Trung Quốc lo lắng trước cú bắt tay xuyên đại dương Nhật Bản NATO
Tối 15/04 vừa qua, tại dinh thự riêng của mình, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã tiếp kiến Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Anders Fogh Rasmussen, trong thời điểm Nhật và NATO công bố “Tuyên ngôn chính trị chung”.
Theo tờ Sankei Shimbun, đây là lần đầu tiên Nhật Bản và NATO ra “Tuyên ngôn chính trị chung”. Tuyên ngôn chỉ rõ, Nhật Bản và các quốc gia thành viên của NATO xây dựng các nguyên tắc hợp tác dựa trên một số giá trị chung như: “Tự do, dân chủ, nhân quyền và pháp trị…”, thúc đẩy hợp tác đối phó chung về vấn đề an ninh hải dương và tấn công trên không gian mạng.
Sankei Shimbun bình luận, mục đích của Nhật Bản khi xây dựng mối quan hệ khăng khít với NATO không ngoài mục đích kiềm chế Trung Quốc, trong khi đó rất nhiều phương tiện truyền thông chỉ liên hệ chuyến thăm Nhật Bản lần này của ông Rasmussen với tình hình đang ngày càng căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên.
Còn hãng thông tấn Jiji Press cho biết chi tiết nội dung “Tuyên ngôn chính trị chung” giữa Nhật Bản và NATO: Nhật Bản và NATO sẽ chung tay bảo vệ các giá trị cơ bản của “Tự do, dân chủ, nhân quyền và pháp trị”.
NATO đã xây dựng quan hệ đồng minh với 8 quốc gia châu Á – Thái Bình Dương
Video đang HOT
Tuy môi trường an ninh ở khu vực Đại Tây Dương của NATO không giống như khu vực châu Á – Thái Bình Dương của Nhật Bản, khoảng cách địa lý giữa 2 bên cũng tương đối xa nhưng nhật Bản và NATO vẫn có thể vượt qua các rào cản an ninh, chính trị xuyên quốc gia, 2 bên cần chung tay mở ra một chương mới trong hợp tác bảo đảm an ninh.
NATO cũng ngỏ lời cảm ơn Nhật Bản đã đóng góp tài chính quan trọng của Nhật Bản hỗ trợ cho NATO trong chiến dịch quân sự ở Afghanistan, 2 bên cam kết sẽ tiếp tục triển khai các cuộc đối thoại định kỳ cấp cao về các vấn đề an ninh mà 2 bên cùng quan tâm, tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực an ninh mạng, chống khủng bố, ngăn chặn phổ biến vũ khí sát thương hàng loạt…
Theo bài báo, “Tuyên ngôn chính trị chung” còn đề cập đến những vấn đề nhạy cảm như: sự gia tăng các hoạt động trên biển Hoa Đông và những động thái của Trung Quốc ngày càng trắng trợn hơn trên biển Đông, chú trọng hợp tác bảo đảm an ninh khu vực Đông Á đang ngày càng phát sinh nhiều biến động phức tạp.
“Nếu như Mỹ bị Triều Tiên tấn công, NATO sẽ coi đó là hành động chống lại khối đồng minh của mình và lập tức sử dụng quyền tự vệ tập thể”, Tổng thư ký NATO Rasmussen cho biết trong lúc trả lời phỏng vấn của Kyodo News. Tuy vậy, ông Rasmussen không tiết lộ chi tiết phương án thực hiên nằm trong “quyền tự vệ tập thể”.
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe nổi tiếng là người có quan điểm cứng rắn với Trung Quốc
Trả lời phỏng vấn của “Thời báo Hoàn cầu”, ông Cao Hoa – chuyên viên cao cấp về các vấn đề NATO thuộc phòng nghiên cứu kinh tế, chính trị thế giới thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc cho biết, việc NATO cam kết đưa ra các bảo đảm an ninh cho Hàn Quốc và Nhật Bản, trên thực tế là một nỗ lực mới của khối này đang triển khai trên phạm vi toàn cầu, là một hình thái tương tác mới của NATO với các quốc gia châu Á – Thái Bình Dương, rất dễ để người ta hình dung ra một tổ chức mới kiểu như “NATO của châu Á” mà người Mỹ đã bắt đầu khởi xướng từ vài năm trước đây.
Việc NATO xúc tiến thành lập các Trung tâm an ninh có tính toàn cầu và việc chuyển dịch các trọng tâm an ninh sau thời kỳ chiến tranh lạnh và chiến lược quay lại châu Á của Mỹ có mối quan hệ biện chứng với nhau. Họ đã lôi kéo không ít “kẻ địch” và ngay cả bạn bè của Trung Quốc vào mối quan hệ “rõ ràng là có ý đồ không tốt với Trung Quốc này”.
Sau thời kỳ chiến tranh lạnh, NATO đã không ngừng bành trướng thế lực về phía đông, cho đến nay họ đã xây dựng quan hệ đồng minh với 8 quốc gia châu Á – Thái Bình Dương là: Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia, New Zealand, Iraq, Pakistan, Afghanistan và Mông Cổ và hiện vẫn không ngừng vươn cái “Vòi bạch tuộc” sang một số quốc gia khác.
Theo ANTD
Mỹ "xuống thang", Nga nối lại đàm phán phòng thủ tên lửa
Ngày 25-3, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã điện đàm với người đồng cấp Mỹ Chuck Hagel, để thảo luận về các vấn đề an ninh và bày tỏ mong muốn tiếp tục tổ chức các cuộc đàm phán cấp cao về phòng thủ tên lửa, Lầu Năm Góc cho biết.
Ông Shoigu đã bày tỏ mong muốn nối lại các cuộc đàm phán về phòng thủ tên lửa với phía Mỹ ở cấp thứ trưởng quốc phòng. Ông Hagel đã đồng ý với đề xuất của bộ trưởng quốc phòng Nga, và cam kết rằng các cuộc thảo luận này sẽ tiếp tục diễn ra và sẽ do Thứ trưởng Quốc phòng phụ trách chính sách Jim Miller triển khai thực hiện.
Ông Hagel cho rằng mong muốn duy trì các cuộc thảo luận về vấn đề này ở cấp thứ trưởng là "một phần quan trọng trong các mối quan hệ Mỹ-Nga".
Cuộc điện đàm diễn ra sau khi Mỹ quyết định từ bỏ giai đoạn cuối cùng của một hệ thống phòng thủ tên lửa đã lên kế hoạch ở châu Âu, nhằm đối phó với mối đe dọa tên lửa đạn đạo của Iran, nhưng đã bị Nga phản đối kịch liệt.
Tên lửa đạn đạo liên lục địa trên xe cơ động Topol của Nga
Mặc dù các nhà phân tích xem quyết định của Mỹ là một yếu tố rất quan trọng để nối lại các cuộc đàm phán về kiểm soát vũ khí với Nga, nhưng các quan chức Nga đã phản ứng lạnh nhạt với diễn biến này, với việc Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov cho rằng, đây không được xem như là một "nhượng bộ".
Trong "Thông điệp Liên bang" công bố trước Quốc dân vào hồi tháng 2 năm nay, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã tuyên bố sẽ phối hợp với điện Kremlin nhằm cắt giảm kho vũ khí hạt nhân của cả Nga và Mỹ.
Ngoài vấn đề phòng thủ tên lửa, hai nhà lãnh đạo quân sự còn thảo luận một loạt vấn đề an ninh khu vực và quốc tế, bao gồm tình hình ở Afghanistan, CHDCND Triều Tiên, Iran và Syria.
Tân bộ trưởng quốc phòng Mỹ cũng đã thông báo với ông Shoigu trong cuộc điện đàm này rằng, quá trình chuyển giao an ninh tại Afghanistan đang diễn ra tốt đẹp, vì năng lực của các Lực lượng an ninh quốc gia Afghanistan tiếp tục được cải thiện. Ông đã hứa rằng Mỹ sẽ thông báo với Nga và các nước khác toàn bộ tiến trình này.
Theo ANTD
Mỹ và Trung Quốc cam kết tăng cường hợp tác quân sự Theo Tân Hoa Xã, dẫn lời một quan chức quân sự cấp cao của Trung Quốc cho biết, Thượng tướng Phòng Phong Huy, Tổng tham mưu trưởng Quân đội Trung Quốc, đã có cuộc điện đàm với Tướng Martin Dempsey, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ. Trong cuộc điện đàm này, ông Phòng Phong Huy cho biết, Trung Quốc...