Trung Quốc lo ngại Mỹ-Nhật đàm phán mở rộng khả năng tấn công
“Lịch sử quân phiệt Nhật Bản và thái độ của Tokyo đối với vấn đề này là lý do” khiến Bắc Kinh quan tâm tới động thái trên.
Bà Hoa Xuân Oánh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc.
Kyodo News ngày 10/9 đưa tin, hôm Thứ Tư Trung Quốc đã lên tiếng bày tỏ lo ngại về thông tin Mỹ có thể sẽ tham gia thảo luận với Nhật Bản xung quanh việc mở rộng khả năng tấn công cho Tokyo.
“Lịch sử quân phiệt Nhật Bản và thái độ của Tokyo đối với vấn đề này là lý do” khiến Bắc Kinh quan tâm tới động thái trên, Hoa Xuân Oánh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết.
Video đang HOT
Trước đó Reuters dẫn nguồn tin giấu tên từ giới quan chức Nhật Bản cho biết, các cuộc đàm phán chính thức sẽ giúp nước này tăng cường khả năng tấn công đánh đòn phủ đầu chống lại Bắc Triều Tiên.
Tuy nhiên các quan chức Mỹ không xác nhận về các cuộc đàm phán này. Còn phía Trung Quốc, bà Hoa Xuân Oánh tuyên bố: “Chúng tôi kêu gọi Nhật Bản nhìn thẳng vào lịch sử của mình, rút ra bài học và hiểu mối quan tâm của các nước láng giềng, từ đó theo đuổi con đường phát triển hòa bình”.
Trả lời một câu hỏi về động thái thăm dò gần đây đã cho thấy sự ngờ vực giữa Trung Quốc và Nhật Bản đã gia tăng, Hoa Xuân Oánh kêu gọi Nhật Bản suy nghĩ sâu sắc về lý do tại sao dẫn đến tình trạng này và “có những hành động hiệu quả để khắc phục, chân thành sửa chữa sai lầm của mình.”
Theo Giáo Dục
Mỹ lên tiếng về 4 giàn khoan Trung Quốc mới đưa vào Biển Đông
Theo Reuters, hôm 20/6, Mỹ bày tỏ lo ngại về việc Trung Quốc liên tiếp đưa thêm 4 giàn khoan vào Biển Đông trong bối cảnh khu vực vốn đã căng thẳng vì giàn khoan Hải Dương 981 của nước này.
Reuters cho hay, tại Washington, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết vẫn chưa có đẩy đủ thông tin về vị trí của các giàn khoan nên chưa thể đưa ra bình luận gì cụ thể. Tuy nhiên, bộ này cảnh báo, Trung Quốc sẽ gây thêm căng thẳng nếu những giàn khoan này được đưa vào các vùng biển đang có tranh chấp.
Một trong nhiều chiếc tàu của Trung Quốc đi theo giàn khoan Hải Dương 981 xâm nhập trái phép vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ, bà Jen Psaki, nói: "Nếu giàn khoan được đặt trong vùng biển tranh chấp, đó sẽ là một điều rất đáng lo ngại. Duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực này chắc chắn là lợi ích quốc gia của chúng tôi".
Bất chấp việc đang triển khai trái phép giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và đưa thêm 4 giàn khoan khác vào Biển Đông trong thời điểm căng thẳng như hiện nay, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, bà Hoa Xuân Oánh, vẫn biện minh: "Đối với các hoạt động bình thường như thế này, không cần phải nói quá nhiều hoặc đưa ra bất kỳ liên hệ cụ thể nào. Xin đừng lo lắng, sẽ không có vấn đề gì".
Tất cả 4 giàn khoan (bao gồm Nam Hải 2, Nam Hải 5, Nam Hải 4 và Nam Hải 9) mới được triển khai đều thuộc sự quản lý và sở hữu của Công ty Giàn khoan Trung Quốc (COSL), đơn vị trực thuộc Tổng công ty dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNOOC).
Theo hãng tin AP, hôm 19/6, Trung Quốc còn tuyên bố sẽ đưa Hải Nam 9 vào gần hơn bờ biển Việt Nam, một động thái rõ ràng cho thấy sự hung hăng, trắng trợn của Trung Quốc.
Nội dung được thực hiện qua thảm khảo nguồn tin Reuters (Anh), một trong những hãng tin lớn nhất thế giới. Reuters cung cấp bài viết, hình ảnh, đồ họa và video cho rất nhiều tờ báo, đài phát thanh, đài truyền hình, Internet và các phương tiện truyền thông khác trên toàn thế giới.
Theo VNE
Mỹ cam đoan bảo vệ Nhật trong tranh chấp với TQ Tổng thống Mỹ Obama đảm bảo với Nhật rằng những đảo nhỏ ở Hoa Đông vốn là tâm điểm tranh chấp lãnh thổ Trung Nhật cũng được Hiệp ước an ninh song phương Mỹ Nhật bảo hộ, Reuters đưa tin. Tổng thống Obama đã tái cam kết như vậy trong một tuyên bố vừa được đăng tải trên tờ Yomiuri Nhật số ra...