Trung Quốc lo ngại về việc Nhật Bản chi tiêu kỷ lục cho quốc phòng
Nội các Nhật Bản vừa phê duyệt khoản chi ngân sách kỷ lục 42,46 tỷ USD cho quốc phòng năm 2015.
Trung Quốc ngày 14/1 lên tiếng bày tỏ sự lo ngại việc Nội các Nhật Bản vừa phê duyệt tăng chi ngân sách cho quốc phòng năm 2015 lên mức kỷ lục, chiếm khoảng 5% ngân sách quốc gia.
Tại buổi họp báo thường kỳ, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cho rằng, Nhật Bản nên phát triển đất nước theo con đường hòa bình và đóng một vai trò xây dựng trong việc thủ đẩy hòa bình và ổn định trong khu vực.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi. (Ảnh: Reuters)
Trước đó cùng ngày, Nội các Nhật Bản phê duyệt khoản chi ngân sách kỷ lục 4.980 tỷ yên (tương đương 42,46 tỷ USD) cho lĩnh vực Quốc phòng cho năm tài khóa 2015, nhằm tăng khả năng phòng vệ của đất nước. Đây là khoản chi cho Quốc phòng lớn nhất kể từ năm 2002 ( khi đó là 4.960 tỷ yên).
Theo đó, khoản ngân sách này sẽ dành cho việc mua sắm máy bay, tàu hải quân và các phương tiện bảo vệ vùng biển đảo. Năm tài khóa 2015 của Nhật Bản sẽ bắt đầu vào đầu tháng 4 tới.
Video đang HOT
Kể từ khi Thủ tướng Shinzo Abe nhậm chức hồi cuối năm 2012, ngân sách quốc phòng chứng kiến xu hướng tăng 3 năm liên tiếp, bất chấp nền kinh tế đang găp nhiều khó khăn.
Theo truyền thông Nhật Bản, khoản chi cho Quốc phòng có thể sẽ đạt mức 5.000 tỷ yên vào năm 2016. Hiện dự thảo về ngân sách này đang chờ sự phê duyệt của Quốc hội nước này./.
Mai Liên
Theo_VOV
Người Nhật và Trung Quốc nghĩ về nhau: Xu hướng trái ngược
Một cuộc thăm dò ý kiến gần đây tại Nhật Bản và Trung Quốc cho thấy, có tới 93% người Nhật Bản có ấn tượng tiêu cực về Trung Quốc, mức tồi tệ nhất kể từ khi cuộc khảo sát bắt đầu năm 2005.
Một cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở Tokyo. Ảnh: Jacob Ehnmark
Cuộc khảo sát chung được đồng tài trợ bởi tổ chức phi chính phủ Nhật Bản Genron NPO và báo China Daily của Trung Quốc, được thực hiện vào thời điểm quan hệ giữa Tokyo và Bắc Kinh vẫn căng thẳng vì tranh chấp lãnh thổ và các vấn đề lịch sử.
Kết quả khảo sát cho thấy, tác động của tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư lên quan hệ hai nước đang có dấu hiệu bớt căng thẳng hơn, nhưng người dân hai nước tiếp tục bi quan về tương lai quan hệ song phương.
Cuộc khảo sát thường niên cho thấy tỷ lệ người Nhật Bản có quan điểm không ủng hộ Trung Quốc tăng lên tới 93% trong năm nay.
Trong khi đó, hình ảnh Nhật Bản trong con mắt người Trung Quốc "cải thiện đôi chút" so với năm ngoái, khi tỷ lệ người Trung Quốc có ấn tượng "xấu" hoặc "tương đối xấu" về Nhật Bản giảm từ 92,8% năm ngoái xuống 86,6% năm nay.
Tại Trung Quốc, tranh chấp trên quần đảo Điếu Ngư/Senkaku tiếp tục là quan tâm hàng đầu của 46,6% người trả lời. Có 64,4% người Nhật Bản và 63,4% người Trung Quốc cho rằng, quan hệ hai nước đang được cải thiện.
Cuộc thăm dò tập hợp ý kiến của mọi ngành nghề trong xã hội, được thực hiện từ tháng 7 đến tháng 8 năm nay. Tại Trung Quốc, có hơn 1.500 người ở Bắc Kinh, Thượng Hải, Thành Đô, Thẩm Dương và Tây An tham gia, bao gồm 201 người thuộc lớp thượng lưu, 813 sinh viên đại học và giảng viên tại 5 đại học hàng đầu của Bắc Kinh. Tại Nhật Bản, 1.000 người trưởng thành và 628 trí thức, đa số hiểu biết, trải nghiệm về Trung Quốc, tham gia cuộc khảo sát.
Nhật Bản mở rộng thềm lục địa
Khi hội nghị thượng đỉnh về hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương diễn ra vào đầu tháng 11 tới, cuộc gặp giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe được trông đợi nhiều.
Theo các chuyên gia, đầu tư của Nhật Bản vào Trung Quốc đã giảm mạnh khi Trung Quốc gặp khó khăn trong việc duy trì tăng trưởng kinh tế, và nhiều công ty Nhật Bản đang từ bỏ Trung Quốc vì hậu quả của căng thẳng chính trị. Nguy cơ xung đột quân sự quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư vẫn ở mức cao.
Cuộc gặp thượng đỉnh sắp tới tại Bắc Kinh được cho là cơ hội quan trọng để ông Tập và ông Abe bắt đầu đưa quan hệ trật bánh của hai nước trở lại đường ray, bài báo trên tạp chí The Diplomat (trụ sở chính tại Nhật Bản) nhận định.
Trong một động thái khác, Nội các Nhật Bản hôm qua ban hành nghị quyết mở rộng thềm lục địa ra ngoài vùng đặc quyền kinh tế nhằm tăng cường khả năng tiếp cận nguồn kim loại quý và tài nguyên thiên nhiên chưa được khai thác dưới đáy biển.
Theo nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1/10, thềm lục địa của Nhật Bản sẽ bao gồm 177.000 km2 ở vùng biển ngoài khơi Okinotori - vùng lãnh thổ cực nam của Nhật Bản, cách Tokyo khoảng 1.700km. "Điều đó sẽ giúp Nhật Bản gia tăng quyền lợi quốc gia thông qua phát triển tài nguyên", Chánh văn phòng Nội các Yoshihide Suga phát biểu tại cuộc họp báo thường kỳ.
Ủy ban Liên Hợp Quốc về ranh giới thềm lục địa thừa nhận vùng thềm lục địa rộng khoảng 310.000 km2 của Nhật Bản, tương đương 80% tổng diện dích đất liền của nước này, đưa ra trong một đề nghị vào tháng 4/2012. Nhưng Ủy ban đã hủy quyết định về vùng biển phía nam Okinotori, phía nam cầu Kyushu-Palau, khi Trung Quốc và Hàn Quốc phản đối việc mở rộng này vì cho rằng, Okinotori không đủ tiêu chuẩn để được công nhận là đảo.
Theo Trúc Quỳnh
Kyodo, China Daily, Diplomat
Thủ tướng Abe nêu 8 kịch bản phòng vệ tập thể Trong phiên họp đầu tiên ở quốc hội đầu tiên kể từ khi Nội các Nhật Bản giải thích lại quyền phòng vệ, Thủ tướng Shinzo Abe đã đưa ra tiêu chí mới để quyết định đâu là mối nguy buộc Nhật Bản sử dụng vũ lực để hỗ trợ đồng minh. Phát biểu trước Ủy ban Ngân sách Hạ viện hôm 14/7,...