Trung Quốc lo Nga cài thiết bị gián điệp trên Su-35
Trang mạng Sina cho rằng, vấn đề lo ngại lắp đặt thiết bị gián điệp và kém chất lượng đang là nguyên nhân chính khiến TQ chưa ký hợp đồng mua tiêm kích Su-35 từ Nga.
Không quân Iraq vừa phát hiện các thiết bị điện tử gián điệp cài sẵn trong những chiếc máy bay F-16 thuộc lô hàng 18 chiếc mà nước này đã ký hợp đồng mua từ Mỹ trong tháng 09/2011. Thiết bị gián điệp có nguồn gốc từ Israel và Iraq đang yêu cầu nhà sản xuất Lockheed Martin giải thích về sự hiển diện của nó trên máy bay của họ.
Quân đội Iraq cho biết, thiết bị gián điệp tương tự “cửa sau” (backdoor) cũng từng bị phát hiện trên máy bay chiến đấu mà Mỹ xuất khẩu cho Ai Cập, Oman, Thổ Nhĩ Kỳ và một số nước khác. Loại thiết bị gián điệp này là “virus máy tính”, có thể hạn chế hoặc làm tê liệt khả năng hoạt động của chúng, nếu chúng gây rắc rối cho Mỹ và đồng minh.
Trực thăng UH-60 Black Hawk của Trung Quốc bị cài thiết bị gián điệp trong một thời gian dài mà nước này không phát hiện được.
Sự kiện này khiến Trung Quốc lo sốt vó với các thiết bị điện tử nhập khẩu từ nước ngoài trang bị trên các hệ thống vũ khí của họ. Trước đó, năm 2001, Trung Quốc đã phát hiện 27 thiết bị nghe lén trong chuyên cơ số 1 của Không quân Trung Quốc chuyên phục vụ nguyên thủ quốc gia nước này. Thiết bị này cho phép Mỹ nghe lén các cuộc trò chuyện của giới lãnh đạo Trung Quốc.
Lắp đặt các thiết bị gián điệp trên các vũ khí nhập khẩu không phải là vấn đề mới, trong những năm 1980, một số trực thăng vận tải UH-60 Black Hawk mà Mỹ bán cho Trung Quốc cũng bị cài các thiết bị gián điệp. Những thiết bị này cho phép Mỹ theo dõi lịch trình, cũng như hành trình của các trực thăng này khi chúng hoạt động tại khu vực Tây Tạng.
Mặc dù, thiết bị gián điệp bị cài lên trực thăng trong một thời gian khá dài nhưng Trung Quốc không phát hiện được. Mãi đến khi một chiếc trực thăng UH-60 gặp nạn do mất điều khiển, Bắc Kinh mới phát hiện được các thiết bị này.
Không chỉ cài thiết bị gián điệp, Mỹ cũng tìm cách làm giảm tính năng của các hệ thống vũ khí xuất khẩu. Trong thời kỳ quan hệ thân mật Trung-Mỹ giai đoạn 1970-1989, Trung Quốc đã nhập khẩu động cơ tuabin khí LM-2500 từ Mỹ cho các tàu chiến nước này. Tuy nhiên, những động cơ này cần thời gian tăng tốc lâu hơn so với tài liệu thiết kế, hay gặp trục trặc khi có sóng lớn thậm chí không hoạt động.
Trung Quốc đã từ chối nâng cấp tàu ngầm Kilo 877 trang bị tên lửa hành trình Club do lo sợ Nga cài thiết bị gián điệp.
Vấn đề làm giảm tính năng của các loại vũ khí xuất khẩu không chỉ có Mỹ mà Nga cũng thường xuyên thực hiện điều này. Các hệ thống vũ khí xuất khẩu của Nga đều có tính năng yếu hơn so với nguyên bản. Ngay như biến thể được xem là hiện đại nhất của dòng Su-30 là Su-30MKI của Ấn Độ cũng thường xuyên gặp trục trặc kỹ thuật.
Gần đây Trung Quốc đã từ chối việc nâng cấp tàu ngầm Kilo 877 trang bị tên lửa hành trình chống hạm 3M-54 Club. Động thái này khiến Moscow từ chối việc lắp đặt thiết bị phóng ngư lôi do Trung Quốc sản xuất lên các tàu ngầm này.
Trang mạng Sina cho rằng, vấn đề lo ngại lắp đặt thiết bị gián điệp và kém chất lượng đang là nguyên nhân chính khiến Trung Quốc chưa ký hợp đồng mua tiêm kích Su-35 từ Nga. Họ đang đàm phán với Nga để lắp đặt thiết bị điện tử do họ sản xuất lên tiêm kích Su-35.
Trang mạng này cho rằng, chỉ có tự chủ trong việc sản xuất các thiết bị quân sự mới có thể đảm bảo sự an toàn và tính năng chiến đấu cho các hệ thống vũ khí. Tuy nhiên, trong thời buổi toàn cầu hóa này các quốc gia phần lớn phải phụ thuộc vào các linh kiện điện tử nhập khẩu từ nước ngoài.
Video đang HOT
Trung Quốc lo rằng Nga sẽ cài thiết bị gián điệp lên Su-35
Trong khi đó nền công nghiệp điện tử của Trung Quốc vẫn chưa thể tự đảm đương việc sản xuất tất cả các linh kiện cho các hệ thống vũ khí của mình. Nguy cơ bị cài thiết bị gián điệp trên các linh kiện và hệ thống vũ khí nhập khẩu từ nước ngoài là điều rất rõ ràng.
Trung Quốc đang trở thành tâm điểm thu hút sự quan tâm của cộng đồng quốc tế đặc biệt sau khi họ tuyên bố thiết lập Vùng nhận diện phòng không trên biển Hoa Đông. Do đó, việc đảm bảo đặc tính kỹ thuật cũng như tránh bị theo dõi từ các thiết bị gián điệp cài trong các thiết bị nhập khẩu đang là vấn đề rất quan trọng với Trung Quốc.
Nhưng xem chừng đây không phải là vấn đề đơn giản đối với Bắc Kinh bởi họ vẫn phải phụ thuộc rất lớn vào các linh kiện và thiết bị nhập khẩu từ nước ngoài.
Theo Tri Thức Trẻ
Xuất khẩu Su-35 cho Trung Quốc là thảm họa cho cả Nga, Biển Đông, Hoa Đông
Trung Quốc có thể sao chép Su-35 tương tự như Su-27 trước đây, khiến Nga mất nhiều hợp đồng quốc tế, đồng thời cho nó hiện diện ở Biển Đông, Hoa Đông.
Ngày 21 tháng 11, tác giả Harry Kazianis, chủ biên tạp chí "Lợi ích quốc gia" có bài viết cho rằng, Nga xuất khẩu máy bay chiến đấu Su-35 cho Trung Quốc có rủi ro rất rõ ràng, dù sao trong thị trường vũ khí trang bị tương lai, cạnh tranh lẫn nhau về khoa học công nghệ với nước này hoàn toàn không phải là việc tốt, hơn nữa lợi ích của Nga và Trung Quốc sẽ không phải lúc nào cũng thống nhất với nhau như vậy.
Bài viết cho rằng, quan hệ giữa Nga và Trung Quốc khiến cho người ta tương đối đau đầu. Trước hết, hai nước ký kết hiệp định tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên là điều có thể lý giải, cách làm này rõ ràng phù hợp lợi ích quốc gia của hai nước. Trung Quốc cần nhập khẩu tài nguyên thiên nhiên, trong khi đó Nga muốn xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên.
Đối với Trung Quốc, đó chính là nhập khẩu dầu mỏ, họ muốn "thoát khỏi" nguy cợ bị các nước khác phong tỏa các eo biển hẹp - nơi mà dầu khí nhập khẩu được vận chuyển đi qua và trở về Trung Quốc. Nhập khẩu dầu mỏ của Nga rõ ràng là một sự lựa chọn tốt; trong khi đó, đối với Nga, hiện nay họ buộc phải xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên cho nước ngoài.
Máy bay chiến đấu Su-35 Nga
Nhưng, bài báo dẫn tờ "Want Daily" Đài Loan cho rằng, việc Nga xuất khẩu trang bị quân sự tiên tiến nhất cho Trung Quốc (hiện nay, hai nước vẫn đang tiến hành các cuộc đàm phán có liên quan hoàn toàn không có ý nghĩa gì, ít nhất không có nhiều ý nghĩa đối với Nga).
Ông Kazianis nhiều lần cho rằng, Nga có rất nhiều lý do từ chối xuất khẩu cho Trung Quốc, cho dù là một máy bay chiến đấu tiên tiến nhất. Mọi người đều biết, Nga từng xuất khẩu máy bay chiến đấu Su-27 cho Trung Quốc. Năm 1992, chính phủ Trung Quốc đã chi 1 tỷ USD đặt mua máy bay chiến đấu Su-27 của Nga, khi đó là máy bay trình độ tiên tiến, sau đó lại mua thêm 200 chiếc, trong đó phần lớn máy bay chiến đấu được lắp ráp ở Trung Quốc.
Tuy nhiên, sau khi lô khoảng 100 chiếc máy bay chiến đấu đầu tiên được bàn giao, thỏa thuận sản xuất bị hủy bỏ. Moscow lên án Bắc Kinh sao chép máy bay chiến đấu Su-27, đặt tên nó là J-11 hoặc J-11B. Được biết, Trung Quốc ít nhất cũng đã sao chép một loại máy bay chiến đấu khác, đó là Su-33, và đặt tên nó là máy bay chiến đấu J-15, hiện đang cho bay thử trên tàu sân bay Liêu Ninh và sắp được định hình sản xuất hàng loạt.
Tuy nhiên, Trung Quốc đã phủ nhận những cáo buộc này. Năm 2010, truyền thông Mỹ từng có bài viết cho rằng, Trung Quốc cho biết những máy bay chiến đấu này hoàn toàn không phải là sản phẩm sao chép. Theo bài báo: "Họ không thể nói J-11B chỉ là sản phẩm sao chép. Giống như tất cả điện thoại di động nhìn qua đều rất giống, nhưng phát triển công nghệ rất nhanh. Mặc dù nó nhìn rất giống, nhưng tất cả bên trong không thể hoàn toàn giống nhau".
Theo bài viết, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Cảnh Nhạn Sinh tự tin khi đăng đàn giải thích rằng: "Quy luật phát triển quân sự thế giới là khách quan, nguyên lý của rất nhiều vũ khí trang bị là tương đồng, một số phương pháp chỉ huy và bảo đảm cũng tương tự.
Vì vậy, chỉ thông qua so sánh đơn giản mà cho rằng "Sơn Trại" Trung Quốc đã sao chép công nghệ tàu sân bay của nước ngoài, quan điểm này nếu không phải là sự tấn công có chủ ý, thì ít nhất không phải là chuyên nghiệp".
Máy bay chiến đấu J-11, J-11B được cho là sao chép trái phép Su-27 Nga
Kazianis cho rằng, hiện nay việc mua bán vũ khí mà Trung-Nga đang đàm phán rất giống giao dịch máy bay chiến đấu Su-27 trước đây. Theo tờ "Want Daily" Đài Loan, "là một phần của hợp đồng, Trung Quốc hy vọng Nga có thể cam kết xây dựng một trung tâm sửa chữa ở Trung Quốc", hơn nữa, "chuyên gia Trung Quốc muốn được cố vấn Nga đào tạo, có năng lực bảo trì và sửa chữa máy bay chiến đấu Su-35.
Ông chỉ ra, trên thực tế, điều này buộc Nga phải cung cấp rất nhiều kiến thức công nghệ và kỹ năng cho Trung Quốc, trong khi đó, các biện pháp đề phòng tái diễn sự kiện Su-27 của Trung Quốc lại rất ít. Tuy giao dịch này sẽ đem lại lượng tiêu thụ to lớn cho công nghiệp quân sự Nga, nhưng xét đến lợi ích lâu dài, cộng với quan hệ Nga-Trung trong lịch sử hoàn toàn không phải là mẫu hình của hòa bình và thịnh vượng, Moscow có thể cần cân nhắc, tính toán kỹ về giao dịch này.
Đối với Trung Quốc, nhìn từ nhiều yếu tố, loại giao dịch này rất hấp dẫn. Kazianis chỉ ra, Trung Quốc từ trước đến nay lạc hậu trên phương diện sản xuất động cơ máy bay chiến đấu, cho dù chỉ cần tháo dời sản phẩm quân sự mới của Nga thì Trung Quốc cũng có thể "thu lợi".
Về máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm đang được dư luận quan tâm, Mỹ là nước duy nhất triển khai máy bay thế hệ thứ năm hiện nay, hơn nữa còn xảy ra các loại sự cố. Ông còn cho biết, đối với Bắc Kinh, để hoàn thiện máy bay chiến đấu tàng hình, sở hữu một loạt máy bay chiến đấu truyền thống hơn có giá trị lớn hơn.
Hơn nữa, xét đến hành trình của máy bay chiến đấu Su-35 tương đối xa, nhìn vào một khoảng thời gian rất dài, loại máy bay chiến đấu này "sẽ phát huy vai trò quan trọng trong tuần tra lãnh thổ tranh chấp ở Biển Đông, biển Hoa Đông.
Trên thực tế, nhìn vào các cuộc thảo luận có liên quan đến tư tưởng "tác chiến trên không-trên biển" phát động tấn công chiều sâu (tung thâm) của Trung Quốc, về lâu dài, nhập khẩu máy bay chiến đấu tiên tiến hoàn toàn không phải là một khoản đầu không đáng đối với Bắc Kinh.
Đối với Nga, rủi ro của giao dịch máy bay chiến đấu giữa Trung-Nga là rõ ràng. Cạnh tranh khoa học công nghệ với nước này trên thị tường vũ khí trang bị nhiều lợi nhuận tuyệt đối không phải là một việc tốt. Kazianis cho rằng, mặc dù khoản giao dịch này hiện xem ra có thể có lợi, nhưng trong tương lai bất lợi trong cạnh tranh với rất nhiều hàng giá rẻ của Trung Quốc sẽ là một thảm họa.
Máy bay chiến đấu J-15 được cho là sao chép Su-33 Nga
Trung Quốc "phản bội" thì Nga làm thế nào?
Tờ "Thời báo Hoàn Cầu" ngày 21 tháng 11 đăng bài viết "Báo Nhật chia rẽ giao dịch Su-35 Trung-Nga: Trung Quốc quay giáo tấn công thì làm thế nào".
Bài viết dẫn mạng rusnews ngày 19 đưa tin, tại Triển lãm hàng không Dubai, Tổng giám đốc Tập đoàn công nghệ Nga (Rostech) Sergei Chemezov cho biết, năm nay sẽ không ký kết hợp đồng máy bay chiến đấu Su-35 với Trung Quốc.
Nguồn tin từ Nga tiết lộ, hợp đồng có liên quan có thể ký kết vào năm 2014, thời gian bàn giao là cuối năm 2014 hoặc đầu năm 2015. Được biết, trọng điểm đàm phán là Trung Quốc đưa thêm các yêu cầu mới, muốn mua máy bay chiến đấu Su-35 phù hợp với quy định của họ, chứ không phải mua phên bản chế tao cho Không quân Nga.
Đối với việc Nga chuẩn bị bán máy bay chiến đấu Su-35 cho Trung Quốc, tờ tạp chí "Học giả Ngoại giao" Nhật Bản ngày 19 có bài viết cho rằng: "Xét đến Trung Quốc ăn cắp công nghệ quốc phòng Nga trong lịch sử, cách làm đến nay của Moscow khiến người ta rất khó lý giải, bởi vì hiện nay Nga lấy trang bị tốt nhất để bán cho Trung Quốc".
Trung Quốc đang phát triển máy bay chiến đấu tàng hình J-20 và J-31
Nhìn lại quá khứ, bài báo cho rằng, lần trước Nga bán rất nhiều máy bay chiến đấu Su-27 cho Trung Quốc. Trung Quốc từng đạt thỏa thuận với Nga nhập khẩu rất nhiều máy bay Su-27 (lên tới 200 chiếc), nhưng do họ đã sao chép Su-27, đặt tên là J-11, J-11B, bị Nga chỉ trích, nên Trung Quốc đã hủy bỏ thỏa thuận với Nga.
Bài viết cho rằng, đến nay, thỏa thuận bán máy bay chiến đấu Su-35 cho Trung Quốc (đang đàm phán) rất giống với thỏa thuận bán máy bay Su-27 trước đây. Trên thực tế, về cơ bản, do không có biện pháp ngăn chặn tái hiện "sự kiện sao chép Su-27, Nga sẽ "cho không" Trung Quốc rất nhiều kiến thức công nghệ và kỹ năng.
Đối với Bắc Kinh, máy bay chiến đấu Su-35 có thể lượn lờ lâu hơn ở các khu vực tranh chấp như biển Hoa Đông và Biển Đông. Nhưng, Nga sẽ mất rất nhiều hợp đồng do đối mặt với hàng sao chép giá rẻ Trung Quốc trong tương lai.
Bài viết cho rằng: "Lợi ích của Nga-Trung có thể không phải lúc nào cũng thống nhất, nếu có một ngày Nga buộc phải ứng phó vói công nghệ quân sự từng bán cho Bắc Kinh thì đây sẽ là một việc đáng tiếc".
Thông tin tư liệu về Su-35
Theo truyền thông Trung Quốc, máy bay chiến đấu Su-35 là máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư được nghiên cứu phát triển trên nền tảng máy bay Su-27, có thân lớn hơn một chút so với Su-27, có tính cơ động tốt hơn. Ngoài sự thay đổi về ngoại hình, Su-35 thiết bị điện tử hàng không hiện dại mới và hệ thống điều khiển tiên tiến hơn. Đây là một trong những khác biệt quan trọng nhất của máy bay Su-35 so với Su-27.
Su-35 dù khá giống với Su-27 về ngoại hình, nhưng lại khác hoàn toàn về năng lực tác chiến. Máy bay chiến đấu Su-35 còn được cho là máy bay thế hệ thứ tư, gần đạt tới trình độ máy bay thế hệ thứ năm, được các chuyên gia gọi là thế hệ 4 .
Máy bay chiến đấu Su-35 có ưu thế tương đối lớn trước các máy bay cùng lớp, ưu thế hơn máy bay chiến đấu Typhoon châu Âu và Rafale Pháp, F-15, F-16 và F-18 Mỹ về tính năng kỹ chiến thuật, có thể đối phó thuận lợi với máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của Mỹ như F-35 và F-22A.
Trung Quốc còn gặp khó khăn trong chế tạo động cơ hàng không. Trong hình là động cơ WS-10 Thái Hành do Trung Quốc tự sản xuất.
Được biết, Trung Quốc và Nga đã đạt được "thỏa thuận khung" về mua bán vũ khí trang bị quan trọng, trong đó Nga sẽ chế tạo 4 tàu ngầm tiên tiến AIP lớp Lada cho Trung Quốc, đồng thời Trung Quốc sẽ mua 24 máy bay chiến đấu Su-35 của Nga. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc mua trang bị kỹ thuật quân sự quan trọng của Nga sau 10 năm "cách biệt".
Cũng liên quan đến mua bán vũ khí trang bị Trung-Nga, tuần san "Người đưa tin công nghiệp quân sự" Nga ngày 13 tháng 11 cho rằng, Nga và Trung Quốc đang tiến hành "chơi cờ" xung quanh máy bay chiến đấu đa năng mới nhất Su-35, hai bên đang tiến hành đàm phán kỹ thuật, tạm thời chưa đạt được thỏa thuận về điều kiện cung ứng máy bay.
Theo bài báo, Trung Quốc đã không tăng số lượng mua, mà còn đặt ra các yêu cầu mới, muốn chế tạo máy bay theo yêu cầu của họ, chứ không phải là phiên bản Su-35S của Không quân Nga. Được biết, quyết định bán máy bay Su-35 cho Trung Quốc đã sớm được đưa ra.
Theo Giáo Dục
Nga chưa bán Su-35 cho Trung Quốc năm nay Hợp đồng bán máy bay tiêm kích Su-35 của Nga cho Trung Quốc không được ký kết trong năm nay do các bên vẫn đang thương lượng về giá. Máy bay tiêm kích Su-35 của Nga. Ảnh: RIA Novosti. RIA Novosti hôm qua dẫn lời ông Sergei Chemezov, Giám đốc điều hành tập đoàn quốc phòng Rostech, cho biết hợp đồng bán 24...