Trung Quốc lo lắng vì Nhật Bản có thể xuất khẩu vũ khí quy mô lớn
“Nếu Nhật Bản thúc đẩy đạt được đơn đặt hàng lớn với Australia, sẽ là sự kiện mang tính tiêu chí mở rộng xuất khẩu vũ khí của Nhật Bản”.
Trung Quốc lo lắng Nhật Bản xuất khẩu vũ khí quy mô lớn?
Tờ “Thơi bao Hoan Câu” Trung Quốc ngày 12 tháng 6 cho rằng, tham vọng của chính quyền Shinzo Abe không chỉ là một đơn đặt hàng lớn tàu ngầm.
Tàu ngầm thông thường AIP lớp Soryu do Nhật Bản chế tạo
Hãng tin Reuters Anh ngày 10 thàng 6 dẫn nguồn tin tiết lộ, Nhật Bản đang cùng nhà sản xuất và buôn bán máy bay trực thăng chính trên toàn cầu và đối tác hợp tác của Nhật Bản bàn thảo thỏa thuận mua máy bay vận tải quân dụng trị giá 2 tỷ USD, hơn nữa, máy bay vận tải Nhật Bản mua trong tương lai cũng có thể bán cho nước ngoài.
Trong hai tháng qua, các cuộc tham vấn có liên quan được tích cực thúc đẩy, đây lại là một cột mốc trong nỗ lực xuất khẩu công nghiệp quân sự của Nhật Bản, trong bối cảnh quan hệ căng thẳng với Trung Quốc leo thang hứa hẹn sẽ giảm thấp chi phí mua sắm quốc phòng của Nhật Bản.
Tờ “Tin nhanh tài chính” Ấn Độ cho biết, Thủ tướng Ấn Độ Modi có thể thăm Nhật Bản vào tháng 7 tới, khi đó hai bên sẽ thảo luận vấn đề xuất khẩu thủy phi cơ US-2 của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản.
Chính phủ Nhật Bản còn có kế hoạch thành lập Cơ quan trang bị quốc phòng trực thuộc Bộ Quốc phòng trước năm 2015, phụ trách vấn đề xuất khẩu vũ khí.
Chuyên gia vấn đề Nhật Bản của Viện Khoa học xã hội Trung Quốc, ông Ngô Hoài Trung ngày 11 tháng 6 nói với tờ “Thơi bao Hoan Câu” rằng: “Nếu Nhật Bản thúc đẩy đạt được đơn đặt hàng lớn với Australia, sẽ là sự kiện mang tính tiêu chí mở rộng xuất khẩu vũ khí của Nhật Bản”.
Tàu tuần tra của Lượng lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản
Theo lời tuyên truyền kiểu Trung Quốc của ông này, Nhật Bản trước đây sử dụng phương thức “giấu trời vượt biển” tìm kiếm đột phá về xuất khẩu vũ khí, tháng 4 năm 2014 chính quyền Shinzo Abe đã đưa ra nguyên tắc xuất khẩu vũ khí mới mang tên “Ba nguyên tắc chuyển giao trang bị quốc phòng”, điều này coi như bỏ đi lệnh cấm trước đây, cánh cửa xuất khẩu vũ khí của Nhật Bản đã mở ra.
Video đang HOT
Trước đây, Nhật Bản còn chưa xuất khẩu trang bị tác chiến quy mô lớn, nhưng lần này, tàu ngầm là vũ khí mang tính tấn công thực sự. Nhật Bản không có che đậy nữa, mà chuẩn bị đường đường chính chính xuất khẩu vũ khí có quy mô lớn, động thái này sẽ được Trung Quốc chú ý đầy đủ.
Dưới sự lãnh đạo của ông Shinzo Abe, Nhật Bản muốn giành lại vị thế nước lớn, sẽ tiếp tục tìm kiếm sự độc lập về công nghiệp quân sự, bước đi “tự chủ hiện đại hóa quân đội” sẽ ngày càng lớn. Công nghiệp quốc phòng Nhật Bản hiện nay chiếm chưa đến 2% tổng GDP, tăng cường ngành công nghiệp quân sự còn có thể giúp chấn hưng nền kinh tế Nhật Bản, thúc đẩy đi con đường “nước lớn quân sự” Nhật Bản.
Nhật Bản bán tàu ngầm cho Australia kiềm chế Trung Quốc
Tờ “Thơi bao Hoan Câu” Trung Quốc ngày 12 tháng 6 còn có bài viết cho rằng, ngày 11 tháng 6, Nhật Bản và Australia tổ chức hội đàm “2 2 Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng ở Tokyo, hai đồng minh thân cận của Mỹ này đã tiếp tục thúc đẩy hợp tác an ninh.
Ngày 11 tháng 6 năm 2014, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tiếp Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng Australia
Tờ “The Australian” ngày 11 tháng 6 viết: “70 năm trước, sự tồn tại của Nhật Bản tạo ra mối đe dọa lớn nhất cho Australia, nhưng hôm nay, Nhật Bản sắp trở thành đối tác hợp tác quân sự chủ yếu nhất của chúng ta, trừ Mỹ”.
Tờ “Yomiuri Shimbun” Nhật Bản cho biết, chủ đề cụ thể của cuộc hội đàm là thúc đẩy xây dựng khung hợp tác phát triển chung trang bị quân sự, mở rộng quy mô diễn tập liên hợp giữa Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản va quân đội Australia.
Hãng Kyodo Nhật Bản cho biết, văn kiện chung sau hội đàm của hai bên cho biết, “mạnh mẽ phản đối” dùng thực lực đơn phương làm thay đổi hiện trạng biển Hoa Đông và Biển Đông, có ý tiến hành kiềm chế đối với Trung Quốc.
Hãng AFP ngày 11 tháng 6 cho rằng, trong bối cảnh thực lực của Trung Quốc tăng lên làm trầm trọng hơn tình hình căng thẳng khu vực châu Á-Thái Bình Dương, hai nước Nhật Bản và Australia tham vấn tăng cường quan hệ hợp tác quốc phòng, đạt đồng thuận về chuyển giao công nghệ tàu ngầm.
Tàu ngầm thông thường AIP lớp Soryu do Nhật Bản chế tạo
Chính phủ Australia có kế hoạch thay thế, nâng cấp biên đội tàu ngầm hải quân của họ trong mấy năm tới, kế hoạch này sẽ tiêu tốn 37 tỷ USD. Thỏa thuận hợp tác tàu ngầm tiềm năng này vẫn còn một khoảng cách nhất định trước khi đạt được cuối cùng, nhưng một khi ký kết sẽ chấn hưng ngành công nghiệp quốc phòng của Nhật Bản, cũng sẽ tiếp tục củng cố quan hệ hợp tác kinh tế và quân sự hai nước Nhật Bản-Australia.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe từng cho biết, Nhật Bản cần phải phát huy vai trò lớn hơn trên vũ đài quốc tế, trước đó ông còn nới lỏng hạn chế xuất khẩu vũ khí, điều này đã mở đường cho Nhật Bản-Australia đạt được thỏa thuận hợp tác tàu ngầm.
Hãng Reuters bình luận: Hợp tác tàu ngầm Nhật Bản-Australia là “một thỏa thuận xuất khẩu quân sự chưa từng có”. Bài viết cho rằng, quan chức Nhật Bản tiết lộ, Nhật Bản đang cân nhắc bán công nghệ tàu ngầm cho Australia, thậm chí là bán biên đội tàu ngầm hoàn chỉnh.
Thủy phi cơ cỡ lớn US-2 do Nhật Bản sản xuất
Tờ “Want Daily” Đài Loan cho biết, nếu thỏa thuận đạt được, sẽ đánh dấu Nhật Bản lần đầu tiên sau Chiến tranh thế giới thứ hai xuất khẩu quy mô lớn hệ thống vũ khí mũi nhọn.
Theo tờ “Nhân Dân” Trung Quốc ngày 12 tháng 6, hợp đồng Australia mua công nghệ tàu ngầm của Nhật Bản sẽ lên tới 40 tỷ USD. Bộ trưởng Quốc phòng Australia Johnstoncòn bày tỏ quan tâm đến radar trang bị cho máy bay của Nhật Bản và hai bên sẽ tiến hành hợp tác. Nhưng ông Johnston không tiết lộ chi tiết nội dung. Ngày 13 tháng 6, ông Johnston tham quan 1 tàu ngầm của Nhật Bản và bày tỏ rất vui mừng.
Tuy nhiên, bài báo cho rằng, Australia mua công nghệ tàu ngầm của Nhật Bản vẫn đứng trước những trở ngại tương đối lớn, nhất là trở ngại từ quy định của Hiến pháp Nhật Bản. Ông Johnson cho biết, Thủ tướng Nhật Bản sẽ mở đường cho giao dịch này, nhưng cũng cho biết, Australia còn đang tiếp xúc với công nghệ tàu ngầm của Pháp và Đức.
Máy bay tuần tra săn ngầm tiên tiến P-1 do Nhật Bản chế tạo
Theo Giáo Dục
Thỏa thuận an ninh Mỹ - Philippines giúp Mỹ tăng cường xuất khẩu vũ khí
Các nhà phân tích cho rằng Hiệp ước Tăng cường hợp tác quốc phòng giữa Mỹ và Philippines có thể giúp Mỹ tăng cường xuất khẩu khí tài quân sự trong những năm tới.
Máy bay chống ngầm và tuần tra P-8A Poseidon - Ảnh: Reuters
Trước khi Tổng thống Mỹ Barack Obama đến thủ đô Manila của Philippines vào hôm nay 28.4, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin và Đại sứ Mỹ tại nước này Philip Goldberg sẽ ký Thỏa thuận tăng cường hợp tác quốc phòng có thời hạn 10 năm, cho phép Mỹ hiện diện quân sự nhiều hơn ở Philippines, theo Reuters.
Nhà phân tích quốc phòng Mỹ Loren Thompson cho rằng thỏa thuận này được ký kết trong lúc căng thẳng giữa Trung Quốc và Philippines leo thang do vấn đề tranh chấp biển đảo trên biển Đông.
"Những gì Manila cần nhất là những khí tài quân sự có thể giúp nước này bảo vệ tuyên bố chủ quyền ở biển Đông", ông Thompson cho hay.
Những khí tài quân sự này có thể bao gồm máy bay chống ngầm và tuần tra P-8A Poseidon do Boeing (Mỹ) sản xuất và hệ thống tên lửa trên tàu chiến của Công ty Raytheon (Mỹ), có khả năng chống lại tên lửa tầm ngắn và tầm trung, và các tàu chiến nhỏ do hãng Lockheed Martin (Mỹ) sản xuất, ông Thompson nói.
Ngoài ra, Philippines cũng tăng cường chiến dịch chống phiến quân nên có khả năng trực thăng sẽ được đặt lên hàng đầu trong danh sách mua sắm khí tài quân sự, cụ thể trực thăng UH-60 Black Hawk do Mỹ sản xuất, cũng theo ông Thompson.
Lãnh đạo các công ty quốc phòng Mỹ cho rằng họ theo dõi sát tình hình ở Philippines, nhưng việc mua bán vũ khí sẽ được thương lượng giữa chính phủ Mỹ và Philippines.
Một lãnh đạo công ty quốc phòng Mỹ giấu tên cho Reuters biết Philippines trở thành thị trường xuất khẩu vũ khí mới của Mỹ và tham vọng bành trướng của Trung Quốc khiến cho nhiều nước trong khu vực muốn tìm kiếm sự hỗ trợ và mua sắm khí tài quân sự từ Mỹ.
Tuy nhiên, nhà phân tích Mỹ Byron Callan cho rằng xuất khẩu vũ khí Mỹ cũng chỉ tăng "khiêm tốn", bởi vì ngân sách quốc phòng Philippines rất eo hẹp, khoảng 2,2 tỉ USD trong năm 2013.
Có thể Philippines chi khoảng 25% ngân sách quốc phòng để đầu tư mua sắm khí tài quân sự, con số chẳng thấm vào đâu để giúp tăng trưởng xuất khẩu vũ khí Mỹ, theo nhận định của ông Callan.
Jim McAleese, nhà tư vấn quốc phòng Mỹ, cho rằng thỏa thuận kể trên giữa Mỹ-Philippines ban đầu tập trung vào việc cho phép Mỹ hiện diện quân sự nhiều hơn ở Philippines, nhưng sau đó sẽ là các hợp đồng mua bán vũ khí hai bên.
Ông McAleese cho hay Philippines có khả năng mua nhiều máy bay P-8A Poseidon (giá khoảng 275 triệu USD/chiếc) và Mỹ sẽ hỗ trợ tài chính cho Philippines để sắm máy bay này.
Theo TNO
Đức ngừng xuất khẩu thiết bị quân sự cho Nga Hãng RIA Novosti ngày 24.4 dẫn nguồn nhật báo Đức Sueddeutsche Zeitungen cho biết chính quyền Đức đã hoãn phê duyệt gần 70 hồ sơ xin xuất khẩu vũ khí cho Nga trong bối cảnh căng thẳng tiếp diễn ở Ukraine. Quan hệ Nga - Đức xấu đi vì cuộc khủng hoảng tại Ukraine - Ảnh: Reuters Tờ báo viện dẫn phản hồi...