nữa để xác định chính xác các tính năng của nó và đến cuối năm 2014 Tổ chức nghiên cứu và phát triển quốc phòng Ấn Độ sẽ hoàn tất toàn bộ các cuộc thử nghiệm, sau đó họ sẽ bàn giao loại bom này cho không quân Ấn Độ.
Ngoài loại bom liệng này, DRDO còn đang nghiên cứu phát triển cho Su-30MKI một loại tên lửa chống radar cực mạnh. Nó sẽ giúp cho các máy bay tấn công Ấn Độ có năng lực tấn công phá hủy các hệ thống các hệ thống radar cảnh báo sớm của địch thủ. Theo lời các quan chức quốc phòng Ấn Độ, loại tên lửa này có tính năng còn mạnh hơn cả Kh-31P của Nga.
Su-30MKI phóng tên lửa hành trình chống hạm BrahMos
Loại tên lửa này được lắp đặt antenna định vị và hệ thống dẫn đường ở đầu mũi tên lửa. Nó sẽ hoạt động theo cơ chế lần theo các nguồn bức xạ điện từ và có khả năng phát hiện các nguồn bức xạ ở mọi bước sóng bức xạ vô tuyến khác nhau rồi tấn công cực kỳ chính xác vào các vật thể phát ra nguồn bức xạ đó.
Hiện nay, không quân Ấn Độ đang được trang bị 120 chiếc máy bay tiêm kích đa năng Su-30MKI, trong tương lai họ dự định sẽ xây dựng lực lượng không quân hùng mạnh, với rất nhiều loại máy bay chiến đấu tiên tiến hàng đầu thế giới, nhưng xương sống của nó chính là 270 - 300 chiếc Su-30MKI.
Su-30MKI có mạnh hơn Su-30SM của Nga?
Nếu được trang bị thêm loại bom liệng tấn công chính xác và tên lửa chống bức xạ tiên tiến, cùng với tên lửa chống hạm siêu thanh BrahMos, máy bay chiến đấu Su-30MKI sẽ được tăng cường gấp bội sức mạnh, thậm chí có thể còn nhỉnh hơn phiên bản Su-30SM hiện đang phục vụ trong lực lượng không quân Nga, trở thành loại tiêm kích đa năng hàng đầu thế giới.
Theo vietbao
Philippines cảnh báo xung đột Philippines cảnh báo tranh chấp chủ quyền ở châu Á có thể dẫn đến xung đột, trong khi Thái Lan kêu gọi ASEAN họp bàn về biển Đông. Ngoại trưởng Philippines Rosario phát biểu ở Tokyo ngày 23.5 - Ảnh: Reuters Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario tuyên bố tranh chấp chủ quyền trong khu vực đang gây ra căng thẳng đáng kể,...