Trung Quốc lo ngại việc Việt Nam hợp tác công nghiệp quốc phòng với Italia
Hiệp định hợp tác công nghiệp quốc phòng Việt Nam – Italia sẽ thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển quan hệ đồng minh thân thiết giữa Việt Nam và các quốc gia phương Tây, đồng thời nâng cao vị thế của Việt Nam ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương
Hiệp định sẽ thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển quan hệ đồng minh thân thiết giữa Việt Nam với các quốc gia châu Âu
3 ngày qua, hàng chục tờ báo và trang tin điện tử Trung Quốc như: Tân Hoa Xã, Nhân dân nhật báo, Mạng tin tức Trung Quốc, Quang Minh Nhật báo, Mạng khoa học công nghệ quốc phòng Trung Quốc… rầm rộ đưa tin về việc Việt Nam và Italia sắp ký kết hiệp định hợp tác nhằm đẩy mạnh hợp tác về công nghiệp quốc phòng và khai phá những tiềm năng thương mại quân sự giữa 2 nước.
Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh tiếp Chuẩn Đô đốc Giô-giô La-zio – Cục trưởng Cục Chính sách quân sự thuộc Bộ Quốc phòng Italia
Bản ghi nhớ của hiệp định là một trong những nội dung trọng yếu trong cuộc hội đàm diễn ra ngày 22/11 tại Hà Nội giữa thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh và Chuẩn Đô đốc Giô-giô La-zio, Cục trưởng Cục Chính sách quân sự thuộc Bộ Quốc phòng Italia. Bộ Quốc phòng Việt Nam biểu thị, quan chức quốc phòng 2 nước nhiều lần đề xướng tăng cường hợp tác quân sự giữa chính phủ và quân đội 2 nước, cuộc hội đàm lần này chính là sự tiếp nối cuộc thảo luận triển khai Bản ghi nhớ hợp tác quốc phòng song phương diễn ra tại Roma tháng 10 năm nay. Hiệp định này dự kiến sẽ được ký kết vào quý I năm 2013, rất có thể sẽ được hoàn tất trong thời gian Bộ trưởng Quốc phòng Italia đến thăm Việt Nam.
Nội dung chủ yếu của hiệp định tập trung vào lĩnh vực hợp tác nghiên cứu, sản xuất công nghiệp quốc phòng; đẩy mạnh bồi dưỡng, huấn luyện nhân viên. Ngoài ra, còn các hoạt động hợp tác quân sự song phương như: giao lưu, giáo dục quân sự; gìn giữ hòa bình, rà phá bom mìn còn sót lại trong chiến tranh… căn cứ vào các điều lệ sơ thảo trong hiệp định ghi nhớ, nội dung chủ yếu trong hợp tác công nghiệp quốc phòng giữa 2 nước là Italia bán và chuyển giao công nghệ sản xuất vũ khí, trang bị cho Việt Nam.
Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh chào xã giao Bộ trưởng BQP Italia G. Di Paola trong chuyến thăm Italia từ ngày 24-26/10/2012
Chắc chắn là Bản ghi nhớ này sẽ trở thành hiệp định mới nhất được ký kết giữa Việt Nam với 1 đối tác nước ngoài, đặc biệt Italia là quốc gia có trình độ khoa học công nghệ và tiềm lực quân sự hàng đầu châu Âu và thế giới. Nó sẽ thúc đẩy sự phát triển công nghiệp quốc phòng Việt Nam trong tương lai với nền tảng là các hợp đồng mua sắm và chuyển giao công nghệ sản xuất vũ khí hiện đại. Xét về tầm chiến lược, hiệp định này sẽ thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển quan hệ đồng minh thân thiết giữa Việt Nam với các quốc gia châu Âu, đồng thời nâng cao vị thế của Việt Nam ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Video đang HOT
Các nước Đông nam Á đang nhằm vào vũ khí giá rẻ Italia
Italia có một nền kinh tế mạnh (3 năm liền luôn đứng thứ 4 châu Âu và thứ 8 thế giới) và có nền công nghiệp quốc phòng tiên tiến, đặc biệt là công nghiệp đóng tàu và chế tạo máy bay. Ví dụ như: tại triển lãm Euronaval 2012 ở Paris, hãng đóng tàu Fincantieri (Italia) giới thiệu tới hơn 20 mô hình tàu hải quân, đặc biệt đáng chú ý là mô hình tàu khu trục với hệ thống radar SPY1-D và một hệ thống phóng tên lửa thẳng đứng Mark 41. Tàu khu trục Aegis này dài 144m, lượng giãn nước 6.500 tấn, sử dụng động cơ diesel và turbin khí. Đây là mô hình có nhiều nét khác biệt với các dòng Aegis của Mỹ và phiên bản của Hàn Quốc và Nhật cũng như với thiết kế của Tây Ban Nha sử dụng cùng với Na Uy và Australia. Khả năng đóng tàu Aegis đã chứng tỏ Italia có thể được xếp vào Top 5 nước có nền công nghiệp đóng tàu tiên tiến nhất.
Trực thăng AW-139 do công ty Agusta Westland của Ý sản xuất
Italia cũng là quốc gia hàng đầu trong công nghệ chế tạo tàu sân bay, trong biên chế lực lượng hải quân Italia có 2 tàu sân bay đang hoạt động là Cavour và Giuseppe Garibaldi. Hiện họ đang triển khai kế hoạch liên hợp với Pháp đóng tàu hộ vệ tên lửa tàng hình FREMM có lượng giãn nước hơn 6000 tấn, được trang bị hệ thống hỏa lực cực mạnh,
Đồng thời, Italia còn tham dự một loạt các dự án sản xuất máy bay với các quốc gia châu Âu như: chương trình chế tạo máy bay chiến đấu hạng nhẹ tiên tiến Tornado; tiếp theo là chương trình chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 Eurofighter Typhoon.
Ngoài các loại máy bay và tàu chiến cỡ lớn, Italia có một số hạng mục tàu chiến, máy bay phản lực và trực thăng mà các nước có nguồn ngân sách ít ỏi rất ưa chuộng, trong đó tiêu biểu là tàu hộ vệ tên lửa lớp Maestrale, máy bay huấn luyện chiến đấu hạng nhẹ M346 và 1 số loại máy bay trực thăng. Các loại vũ khí này, Italia đều xuất khẩu cho các nước mà họ đã ký hiệp định hợp tác quốc phòng, giống như Việt Nam.
Năm 2009, Algeria đã ký một hợp đồng mua 100 chiếc trực thăng 109-A, LUH và AW-139 do công ty Agusta Westland sản xuất theo hiệp định song phương vừa được ký với Italy. Ngoài ra, Algeria còn ký hợp đồng mua 6 tàu hộ vệ tên lửa FREMM của Italy, với giá trị hợp đồng lên tới 4 tỷ euro (5,9 tỷ USD).
Máy bay huấn luyện chiến đấu hạng nhẹ M346 Master của Italia
Tháng 7 năm nay, Bộ Quốc phòng Israel (IMOD) đã đạt được một thỏa thuận với công ty Alenia Aemacchi của Italy để mua 30 máy bay huấn luyện chiến đấu hạng nhẹ M346 Master. Tuy là máy bay huấn luyện nhưng các tham số và tính năng của nó tiệm cận với máy bay chiến đấu thông thường mà giá lại rất rẻ, chỉ có hơn 20 triệu USD/chiếc. Trong thời bình, M346 dùng để huấn luyện nhưng khi có chiến tranh, chỉ cần trang bị 3 tấn vũ khí là nó sẽ trở thành máy bay chiến đấu thực thụ với vận tốc siêu âm Mach1,2, tầm bay gần 2000km. Hiện nay, không quân Singapore cũng đã đặt mua 12 chiếc loại này.
Ngoài ra, Italia còn có một loại tàu chiến được các nước nghèo thích là tàu hộ vệ tên lửa hạng trung lớp Maestrale. Đầu tháng 08 năm nay, BQP Philippines đã thỏa thuận với Italia về việc mua lại 2 tàu hộ vệ tên lửa lớp Maestrale đã qua sử dụng với giá 11,7 tỷ peso, tương đương 280 triệu USD. Hợp đồng này được ký ngay sau khi Phi và Italia ký hiệp định hợp tác song phương có thời hạn 5 năm về mua bán vũ khí, trang bị đầu tháng 2 năm nay.
Tàu hộ vệ lớp Maestrale dài 122,7m, lượng giãn nước thông thường 2.500 tấn, đầy tải 3.100 tấn, tốc độ tối đa 32 hải lý/h, tốc độ tuần tra 15 hải lý/h, tầm hoạt động trên 9000km. Tàu được trang bị 4 hệ thống tên lửa chống hạm Teseo, 1 hệ thống tên lửa phòng không Aspide, 1 bệ pháo hạm 127 mm Otobreda, 2 khẩu pháo 40 mm DARDO.
Tàu hộ vệ tên lửa hạng trung lớp Maestrale
Maestrale có năng lực chống ngầm rất mạnh gồm: 2 ống phóng ngư lôi chống ngầm hạng nhẹ cỡ 324mm, 2 máy phóng ngư lôi chống ngầm hạng nặng cỡ 533mm và 2 trực thăng săn ngầm AB212 đậu ở đuôi tàu. Nó còn được trang bị hệ thống radar đa chức năng với radar cảnh giới trên không/biển, radar định vị, radar điều khiển hỏa lực, hệ thống định vị thủy âm để phát hiện tàu ngầm.
Maestrale có thể coi là một trong 4 chiến hạm mạnh nhất khu vực Đông Nam Á, tương đương với tàu Gepard 3.9 (Việt Nam), Lekiu (Malaysia), Formidable (Singapore), Van Speijk (Indonesia), giá cả cũng tương đương nhau (tàu Gepard 3.9 của Việt Nam có giá khoảng 180 triệu USD/chiếc).
Người Trung Quốc nhận thấy, xu hướng của các nước nghèo khi ký hiệp định hợp tác quân sự song phương với Italia là nhằm mục đích mua vũ khí chất lượng với giá rẻ, đặc biệt là một số quốc gia Đông nam Á như Việt Nam, Philippines, Singapore… Với các hiệp định quân sự song phương được ký liên tiếp trong thời gian gần đây, người Trung Quốc bắt đầu lo lắng về viễn cảnh các loại vũ khí hiện đại Italia xuất hiện ồ ạt ở khu vực Đông Nam Á để đối chọi với vũ khí Trung Quốc.
Theo ANTD
Xây 2 nhà máy sản xuất tên lửa siêu vượt âm cho S-400 và S-500
Đến năm 2014, Nga sẽ hoàn thành 2 nhà máy lớn sản xuất tên lửa siêu vượt âm 77N6-N và 77N6-N1 dành cho các hệ thống tên lửa phòng không S-400 Triumf và S-500 Prometei.
Chi phí xây dựng 2 nhà máy này là 81 tỷ rúp.
"Bằng các tên lửa này, các hệ thống tên lửa phòng không S-400 và S-500 sẽ có thể bắn hạ bất kỳ mục tiêu nào bay với tốc độ đến 7 km/s, kể cả các đầu đạn hạt nhân của tên lửa đường đạn", nguồn tin trong tổ hợp công nghiệp quốc phòng Nga nói.
Do chưa có tên lửa chống tên lửa riêng, S-400 hiện tạm sử dụng đạn tên lửa cũ 48N6 và 996 của hệ thống S-300 với tầm bắn gần 200 km, trong khi tầm đánh chặn của S-400 là 400 km.
Nếu S-400 có thể dùng tạm tên lửa của S-300 thì S-500 đang phát triển lại không thể. Để tránh tình trạng xảy ra với S-400, Nga cần triển khai sản xuất tên lửa đồng thời với việc bắt đầu sản xuất loạt S-500 không muộn hơn năm 2014.
77N6-N và 77N6-N1 sẽ là các tên lửa đầu đạn động năng đầu tiên của Nga. Chúng sẽ tiêu diệt mục tiêu bằng động năng va đập trực tiếp mà không cần thuốc nổ. Các tên lửa đánh chặn SM-3 của Mỹ cũng có cùng nguyên lý hoạt động.
Để đánh trúng một quả đạn bay nhanh là cực khó, đòi hỏi hệ thống phức tạp tính toán quỹ đạo bay của đầu đạn hạt nhân. Bởi vậy, các tên lửa chống tên lửa của hệ thống phòng thủ tên lửa bảo vệ Moskva -135 được trang bị "bom" hạt nhân, các bom này nổ trên đường bay của mục tiêu. Tuy vậy, một vụ nổ như vậy có thể gây tổn hại lớn hơn bản thân đầu đạn hạt nhân đối phương.
Các tên lửa chống tên lửa mới khác loại cũ ở kết cấu vỏ, thiết bị điện tử của hệ tự dẫn và điều khiển. Điều đó đòi hỏi đổi mới toàn bộ cơ sở sản xuất của Almaz-Antei với chi phí không dưới 81,1 tỷ rúp. Nếu không sẽ không thể sản xuất tên lửa chống tên lửa mới một cách bình thường.
Việc không có các loại tên lửa chuyên biệt đang cản trở việc trang bị đầy đủ S-400 cho Không quân và Bộ đội Đường không - vũ trụ Nga. Từ năm 2007, các lực lượng này chỉ nhận được 7 tiểu đoàn S-400, trong khi số lượng cần có là 56.
Theo nguồn tin, chi phí xây dựng nhà máy ở Kirov là 41,6 tỷ rúp, nhà máy ở Nizhny Novgorod là 39,5 tỷ rúp. Cả hai nhà máy sẽ đều thuộc Tập đoàn Phòng không Almaz-Antei.
Theo kế hoạch chung của Vụ Vũ khí trang bị, Bộ Quốc phòng Nga và Tập đoàn Almaz-Antei, các tên lửa đầu tiên sẽ được chuyển giao cho Quân đội Nga vào đầu năm 2014. Để thực hiện kế hoạch, lãnh đạo Tập đoàn đã xin vay 25 tỷ rúp tín dụng của Ngân hàng Vneshekonombank, còn Bộ Quốc phòng Nga thì sẵn sàng đầu tư 35 tỷ rúp.
Tuy nhiên, theo Giám đốc Viện Đánh giá chiến lược Aleksandr Konovalov, kế hoạch bắt đầu sản xuất các tên lửa mới vào năm 2014 có thể không thể thực hiện được.
Theo ANTD
Thiếu tiền, tàu ngầm hạt nhân Anh vừa chạy thử đã bị ăn mòn Sau lần chạy thử vào tháng 3 năm nay, chiếc đầu tiên trong loạt 7 chiếc tàu ngầm hạt nhân tấn công thế hệ mới của Anh thuộc lớp Astute đã phát sinh sự cố ăn mòn trầm trọng làm chấn động giới chức quân sự Anh. Theo nội dung một văn bản ghi nhớ cơ mật của Bộ quốc phòng Anh, nguyên...